PDA

View Full Version : Nông dân Việt hết khóc lại cười với thị trường Trung Quốc



duyanh
04-04-2019, 01:03 PM
Nông dân Việt hết khóc lại cười với thị trường Trung Quốc



https://i0.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2019/04/VN-Khoc-cuoi-Trung-Quoc-1.jpg?resize=696%2C522&ssl=1

Trung Quốc luôn là khách hàng lớn và nhiều tiềm năng với các mặt hàng nông sản Việt Nam. Nhưng thị trường được xem là dễ tính này chưa bao giờ “dễ ăn” với người Việt.

Báo Thanh Niên hôm 3 Tháng Tư, 2019, cho biết, đầu năm nay, lúa gạo không ngừng rớt giá khiến bà con nông dân đứng ngồi không yên và các địa phương phải lên tiếng kêu cứu. Lý do năm nay Trung Quốc gần như ngưng mua.

Số liệu của Tổng Cục Hải Quan cho thấy, trong hai tháng đầu năm nay Trung Quốc chỉ mua có 9,534 tấn gạo so với 194,845 tấn của cùng kỳ năm 2018. Trong khi trước đây Trung Quốc luôn là nhà nhập cảng gạo lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng đến 30%-40%.

Ngược lại với lúa gạo, từ đầu năm nay nhiều loại trái cây hút hàng sốt giá vì Trung Quốc tăng mua, giá tăng trung bình từ 10,000 đến 20,000 đồng/kg tùy loại. Cụ thể như thanh long ruột trắng, ruột đỏ, chuối, mít nhưng nông dân không có hàng bán.

Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn nhận định giá mít Thái vẫn “nóng” liên tục trong thời gian qua. Đây là mức giá rất tốt cho nông dân. Nhờ Trung Quốc tăng mua trở lại nên xuất cảng rau quả cũng khởi sắc.

Nhưng bà con nông dân hẳn chưa quên, năm ngoái nhiều loại trái cây xếp hàng chờ giải cứu.


https://i2.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2019/04/VN-Khoc-cuoi-Trung-Quoc-2.jpg?resize=696%2C464&ssl=1

Việt Nam vẫn còn rất ít doanh nghiệp nông nghiệp. (Hình: Thanh Niên)

Trong nhiều năm qua chuyện nông dân khóc – cười theo thị trường Trung Quốc đã quá phổ biến. Nhưng quy trình, kết cục thì vẫn chỉ có một. Trung Quốc tăng mua, trong nước tăng trồng. Trung Quốc giảm mua, rau, quả đổ cho bò ăn.

Còn nhớ năm 2016, vào cao điểm sốt giá heo – cũng do Trung Quốc tăng mua, nhiều người chăn nuôi ở Đồng Nai tăng đàn ồ ạt trong sự phập phồng “không biết khi nào họ ngưng.”

Bà con nông dân Việt Nam đã thuộc làu những bài học như vậy trong quá khứ nhưng có vẻ nhiều người vẫn hy vọng mình sẽ không trở thành nạn nhân. Nó cho thấy họ đang phải chấp nhận “đánh đu” với thị trường Trung Quốc.

Thực tế cũng khó để trách họ. Vì nếu chấp nhận “đánh đu,” họ vẫn có cơ may trúng giá thậm chí trúng cả giá lẫn mùa. Nếu không cũng chẳng biết trồng cái gì bán cho ai. Nên cứ tranh thủ được lúc nào hay lúc ấy.

Hiện nay, nền nông nghiệp Việt Nam hình thành kiểu nhỏ lẻ và thói quen mạnh ai nấy làm mà chưa liên kết lại với nhau. Nông dân Nhật Bản cũng sản xuất trên diện tích khiêm tốn như Việt Nam nhưng nông sản của họ lại thuộc hàng đắt đỏ nhất thế giới.

Kinh nghiệm của họ là sự liên kết giữa nông dân với nhau cũng như không ngừng nâng cao phẩm chất. Trong khi người Việt có thói quen lấy lượng bù chất, cái nào dễ thì làm. Bằng chứng dễ thấy nhất là ở ngành lúa gạo, nông dân rất thích trồng các giống IR vì nó dễ trồng và cho năng suất cao hơn các giống khác, dù giá thấp hơn.



(Tr.N)Người Việt
4-4-2019