duyanh
03-24-2019, 12:36 PM
Thái Lan tổng tuyển cử lần đầu sau đảo chính
https://ichef.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/405B/production/_106157461_gettyimages-1131958502.jpg
Khoảng 50 triệu cử tri Thái Lan hôm Chủ Nhật 24/3 đổ về các điểm bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên kể từ cuộc đảo chính năm 2014.
Thái Lan đã liên tiếp bị xáo trộn bởi bất ổn chính trị trong nhiều năm, chủ yếu giữa những người ủng hộ quân đội và những người ủng hộ cựu Thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra.
Sau khi lên nắm quyền, quân đội hứa sẽ khôi phục trật tự và dân chủ, nhưng đã nhiều lần trì hoãn bầu cử.
Giới phân tích cho rằng bản hiến pháp mới mà quân đội đưa ra đảm bảo rằng quân đội vẫn duy trì ảnh hưởng bất kể kết quả bầu cử như thế nào.
Dự kiến sẽ có tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao trong cuộc bầu cử này.
Hơn bảy triệu người trong độ tuổi từ 18-26 đủ điều kiện để bỏ phiếu lần đầu tiên và có thể trở thành chìa khóa đem lại chiến thắng. Do đó các đảng rất mong mỏi có lá phiếu của các cử tri trẻ tuổi này.
Trước thềm cuộc bầu cử, nhà vua Thái Lan Maha Vajirusongkorn kêu gọi "hòa bình và trật tự" trong quá trình bỏ phiếu.
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/126D3/production/_106157457__106134254_mediaitem106132921.jpg
Lời kêu gọi này được phát trên truyền hình quốc gia vào tối thứ Bảy, kêu gọi cử tri "ủng hộ những người tốt".
Cuộc bầu cử chủ yếu là cuộc đấu đá giữa các đảng thân quân sự và các đồng minh của ông Thaksin.
Ông Thaksin bị lật đổ trong cuộc đảo chính năm 2006 và hiện sống lưu vong để tránh bị kết án vì lạm quyền. Nhưng ông vẫn có một lượng người ủng hộ đáng kể, phần lớn là những cử tri nông thôn và không mấy giàu có.
Các đảng trung thành với ông Thaksin đã giành chiến thắng trong mọi cuộc bầu cử kể từ năm 2001. Phóng viên Jonathan Head của BBC tại Đông Nam Á nói rằng làm tê liệt phong trào này là một mục tiêu trọng tâm - nếu không phải là mục tiêu được tuyên bố chính thức - của quân đội.
Pheu Thai hiện là đảng dẫn dắt chiến dịch tranh cử của các đảng trung thành với Thaksin.
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/DC9B/production/_106157465_gettyimages-1131966636.jpg
Ông Prayuth Chan-ocha
Tướng Prayuth Chan-ocha, người lãnh đạo cuộc đảo chính lật đổ em gái của ông Thaksin, bà Yingluck Shinawatra, năm 2014, được bầu làm ứng cử viên duy nhất tranh chức thủ tướng của Đảng Palang Pracha Rath thân quân đội mới thành lập.
Trong số các đảng mạnh lần này có đảng Dân chủ, do cựu thủ tướng Abhisit Vejjajiva lãnh đạo; và đảng Future Forward, do một tỷ phú trẻ tuổi, hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, Thanatorn Juangroongruangkit, lãnh đạo.
Vào thời điểm đảo chính, quân đội cho biết họ muốn khôi phục trật tự, ổn định và ngăn chặn các cuộc biểu tình trên đường phố đã liên tục nổ ra trong nhiều năm.
Nhưng chính quyền đã bị buộc tội sử dụng quyền lực một cách độc đoán, kiểm soát chặt truyền thông và sử dụng tùy tiện các luật như 'lese majeste' - cấm chỉ trích quân đội - để bịt miệng đối thủ.
Chính quyền quân đội cũng đưa ra một hiến pháp - được thông qua sau một cuộc trưng cầu dân ý - mà giới phân tích cho rằng được thiết kế để đảm bảo quân đội vẫn đóng vai trò trọng yếu trong chính trị Thái Lan.
Cử tri Thái Lan sẽ bỏ phiếu bầu 500 thành viên của Hạ viện. Nhưng theo hiến pháp, một thượng viện 250 ghế đã được quân đội chỉ định.
Thượng viện và hạ viện sẽ cùng bầu một thủ tướng .
Vì vậy, ứng cử viên duy nhất của đảng quân đội - Tướng Prayuth - về lý thuyết chỉ cần 126 phiếu bầu trong hạ viện là có thể nhậm chức. Đảng cầm quyền hoặc liên minh cũng có thể chỉ định một người khác làm thủ tướng mới.
Hiến pháp mới cũng áp đặt giới hạn số lượng ghế cho một đảng bất kỳ, bất kể số phiếu giành được là bao nhiêu, và bất kỳ chính phủ mới nào cũng bị ràng buộc bởi kế hoạch 20 năm phát triển Thái Lan do quân đội vẽ ra.
Việc bỏ phiếu sẽ diễn ra tại hơn 93.000 điểm bỏ phiếu từ 08:00 giờ địa phương (01:00 GMT) đến 17:00.
Kết quả sơ bộ sẽ được công bố trong vài giờ, nhưng các phóng viên nói rằng sẽ mất một thời gian để đường hướng tương lai của Thái Lan trở nên rõ ràng, khi các bên đàm phán các thỏa thuận và liên minh.
BBC
24-3-2019
https://ichef.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/405B/production/_106157461_gettyimages-1131958502.jpg
Khoảng 50 triệu cử tri Thái Lan hôm Chủ Nhật 24/3 đổ về các điểm bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên kể từ cuộc đảo chính năm 2014.
Thái Lan đã liên tiếp bị xáo trộn bởi bất ổn chính trị trong nhiều năm, chủ yếu giữa những người ủng hộ quân đội và những người ủng hộ cựu Thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra.
Sau khi lên nắm quyền, quân đội hứa sẽ khôi phục trật tự và dân chủ, nhưng đã nhiều lần trì hoãn bầu cử.
Giới phân tích cho rằng bản hiến pháp mới mà quân đội đưa ra đảm bảo rằng quân đội vẫn duy trì ảnh hưởng bất kể kết quả bầu cử như thế nào.
Dự kiến sẽ có tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao trong cuộc bầu cử này.
Hơn bảy triệu người trong độ tuổi từ 18-26 đủ điều kiện để bỏ phiếu lần đầu tiên và có thể trở thành chìa khóa đem lại chiến thắng. Do đó các đảng rất mong mỏi có lá phiếu của các cử tri trẻ tuổi này.
Trước thềm cuộc bầu cử, nhà vua Thái Lan Maha Vajirusongkorn kêu gọi "hòa bình và trật tự" trong quá trình bỏ phiếu.
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/126D3/production/_106157457__106134254_mediaitem106132921.jpg
Lời kêu gọi này được phát trên truyền hình quốc gia vào tối thứ Bảy, kêu gọi cử tri "ủng hộ những người tốt".
Cuộc bầu cử chủ yếu là cuộc đấu đá giữa các đảng thân quân sự và các đồng minh của ông Thaksin.
Ông Thaksin bị lật đổ trong cuộc đảo chính năm 2006 và hiện sống lưu vong để tránh bị kết án vì lạm quyền. Nhưng ông vẫn có một lượng người ủng hộ đáng kể, phần lớn là những cử tri nông thôn và không mấy giàu có.
Các đảng trung thành với ông Thaksin đã giành chiến thắng trong mọi cuộc bầu cử kể từ năm 2001. Phóng viên Jonathan Head của BBC tại Đông Nam Á nói rằng làm tê liệt phong trào này là một mục tiêu trọng tâm - nếu không phải là mục tiêu được tuyên bố chính thức - của quân đội.
Pheu Thai hiện là đảng dẫn dắt chiến dịch tranh cử của các đảng trung thành với Thaksin.
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/DC9B/production/_106157465_gettyimages-1131966636.jpg
Ông Prayuth Chan-ocha
Tướng Prayuth Chan-ocha, người lãnh đạo cuộc đảo chính lật đổ em gái của ông Thaksin, bà Yingluck Shinawatra, năm 2014, được bầu làm ứng cử viên duy nhất tranh chức thủ tướng của Đảng Palang Pracha Rath thân quân đội mới thành lập.
Trong số các đảng mạnh lần này có đảng Dân chủ, do cựu thủ tướng Abhisit Vejjajiva lãnh đạo; và đảng Future Forward, do một tỷ phú trẻ tuổi, hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, Thanatorn Juangroongruangkit, lãnh đạo.
Vào thời điểm đảo chính, quân đội cho biết họ muốn khôi phục trật tự, ổn định và ngăn chặn các cuộc biểu tình trên đường phố đã liên tục nổ ra trong nhiều năm.
Nhưng chính quyền đã bị buộc tội sử dụng quyền lực một cách độc đoán, kiểm soát chặt truyền thông và sử dụng tùy tiện các luật như 'lese majeste' - cấm chỉ trích quân đội - để bịt miệng đối thủ.
Chính quyền quân đội cũng đưa ra một hiến pháp - được thông qua sau một cuộc trưng cầu dân ý - mà giới phân tích cho rằng được thiết kế để đảm bảo quân đội vẫn đóng vai trò trọng yếu trong chính trị Thái Lan.
Cử tri Thái Lan sẽ bỏ phiếu bầu 500 thành viên của Hạ viện. Nhưng theo hiến pháp, một thượng viện 250 ghế đã được quân đội chỉ định.
Thượng viện và hạ viện sẽ cùng bầu một thủ tướng .
Vì vậy, ứng cử viên duy nhất của đảng quân đội - Tướng Prayuth - về lý thuyết chỉ cần 126 phiếu bầu trong hạ viện là có thể nhậm chức. Đảng cầm quyền hoặc liên minh cũng có thể chỉ định một người khác làm thủ tướng mới.
Hiến pháp mới cũng áp đặt giới hạn số lượng ghế cho một đảng bất kỳ, bất kể số phiếu giành được là bao nhiêu, và bất kỳ chính phủ mới nào cũng bị ràng buộc bởi kế hoạch 20 năm phát triển Thái Lan do quân đội vẽ ra.
Việc bỏ phiếu sẽ diễn ra tại hơn 93.000 điểm bỏ phiếu từ 08:00 giờ địa phương (01:00 GMT) đến 17:00.
Kết quả sơ bộ sẽ được công bố trong vài giờ, nhưng các phóng viên nói rằng sẽ mất một thời gian để đường hướng tương lai của Thái Lan trở nên rõ ràng, khi các bên đàm phán các thỏa thuận và liên minh.
BBC
24-3-2019