sophienguyen
03-30-2019, 01:18 AM
Nỗi khổ của những người có trí nhớ siêu phàm: Đầu tôi lưu quá nhiều thứ vô dụng
Bạn thử tưởng tượng, nếu bản thân có khả năng nhớ tất cả mọi chuyện từng xảy ra trong đời một cách chi tiết thì sẽ ra sao? Mặc dù có được rất nhiều lợi thế của một thiên tài nhưng bên cạnh đó, những nỗi đau trong cuộc đời đồng thời cũng không thể quên.
http://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/03/tai-xuong-1.jpg
(Ảnh minh họa qua Pinterest)
Khu vực ký ức trong não giống như một cuốn sổ hay một chiếc usb có dung lượng khổng lồ, có thể chứa biết bao ký ức, kỷ niệm vui buồn. Tuy vậy, giống như những vật dụng, ký ức cũng có thể bị hư hại và mai một theo thời gian.
Thế nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều “dị nhân” sở hữu trí nhớ siêu phàm, có thể nhớ rất nhiều chuyện một cách chính xác. Điều này đã giúp họ đạt được rất nhiều thứ, nhưng cũng đem lại không ít phiền toái.
Mỗi ngày trong đời đều không thể nào quên
Cô gái người Mỹ tên Jill Price là người đầu tiên được phát hiện hội chứng “nhớ siêu phàm”, cô là nhân viên quản lý của một trường học ở Los angeles, Mỹ. Từ sau 14 tuổi, tức năm 1980 cô đã có thể nhớ từng chi tiết bất cứ việc gì trong ngày. Tuy có được khả năng “thiên phú” này nhưng cô lại không hạnh phúc vì điều đó.
Cô nói: “Tôi có thể nhớ mọi chuyện mà mình đã trải qua. Bất kể sự việc gì diễn ra trong ngày, hay trên thế giới có sự kiện gì, thậm chí tôi có thể nhớ thời tiết ngày hôm đó như nào”.
Nhà nghiên cứu tại phân viện thần kinh thuộc đại học California nói rằng, cô là người đầu tiên đến nay họ phát hiện không dùng thủ thuật để ghi nhớ mà có khả năng nhớ gần như hoàn hảo.
http://phonhonews.com/wp-content/uploads/2016/11/Jill-Price-e1480370189746.jpg
Jill Price có thể nhớ rỗ những sự việc gần 30 năm qua. (Ảnh qua Spoki)
Báo USA Today từng đăng loạt bài về cô. Cô nói, từ sau 14 tuổi cuộc sống của cô bị phân thành hai màn hình TV, một bên là cuộc sống thường nhật, còn bên kia chiếu những phân đoạn cuộc sống đã xảy ra. Ký ức nổi lên trong não cô giống như người ta hít thở hoặc nằm mơ mà không cách nào khống chế.
Mỗi ngày từ lúc cô thức dậy, gặp bạn bè, ăn hay làm việc gì thì mỗi việc đã trải qua đều có thể tùy lúc xuất hiện trong đầu cô. Bất cứ cái gì bên ngoài kích thích như một bài hát hoặc nơi nào đó đều có khả năng khơi gợi ký ức của cô. Ký ức đó không chỉ là việc xung quanh bản thân mà còn những việc lớn hay trọng đại trong xã hội đều được ghi lại.
Những ký ức sau 14 tuổi đó, những khoảnh khắc vui vẻ tốt đẹp mang cho Jill cảm giác ấm áp và thanh thản. Nhiều người hâm mộ khả năng nhớ siêu phàm của cô, nhưng những thống khổ, rắc rối mà cô trải qua và cô muốn quên thì cũng có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào một cách rõ ràng.
Jill đã cho xuất bản một cuốn tự truyện “Cô gái không thể quên” và bày tỏ rằng, vấn đề nhớ rõ gần 30 năm đã trở thành gánh nặng trong cuộc sống của mình.
“Lịch sống” – Người có trí nhớ siêu phàm
Theo số liệu nghiên cứu, hiện trên thế giới phát hiện có 4 người trưởng thành có hội chứng “siêu trí nhớ” đang sở hữu khả năng như “bách khoa toàn thư” này. Bob Petlera là một người Mỹ trong số đó. Các nhà khoa học gọi là “Human Calendar” hay “lịch sống”.
Bob có thể nhớ từ lúc 5 tuổi. Trong 50 năm sinh sống, mỗi việc to nhỏ phát sinh mỗi ngày gần như chỉ cần đưa thời điểm thì ông có thể lập tức nói ngày đó ông gặp ai, làm cái gì, ngay cả thời tiết và bữa trưa ra sao. Khả năng nhớ chính xác của Bob khiến các nhà khoa học bối rối, họ không tìm ra được đáp án, do vậy chỉ có thể gọi ông là “Human Calendar”.
https://cbsnews3.cbsistatic.com/hub/i/r/2015/04/16/d55e5e26-48c7-4190-9ebd-9df5c84c7a7b/thumbnail/620x349/e842e06eff56fc9af31464b04e5fd787/bobpetrella.jpg
Bob Petlera có thể nhớ rỗ những sự việc gần 50 năm. (Ảnh qua CBS News)
Bob là một người sản xuất chương trình truyền hình tại Los Angeles. Nghe nói rằng, lúc 5 tuổi Bob sớm có thể nhớ trong mỗi tháng thì một tuần cho đến nửa tháng đã trải qua ra sao. Theo tuổi tác tăng lên, khả năng nhớ của ông có tăng không giảm.
Bob nói rằng, lần đầu ông phát hiện ra khả năng nhớ trời phú của mình là lúc đi học tiểu học. Thời đó ông dễ dàng vượt qua các bài thi. Càng không cần phải ôn tập gì bởi mỗi nội dung ông học qua thì không quên, nó đã lưu lại trong não ông rồi.
Ông có thể nhớ lại 40 năm trôi qua vào mỗi đêm trước năm mới; ông còn nhớ những ai đoạt giải Oscar từ năm 1971 đến nay. Nhưng sự việc làm người ta kinh ngạc nhất là ở lĩnh vực thể dục. Nếu như bạn thấy bức ảnh chụp trận đấu 35 năm trước thì ông có thể nhớ chi tiết về trận đấu đó.
Có người đã hỏi ông: “Kết quả trận bóng bầu dục giữa hai đội Pittsburgh Steelers và Dallas Cowboys vào ngày 31/8/1997 là thế nào?” . “37:7” – Ông đã trả lời ngay lập tức và còn nhanh hơn máy tính.
Trong đầu Bob có bản “danh bạ”. Ông nói: “Tôi nhớ số điện thoại của những người liên hệ với tôi. Ngày 24/9/2006 tôi bị mất điện thoại, nhưng tôi cũng chẳng lo lắng chút nào, bởi tôi đã nhớ hết trong đầu rồi”.
Nhưng cũng phải nói lại, Bob cảm thấy ký ức chiếm quá nhiều không gian trong đầu với những thông tin vô dụng không vứt đi được, nên những thông tin có tính sáng tạo không tiến lên được. “Đầu tôi lưu quá nhiều thứ vô dụng”, ông nói.
Bob chủ động tham gia một chương trình nghiên cứu hoạt động ghi nhớ của trường đại học California. Các nhà khoa học hỏi Bob ngẫu nhiên 60 vấn đề khó của ký ức mà những vấn đề này chỉ có người có sức nhớ siêu phàm mới có thể trả lời. Và Bob đã trả lời đúng hết khiến các nhà khoa học kinh ngạc.
Nhưng khả năng nhớ phi thường thế này cũng làm ông khó quên những đau khổ đã trải qua, hơn nữa những hình ảnh tái hiện lại vô cùng cụ thể và sinh động.
“Google sống” Brad Williams
https://i2.wp.com/thelaughbutton.com/site2/wp-content/uploads/2018/11/bradwilliamsdegenerates.jpg?w=768&ssl=1
Brad Williams ở Wisconsin Mỹ có biệt hiệu là “Google sống”. Anh sở hữu siêu năng lực cực kỳ hiếm thấy. Mỗi việc lớn nhỏ trong ngày của cuộc sống anh đều nhớ rõ ràng, ngoài ra tốc độ nhớ lại vài sự việc mà người khác tìm kiếm trên google còn nhanh hơn.
Trong đầu Brad có một bản tựa như “bộ óc bách khoa toàn thư”. Các từ, ảnh, thời gian và sự kiện đều được sắp xếp có trật tự như “biên soạn mục lục”. Chỉ cần anh tìm kiếm ký ức gì đó là lập tức tìm ra.
Tại Anh cũng có một thanh niên có chứng siêu trí nhớ tên là Aurelian Heyman. Anh có sức nhớ kinh người. Anh nhớ được trong 10 năm trở lại bản thân đã ăn gì, làm cái gì và mỗi ngày ăn mặc ra sao…
Với thời điểm được chỉ định anh có thể nói chính xác chi tiết anh đã làm việc gì. Thời gian càng lớn sức nhớ càng mạnh. Anh và những người bình thường khác nhau ở Thùy trán trái (Ở người bình thường khu vực này dùng để xử lý ngôn ngữ) và khu sau đầu của phía sau não (ở người thường khu vực này dùng để nhớ hình ảnh) đều lưu trữ ký ức thời gian dài của anh.
Ký ức trong đầu Heyman cũng giống như tủ hồ sơ, từng cái một chứa “hình ảnh được sắp xếp có trật tự”. Việc này xảy ra tự nhiên. Anh nói: “Tôi không biết trí nhớ mình đang giải mã. Nó đồng thời nhanh chóng tìm kiếm tài liệu trong từng tủ hồ sơ. Giống như mỗi ngày đều có bức ảnh tương ứng. Đây là quá trình trực quan có sự sắp xếp trật tự các hình ảnh”.
Tuệ Tâm, theo Secret China
Bạn thử tưởng tượng, nếu bản thân có khả năng nhớ tất cả mọi chuyện từng xảy ra trong đời một cách chi tiết thì sẽ ra sao? Mặc dù có được rất nhiều lợi thế của một thiên tài nhưng bên cạnh đó, những nỗi đau trong cuộc đời đồng thời cũng không thể quên.
http://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/03/tai-xuong-1.jpg
(Ảnh minh họa qua Pinterest)
Khu vực ký ức trong não giống như một cuốn sổ hay một chiếc usb có dung lượng khổng lồ, có thể chứa biết bao ký ức, kỷ niệm vui buồn. Tuy vậy, giống như những vật dụng, ký ức cũng có thể bị hư hại và mai một theo thời gian.
Thế nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều “dị nhân” sở hữu trí nhớ siêu phàm, có thể nhớ rất nhiều chuyện một cách chính xác. Điều này đã giúp họ đạt được rất nhiều thứ, nhưng cũng đem lại không ít phiền toái.
Mỗi ngày trong đời đều không thể nào quên
Cô gái người Mỹ tên Jill Price là người đầu tiên được phát hiện hội chứng “nhớ siêu phàm”, cô là nhân viên quản lý của một trường học ở Los angeles, Mỹ. Từ sau 14 tuổi, tức năm 1980 cô đã có thể nhớ từng chi tiết bất cứ việc gì trong ngày. Tuy có được khả năng “thiên phú” này nhưng cô lại không hạnh phúc vì điều đó.
Cô nói: “Tôi có thể nhớ mọi chuyện mà mình đã trải qua. Bất kể sự việc gì diễn ra trong ngày, hay trên thế giới có sự kiện gì, thậm chí tôi có thể nhớ thời tiết ngày hôm đó như nào”.
Nhà nghiên cứu tại phân viện thần kinh thuộc đại học California nói rằng, cô là người đầu tiên đến nay họ phát hiện không dùng thủ thuật để ghi nhớ mà có khả năng nhớ gần như hoàn hảo.
http://phonhonews.com/wp-content/uploads/2016/11/Jill-Price-e1480370189746.jpg
Jill Price có thể nhớ rỗ những sự việc gần 30 năm qua. (Ảnh qua Spoki)
Báo USA Today từng đăng loạt bài về cô. Cô nói, từ sau 14 tuổi cuộc sống của cô bị phân thành hai màn hình TV, một bên là cuộc sống thường nhật, còn bên kia chiếu những phân đoạn cuộc sống đã xảy ra. Ký ức nổi lên trong não cô giống như người ta hít thở hoặc nằm mơ mà không cách nào khống chế.
Mỗi ngày từ lúc cô thức dậy, gặp bạn bè, ăn hay làm việc gì thì mỗi việc đã trải qua đều có thể tùy lúc xuất hiện trong đầu cô. Bất cứ cái gì bên ngoài kích thích như một bài hát hoặc nơi nào đó đều có khả năng khơi gợi ký ức của cô. Ký ức đó không chỉ là việc xung quanh bản thân mà còn những việc lớn hay trọng đại trong xã hội đều được ghi lại.
Những ký ức sau 14 tuổi đó, những khoảnh khắc vui vẻ tốt đẹp mang cho Jill cảm giác ấm áp và thanh thản. Nhiều người hâm mộ khả năng nhớ siêu phàm của cô, nhưng những thống khổ, rắc rối mà cô trải qua và cô muốn quên thì cũng có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào một cách rõ ràng.
Jill đã cho xuất bản một cuốn tự truyện “Cô gái không thể quên” và bày tỏ rằng, vấn đề nhớ rõ gần 30 năm đã trở thành gánh nặng trong cuộc sống của mình.
“Lịch sống” – Người có trí nhớ siêu phàm
Theo số liệu nghiên cứu, hiện trên thế giới phát hiện có 4 người trưởng thành có hội chứng “siêu trí nhớ” đang sở hữu khả năng như “bách khoa toàn thư” này. Bob Petlera là một người Mỹ trong số đó. Các nhà khoa học gọi là “Human Calendar” hay “lịch sống”.
Bob có thể nhớ từ lúc 5 tuổi. Trong 50 năm sinh sống, mỗi việc to nhỏ phát sinh mỗi ngày gần như chỉ cần đưa thời điểm thì ông có thể lập tức nói ngày đó ông gặp ai, làm cái gì, ngay cả thời tiết và bữa trưa ra sao. Khả năng nhớ chính xác của Bob khiến các nhà khoa học bối rối, họ không tìm ra được đáp án, do vậy chỉ có thể gọi ông là “Human Calendar”.
https://cbsnews3.cbsistatic.com/hub/i/r/2015/04/16/d55e5e26-48c7-4190-9ebd-9df5c84c7a7b/thumbnail/620x349/e842e06eff56fc9af31464b04e5fd787/bobpetrella.jpg
Bob Petlera có thể nhớ rỗ những sự việc gần 50 năm. (Ảnh qua CBS News)
Bob là một người sản xuất chương trình truyền hình tại Los Angeles. Nghe nói rằng, lúc 5 tuổi Bob sớm có thể nhớ trong mỗi tháng thì một tuần cho đến nửa tháng đã trải qua ra sao. Theo tuổi tác tăng lên, khả năng nhớ của ông có tăng không giảm.
Bob nói rằng, lần đầu ông phát hiện ra khả năng nhớ trời phú của mình là lúc đi học tiểu học. Thời đó ông dễ dàng vượt qua các bài thi. Càng không cần phải ôn tập gì bởi mỗi nội dung ông học qua thì không quên, nó đã lưu lại trong não ông rồi.
Ông có thể nhớ lại 40 năm trôi qua vào mỗi đêm trước năm mới; ông còn nhớ những ai đoạt giải Oscar từ năm 1971 đến nay. Nhưng sự việc làm người ta kinh ngạc nhất là ở lĩnh vực thể dục. Nếu như bạn thấy bức ảnh chụp trận đấu 35 năm trước thì ông có thể nhớ chi tiết về trận đấu đó.
Có người đã hỏi ông: “Kết quả trận bóng bầu dục giữa hai đội Pittsburgh Steelers và Dallas Cowboys vào ngày 31/8/1997 là thế nào?” . “37:7” – Ông đã trả lời ngay lập tức và còn nhanh hơn máy tính.
Trong đầu Bob có bản “danh bạ”. Ông nói: “Tôi nhớ số điện thoại của những người liên hệ với tôi. Ngày 24/9/2006 tôi bị mất điện thoại, nhưng tôi cũng chẳng lo lắng chút nào, bởi tôi đã nhớ hết trong đầu rồi”.
Nhưng cũng phải nói lại, Bob cảm thấy ký ức chiếm quá nhiều không gian trong đầu với những thông tin vô dụng không vứt đi được, nên những thông tin có tính sáng tạo không tiến lên được. “Đầu tôi lưu quá nhiều thứ vô dụng”, ông nói.
Bob chủ động tham gia một chương trình nghiên cứu hoạt động ghi nhớ của trường đại học California. Các nhà khoa học hỏi Bob ngẫu nhiên 60 vấn đề khó của ký ức mà những vấn đề này chỉ có người có sức nhớ siêu phàm mới có thể trả lời. Và Bob đã trả lời đúng hết khiến các nhà khoa học kinh ngạc.
Nhưng khả năng nhớ phi thường thế này cũng làm ông khó quên những đau khổ đã trải qua, hơn nữa những hình ảnh tái hiện lại vô cùng cụ thể và sinh động.
“Google sống” Brad Williams
https://i2.wp.com/thelaughbutton.com/site2/wp-content/uploads/2018/11/bradwilliamsdegenerates.jpg?w=768&ssl=1
Brad Williams ở Wisconsin Mỹ có biệt hiệu là “Google sống”. Anh sở hữu siêu năng lực cực kỳ hiếm thấy. Mỗi việc lớn nhỏ trong ngày của cuộc sống anh đều nhớ rõ ràng, ngoài ra tốc độ nhớ lại vài sự việc mà người khác tìm kiếm trên google còn nhanh hơn.
Trong đầu Brad có một bản tựa như “bộ óc bách khoa toàn thư”. Các từ, ảnh, thời gian và sự kiện đều được sắp xếp có trật tự như “biên soạn mục lục”. Chỉ cần anh tìm kiếm ký ức gì đó là lập tức tìm ra.
Tại Anh cũng có một thanh niên có chứng siêu trí nhớ tên là Aurelian Heyman. Anh có sức nhớ kinh người. Anh nhớ được trong 10 năm trở lại bản thân đã ăn gì, làm cái gì và mỗi ngày ăn mặc ra sao…
Với thời điểm được chỉ định anh có thể nói chính xác chi tiết anh đã làm việc gì. Thời gian càng lớn sức nhớ càng mạnh. Anh và những người bình thường khác nhau ở Thùy trán trái (Ở người bình thường khu vực này dùng để xử lý ngôn ngữ) và khu sau đầu của phía sau não (ở người thường khu vực này dùng để nhớ hình ảnh) đều lưu trữ ký ức thời gian dài của anh.
Ký ức trong đầu Heyman cũng giống như tủ hồ sơ, từng cái một chứa “hình ảnh được sắp xếp có trật tự”. Việc này xảy ra tự nhiên. Anh nói: “Tôi không biết trí nhớ mình đang giải mã. Nó đồng thời nhanh chóng tìm kiếm tài liệu trong từng tủ hồ sơ. Giống như mỗi ngày đều có bức ảnh tương ứng. Đây là quá trình trực quan có sự sắp xếp trật tự các hình ảnh”.
Tuệ Tâm, theo Secret China