duyanh
04-02-2019, 01:08 PM
Philippines phản đối hàng trăm tàu Trung Quốc vây quanh đảo Thị Tứ
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/04/dao_thi_tu.jpg
Đội tàu Trung Quốc gần đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa qua hình ảnh vệ tinh ngày 20/12/2018. (Ảnh: CSIS/AMTI)
Chính phủ Philippines đã đệ đơn phản đối sự hiện diện của hơn 200 tàu cá Trung Quốc túc trực thường xuyên gần đảo Thị Tứ, hòn đảo mà Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc đều có tuyên bố chủ quyền.
Phát ngôn viên Salvador Panelo cho biết rất khó để xác định có bao nhiêu tàu quanh đảo bất cứ lúc nào, vì các tàu Trung Quốc thường “đến và đi”. Ông cho rằng có nhiều khả năng là Trung Quốc muốn thiết lập sự hiện diện của họ trong khu vực.
Theo Associated Press (AP), khi được hỏi liệu sự hiện diện của đội tàu Trung Quốc có phải là nguyên nhân gây lo lắng hay không, ông Panelo nói: “Bất cứ điều gì liên quan đến an ninh của Philippines sẽ luôn là mối lo ngại”.
Một nhà ngoại giao giấu tên Philippines nói với AP rằng Bộ Ngoại giao ở Manila đã gửi công hàm ngoại giao tới Đại sứ quán Trung Quốc hôm thứ Sáu (29/3) để bày tỏ mối quan ngại về tàu thuyền của Trung Quốc tập trung gần đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.
Căng thẳng Biển Đông ngày càng leo thang trong những năm gần đây khi Trung Quốc đã biến 7 rạn san hô tranh chấp thành đảo nhân tạo, 3 trong số đó có đường băng cấp quân sự, làm dấy lên mối quan ngại từ các nước phương Tây và châu Á. Các đảo nhân tạo còn được lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa.
Trung Quốc bắt đầu triển khai các tàu hải quân, tàu bảo vệ bờ biển và tàu đánh cá với số lượng khá lớn trong khu vực vào năm 2017 sau khi Philippines dựng lên các tiền đồn trên 1 trong 3 bãi cát tự nhiên giữa đảo Thị Tứ và hòn đảo nhân tạo Subi do Trung Quốc chiếm đóng.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã ra lệnh dừng kế hoạch xây dựng tiền đồn trên đảo Thị Tứ sau khi Trung Quốc phản đối. Kể từ đó, các tàu Trung Quốc luôn hiện diện ở vùng lân cận của Sandy Cay, cách đảo Thị Tứ 4,6 km.
Ông Duterte đã thực hiện cách tiếp cận phi chính thống đối với các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Philippines để tìm kiếm nguồn tài trợ thương mại, đầu tư và cơ sở hạ tầng từ Bắc Kinh, theo New York Times.
Tháng trước, hai cựu quan chức Philippines đã đệ đơn khiếu nại lên Tòa án Hình sự Quốc tế để cáo buộc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phạm tội chống lại loài người, tước đi hàng ngàn sinh kế của ngư dân và hủy hoại môi trường vì hành động bồi đắp xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông, theo AP.
Nhã Phúc (DKN)
2-4-2019
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/04/dao_thi_tu.jpg
Đội tàu Trung Quốc gần đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa qua hình ảnh vệ tinh ngày 20/12/2018. (Ảnh: CSIS/AMTI)
Chính phủ Philippines đã đệ đơn phản đối sự hiện diện của hơn 200 tàu cá Trung Quốc túc trực thường xuyên gần đảo Thị Tứ, hòn đảo mà Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc đều có tuyên bố chủ quyền.
Phát ngôn viên Salvador Panelo cho biết rất khó để xác định có bao nhiêu tàu quanh đảo bất cứ lúc nào, vì các tàu Trung Quốc thường “đến và đi”. Ông cho rằng có nhiều khả năng là Trung Quốc muốn thiết lập sự hiện diện của họ trong khu vực.
Theo Associated Press (AP), khi được hỏi liệu sự hiện diện của đội tàu Trung Quốc có phải là nguyên nhân gây lo lắng hay không, ông Panelo nói: “Bất cứ điều gì liên quan đến an ninh của Philippines sẽ luôn là mối lo ngại”.
Một nhà ngoại giao giấu tên Philippines nói với AP rằng Bộ Ngoại giao ở Manila đã gửi công hàm ngoại giao tới Đại sứ quán Trung Quốc hôm thứ Sáu (29/3) để bày tỏ mối quan ngại về tàu thuyền của Trung Quốc tập trung gần đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.
Căng thẳng Biển Đông ngày càng leo thang trong những năm gần đây khi Trung Quốc đã biến 7 rạn san hô tranh chấp thành đảo nhân tạo, 3 trong số đó có đường băng cấp quân sự, làm dấy lên mối quan ngại từ các nước phương Tây và châu Á. Các đảo nhân tạo còn được lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa.
Trung Quốc bắt đầu triển khai các tàu hải quân, tàu bảo vệ bờ biển và tàu đánh cá với số lượng khá lớn trong khu vực vào năm 2017 sau khi Philippines dựng lên các tiền đồn trên 1 trong 3 bãi cát tự nhiên giữa đảo Thị Tứ và hòn đảo nhân tạo Subi do Trung Quốc chiếm đóng.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã ra lệnh dừng kế hoạch xây dựng tiền đồn trên đảo Thị Tứ sau khi Trung Quốc phản đối. Kể từ đó, các tàu Trung Quốc luôn hiện diện ở vùng lân cận của Sandy Cay, cách đảo Thị Tứ 4,6 km.
Ông Duterte đã thực hiện cách tiếp cận phi chính thống đối với các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Philippines để tìm kiếm nguồn tài trợ thương mại, đầu tư và cơ sở hạ tầng từ Bắc Kinh, theo New York Times.
Tháng trước, hai cựu quan chức Philippines đã đệ đơn khiếu nại lên Tòa án Hình sự Quốc tế để cáo buộc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phạm tội chống lại loài người, tước đi hàng ngàn sinh kế của ngư dân và hủy hoại môi trường vì hành động bồi đắp xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông, theo AP.
Nhã Phúc (DKN)
2-4-2019