duyanh
03-21-2019, 01:46 PM
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu
Hôm nay, 21/03/2019, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt chân đến Ý, bắt đầu chuyến công du châu Âu kéo dài đến ngày 26/03. Sau Ý, lãnh đạo Trung Quốc sẽ sang thăm công quốc Monaco và Pháp.
https://www.datviet.com/wp-content/uploads/2019/03/000_1en3up_0-696x393.jpg
Nhân chuyến thăm Ý, chủ tịch Trung Quốc sẽ ký với Roma một thỏa thuận về việc Ý tham gia dự án « Những con đường tơ lụa mới » do chính ông khởi xướng. Nước Ý như vậy sẽ là quốc gia đầu tiên trong nhóm G7 tham gia dự án đầy tham vọng của Bắc Kinh, kết nối ba châu lục Á, Âu, Phi và vùng Trung Đông, vào lúc mà Liên Hiệp Châu Âu đang bị chia rẽ về cách ứng phó với Trung Quốc.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde nhận định :
« Tạo một đà mới cho quan hệ Trung Quốc – Châu Âu, đó là mục tiêu các chuyến đi của ông Tập Cận Bình đến Ý, công quốc Monaco và Pháp, theo bản tin của Tân Hoa Xã, được toàn bộ báo chí chính thức đăng lại.
Nhưng đằng sau sự kiện ʺPhương Đông gặp gỡ Phương Tâyʺ (tựa bài diễn đàn của chủ tịch Trung Quốc trên tờ Corriere della Serra hôm 20/03), hoặc đằng sau cái gọi là ʺnhững chương mới trong quan hệ hữu nghịʺ với các nước mà ông sẽ đi qua, nhân vật lãnh đạo số một của Trung Quốc tìm cách trấn an một lục địa đang bị chia rẽ, thậm chí lo ngại, trước những tham vọng thương mại của Bắc Kinh.
Đáp lại thái độ quan ngại của các nước châu Âu, thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Vương Siêu (Wang Chao) đã tuyên bố : Chúng tôi đã nghe nhiều tranh cãi ở Ý về sáng kiến này. Những gì quá mới mẻ thường gây hiểu lầm và nghi ngại. Nhưng thực tế lúc nào cũng mạnh hơn những lời nói : Đã có hơn 150 quốc gia và tổ chức tham gia vào dự án Một vành đai, Một con đường mà Trung Quốc đề nghị.
Khẩu hiệu Hãy đừng sợ, trước đây là của Vatican, nhằm thuyết phục châu Âu tiếp tục mở cửa rộng hơn nữa các thị trường của lục địa này cho các dự án của Trung Quốc, trước hết là trong khuôn khổ Những con đường tơ lụa mới mà Bắc Kinh đề nghị và hiện đang gây quan ngại cho nhiều nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu.
Nhân chuyến viếng thăm đầu tiên của một lãnh đạo Trung Quốc tại Ý từ một thập niên qua, ông Tập Cận Bình sẽ ký một biên bản ghi nhớ về việc quốc gia đầu tiên của nhóm G7 tham gia dự án Những con đường tơ lụa mới. Nước Pháp về phần mình chưa đáp lại lời kêu gọi của ông Tập Cận Bình, vì Paris chủ trương phối hợp với các đối tác châu Âu trước cuộc họp thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu – Trung Quốc ngày 09/04 tới. »
Theo RFI
21-3-2019
Hôm nay, 21/03/2019, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt chân đến Ý, bắt đầu chuyến công du châu Âu kéo dài đến ngày 26/03. Sau Ý, lãnh đạo Trung Quốc sẽ sang thăm công quốc Monaco và Pháp.
https://www.datviet.com/wp-content/uploads/2019/03/000_1en3up_0-696x393.jpg
Nhân chuyến thăm Ý, chủ tịch Trung Quốc sẽ ký với Roma một thỏa thuận về việc Ý tham gia dự án « Những con đường tơ lụa mới » do chính ông khởi xướng. Nước Ý như vậy sẽ là quốc gia đầu tiên trong nhóm G7 tham gia dự án đầy tham vọng của Bắc Kinh, kết nối ba châu lục Á, Âu, Phi và vùng Trung Đông, vào lúc mà Liên Hiệp Châu Âu đang bị chia rẽ về cách ứng phó với Trung Quốc.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde nhận định :
« Tạo một đà mới cho quan hệ Trung Quốc – Châu Âu, đó là mục tiêu các chuyến đi của ông Tập Cận Bình đến Ý, công quốc Monaco và Pháp, theo bản tin của Tân Hoa Xã, được toàn bộ báo chí chính thức đăng lại.
Nhưng đằng sau sự kiện ʺPhương Đông gặp gỡ Phương Tâyʺ (tựa bài diễn đàn của chủ tịch Trung Quốc trên tờ Corriere della Serra hôm 20/03), hoặc đằng sau cái gọi là ʺnhững chương mới trong quan hệ hữu nghịʺ với các nước mà ông sẽ đi qua, nhân vật lãnh đạo số một của Trung Quốc tìm cách trấn an một lục địa đang bị chia rẽ, thậm chí lo ngại, trước những tham vọng thương mại của Bắc Kinh.
Đáp lại thái độ quan ngại của các nước châu Âu, thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Vương Siêu (Wang Chao) đã tuyên bố : Chúng tôi đã nghe nhiều tranh cãi ở Ý về sáng kiến này. Những gì quá mới mẻ thường gây hiểu lầm và nghi ngại. Nhưng thực tế lúc nào cũng mạnh hơn những lời nói : Đã có hơn 150 quốc gia và tổ chức tham gia vào dự án Một vành đai, Một con đường mà Trung Quốc đề nghị.
Khẩu hiệu Hãy đừng sợ, trước đây là của Vatican, nhằm thuyết phục châu Âu tiếp tục mở cửa rộng hơn nữa các thị trường của lục địa này cho các dự án của Trung Quốc, trước hết là trong khuôn khổ Những con đường tơ lụa mới mà Bắc Kinh đề nghị và hiện đang gây quan ngại cho nhiều nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu.
Nhân chuyến viếng thăm đầu tiên của một lãnh đạo Trung Quốc tại Ý từ một thập niên qua, ông Tập Cận Bình sẽ ký một biên bản ghi nhớ về việc quốc gia đầu tiên của nhóm G7 tham gia dự án Những con đường tơ lụa mới. Nước Pháp về phần mình chưa đáp lại lời kêu gọi của ông Tập Cận Bình, vì Paris chủ trương phối hợp với các đối tác châu Âu trước cuộc họp thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu – Trung Quốc ngày 09/04 tới. »
Theo RFI
21-3-2019