PDA

View Full Version : Bạo lực học đường: Người lớn hung hãn trên mạng là điều bất ổn



duyanh
04-04-2019, 12:28 PM
Bạo lực học đường: Người lớn hung hãn trên mạng là điều bất ổn



Các vụ bạo lực học đường liên tiếp được phản ánh trên truyền thông trong những ngày gần đây làm dấy lên lo ngại và hoang mang trong nhiều phụ huynh.


https://ichef.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/CA4C/production/_106288715_hoanganhtu.jpg

Nhà báo Hoàng Anh Tú

Các vụ bạo lực học đường liên tiếp được phản ánh trên truyền thông trong những ngày gần đây làm dấy lên lo ngại và hoang mang trong nhiều phụ huynh.

Dư luận chưa hết bất bình về vụ một nữ sinh lớp 9 ở trường THCS Phù Ủng tỉnh Hưng Yên bị một nhóm bạn nữ cùng lớp bạo hành, lột quần áo và quay clip hôm 22/3, thì ngày 2/4 lại có tin về vụ một nhóm nữ sinh ở huyện Diễn Châu, Nghệ An bắt một nữ sinh lớp 7 quỳ gối xin lỗi rồi liên tiếp tát vào mặt.

BBC News Tiếng Việt phỏng vấn qua điện thoại nhà báo, chuyên gia nuôi dạy con cái của chương trình Cà phê sáng với VTV3 về tình trạng bạo lực học đường hiện nay ở Việt Nam.

Xã hội Việt Nam có vô cảm?

BBC: Vụ việc ở Hưng Yên rất tiếc không phải là cá biệt. Có rất nhiều vụ việc khác với các em học sinh bị đánh hội đồng, lạm dụng thậm chí xâm hại. Có những học sinh và giáo viên chứng kiến những vụ việc này mà không can thiệp. Liệu đây có phải là biểu hiện cho thấy xã hội Việt Nam trở nên vô cảm không?

Ông Hoàng Anh Tú: Tôi không đồng ý với quan điểm này. Bản thân tôi khi sang Pháp hay có những chuyến đi du lịch ở nước ngoài, tôi vẫn thường xuyên gặp chuyện 'vô cảm' như thế. Khi tôi bị kẻ xấu móc túi trên tàu cao tốc ở Pháp, thì có rất nhiều người ở xung quanh ở một đất nước văn minh hơn chúng tôi rất nhiều, họ cũng im lặng, cũng vô cảm.

Tôi rất thích cách mà Mỹ hay châu Âu đang giáo dục trẻ con - đó là coi cái sinh mạng của mình là trên hết.

Tôi cực kỳ phản đối nếu chúng ta khuyến khích các đứa trẻ lao vào bảo vệ bạn, thấy bạn bị bắt nạt thì lao vào đánh nhau để cứu bạn. Là một người cha, tôi cũng không bao giờ đồng ý cho con tôi như thế bởi vì đã có rất nhiều sự việc đáng tiếc xảy ra.

Rất nhiều đứa trẻ không được giáo dục kỹ năng, không được chia sẻ về bảo vệ sinh mạng của mình, đã bị mất mạng.

Bộ trưởng GDĐT: 'con sâu làm rầu nồi canh'

Lương hưu cô giáo 'thấp mạt hạng' là bất công

Thực ra vấn đề bạo lực, xâm hại, bạo hành trong học đường đã xảy ra rất rất nhiều trong thế hệ 7X, 8X của chúng tôi.

Thế hệ của chúng tôi trải qua, không có một nơi nào là không có bạo lực học đường. Thậm chí, khi tôi làm những bài về xâm hại, tôi thấy rất nhiều ông bố bà mẹ thế hệ 7X 8X thú nhận là ngày xưa mình đã bị xâm hại như thế nào.

Đến bây giờ, chúng ta thấy vấn đề bạo hành ầm lên là bởi vì truyền thông đang nỗ lực để thay đổi nhận thức, để đánh thức cộng đồng.

Tôi nghĩ cũng như ở các nước phát triển khác như Nhật, Mỹ hay Hàn Quốc, vấn đề bạo lực học đường vẫn tồn tại cho đến tận bây giờ.

Nếu như có điều gì tôi thấy bất ổn bây giờ thì đó là phản ứng của mọi người.

Trên không gian mạng, ai cũng có quyền lên tiếng, ai cũng bày tỏ quan điểm, thì chính những người đang ném đá trên mạng với những bình luận kiểu "nếu là con của tôi tôi sẽ đập chết nó" hay "nếu là con tôi tôi sẽ thế này thế nọ..." mới là vấn đề của xã hội Việt Nam.

Chúng ta cần phải nhìn lại vì chúng ta đang có nhiều người lớn rất hung hãn ở trên mạng.


https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/1186C/production/_106288717_ptcsphuung.jpg

Cổng trường PTTH Phù Ủng, nơi xảy ra vụ nữ sinh lớp 9 bị bạo hành, lột quần áo và quay clip

Cha mẹ và thầy cô cần làm gì?

BBC: Vậy cách xử lý bạo lực học đường ở Việt Nam và nước ngoài có gì khác biệt thưa anh?

Ông Hoàng Anh Tú: Có sự các biệt về cách xử lý. Ở Việt Nam, các cha mẹ hiện nay bảo vệ con cái nhiều hơn thời chúng tôi rất nhiều vì lên tiếng trên mạng dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, phần đông các cha mẹ ở Việt Nam vẫn lên tiếng theo cách nếu như chuyện xảy ra với mình thì mình mới lên tiếng.

Với thầy cô, một chuyện đáng buồn trong giáo dục Việt Nam là có sự mâu thuẫn và khập khễnh giữa quản lý giáo dục và bản chất giáo dục.

Khi chúng ta để cái quản lý lớn hơn lòng yêu nghề, nó sẽ khiến cho các thầy cô và những người quản lý ở trong cái thế đối cực với nhau.

Vẫn có nhiều những thầy cô yêu trò, hết lòng với trò, tận tâm với nghề nhưng ta lại có những thầy hiệu trưởng, ban giám hiệu đã quên mất họ đã từng là giáo viên, quên mất trách nhiệm của người thầy.

Những người quản lý giáo dục ở trường họ bị sức ép về thành tích, về danh hiệu của trường khiến cho cách xử lý của họ vô cùng là vô cảm.


https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/0AE4/production/_106288720_gettyimages-833221534.jpg

Các học sinh nên "mở rộng tình bạn, chơi với nhiều bạn hơn và từ chối chơi với các bạn có hành vi bạo lực," theo nhà báo Hoàng Anh Tú.

Cha mẹ và thầy cô cần làm gì?

BBC: Vậy thì các em học sinh và phụ huynh cần làm gì để đối phó với tình trạng bạo lực học đường?

Ông Hoàng Anh Tú: Cái mà tôi mong muốn các em có thể làm được là chịu khó chia sẻ với cha mẹ, đừng sợ hãi những lời đe dọa.

Cái cách mà tôi đang dạy ba đứa nhỏ nhà tôi là các con nên mở rộng tình bạn, chơi với nhiều bạn hơn và từ chối chơi với các bạn có hành vi bạo lực.

Điều hơn cả vẫn là cần cha mẹ và thầy cô. Những kỹ năng dạy các con nhiều khi cũng không bằng sự giúp đỡ từ cha mẹ và thầy cô khiến cho các con yên tâm.

Trong một lần nói chuyện ở trường các con tôi, tôi có nói tôi rất muốn thầy cô hãy đặt lòng tin vào đứa trẻ.

Ở Việt Nam, có câu "lời con trẻ" hay "trẻ con thì biết cái gì". Đôi khi người lớn đang coi nhẹ, coi thường lời của các con, và là một trong những lý do các con dễ là nạn nhân của bạo lực học đường.

Cha mẹ và thầy cô nhiều khi không dành thời gian để lắng nghe các con. Khi thầy cô chỉ quan tâm đến kiến thức hay điểm số hay cân nặng của các con thì không bao giờ chúng ta có được sự bảo vệ cho trẻ em.

Tôi mong thầy cô có những tiết học để trò chuyện với các con, chia sẻ với các em cách người lớn sẽ giải quyết thế nào nếu một trong số các em bị bạo lực học đường.

Nếu làm được những điều đó thì bạo lực học đường sẽ "không còn đất để diễn ra" khi mà có bất kỳ điều gì các em đều thông báo lại với cha mẹ và thầy cô.

Về các kỹ năng phòng và tránh bắt nạt cụ thể, nhà báo Hoàng Anh Tú cũng có bài viết "CON PHẢI LÀM SAO KHI CON BỊ BẮT NẠT Ở TRƯỜNG?" trên Facebook được rất nhiều người chia sẻ.


https://scontent.fybz2-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-0/q83/s552x414/55776313_10156272512452475_6651994061840318464_n.j pg?_nc_cat=100&_nc_ht=scontent.fybz2-1.fna&oh=e363219662c416f84cc37bf1f4787b9c&oe=5D0630AB

[CON CÁI CHÚNG TA]
CON PHẢI LÀM SAO KHI CON BỊ BẮT NẠT Ở TRƯỜNG?
Vụ cô bé lớp 9 ở Hưng Yên bị bạn đánh hội đồng lột quần áo không phải là vụ đầu tiên và chắc chắn cũng sẽ không phải vụ cuối cùng nếu như chúng ta không dạy con kỹ năng phòng và tránh bị bắt nạt trong trường học cũng như chính các trường, các thầy cô không vào cuộc tích cực. Chia sẻ với các cha mẹ và thầy cô một vài điều hy vọng giúp được con cái chúng ta.
[Với các con]...
See more (https://www.facebook.com/giabach/posts/10156272518217475)




BBC
4-4-2019