duyanh
03-21-2019, 01:42 PM
Trung Quốc muốn đem Vành đai Con đường sang Ý
https://ichef.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/B203/production/_106117554_186aab35-e8c4-459b-9a80-503576bece0b.jpg
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình biến BRI thành một chính sách hàng đầu.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ đến Rome vào thứ Năm tuần này để ký kết một thỏa thuận cơ sở hạ tầng mang tính bước ngoặt, làm dấy lên nghi ngờ từ các đồng minh phương Tây của Ý.
Ông Tập muốn đem dự án Con đường Tơ lụa mới tới đây, kết nối Trung Quốc và Châu Âu. Con đừng Tơ lụa này có cái tên khác: Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI).
Nhưng ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc khiến nhiều bên đặt câu hỏi, nhất là từ các Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ.
BRI liên quan đến làn sóng đầu tư của Trung Quốc vào hàng loạt dự án tàu trạm, đường xá và cầu cảng trên khắp thế giới, do các công ty xây dựng của Trung Quốc thực hiện thông qua các hợp đồng béo bở kết nối cảng và thành phố, với nguồn vốn là khoản nợ từ các ngân hàng Trung Quốc.
Mức nợ của các quốc gia châu Phi đối với Trung Quốc khiến phương Tây lo ngại nhưng nếu không có Trung Quốc, những cơ sở hạ tầng này không thể xuất hiện.
Ở Uganda, hàng triệu người Trung Quốc đã xây dựng một con đường dài 50km đến sân bay quốc tế.
Ở Tanzania, một thị trấn nhỏ ven biển đã có thể trở thành cảng biển lớn nhất lục địa.
Ở châu Âu cũng vậy, các công ty Trung Quốc đã mua 51% quyền sở hữu cảng Piraeus gần Athens năm 2016, sau nhiều năm khủng hoảng kinh tế ở Hy Lạp.
Tuy nhiên, Ý sẽ là cường quốc toàn cầu đầu tiên - một thành viên của G7 - nhận tiền của Trung Quốc.
Đây là một trong 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới - nhưng Rome đang ở trong một tình trạng khá rối ren.
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/D913/production/_106117555_4513ff66-0459-48e1-81fd-f6ddf81a7526.jpg
Chuyến du hành của nhà thám hiểm Marco Polo dọc theo Con đường Tơ lụa đã được bất tử hóa trong "Cuốn sách của Marvels"
Kinh tế Ý đang rối ren
Cầu Genève sụp đổ vào tháng 8 giết chết hàng chục người và khiến hệ thống cơ sở hạ tầng đổ nát của Ý trở thành một vấn đề chính trị lớn lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ.
Và nền kinh tế của Ý còn lâu mới bùng nổ.
Ý rơi vào suy thoái vào cuối năm 2018, và mức nợ quốc gia của nước này thuộc hàng cao nhất trong khu vực đồng euro.
Một chính phủ dân túy của Ý lên nắm quyền vào tháng 6/2018 với các kế hoạch chi tiêu cao nhưng phải rút lại sau khi bàn bạc với EU.
Chính trong bối cảnh đó, Trung Quốc xuất hiện với những thỏa thuận béo bở, có thể làm trẻ hóa các thành phố cảng lớn của Ý dọc theo Con đường tơ lụa trên biển.
Thủ tướng Ý Giuseppe Conte đã đề cập đến các thành phố Trieste và Genève là những ứng cử viên tiềm năng.
"Theo cách chúng tôi nhìn nhận, đó là cơ hội để các công ty của chúng tôi tận dụng sức ảnh hưởng, tầm quan trọng ngày càng tăng của Trung Quốc trên thế giới," Thứ trưởng Bộ Thương mại và Đầu tư của Ý, Michele Geraci nói.
"Chúng tôi cảm thấy rằng trong số các đối tác châu Âu, Ý đã bị bỏ rơi. Chúng tôi đã lãng phí một chút thời gian," ông nói với BBC.
Động thái của Ý tham gia vào Vành đai Con đường được đánh giá "chủ yếu mang tính biểu tượng," theo Peter Frankopan, giáo sư Lịch sử Toàn cầu tại Đại học Oxford và là một người nghiên cứu các Con đường tơ lụa.
"Nó đánh bóng các chính sách hiện có và cũng cho thấy Trung Quốc có vai trò toàn cầu quan trọng."
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/8AF3/production/_106117553_541d9482-6890-4a7a-b2ea-e47dfaeed97a.jpg
Con đường Tơ lụa mới trên biển và đất liền
"Động thái dường như vô hại này đến vào thời điểm nhạy cảm đối với châu Âu và Liên minh châu Âu, nơi đột nhiên rất lo lắng không chỉ về Trung Quốc, mà còn về cách châu Âu hay EU nên thích nghi và phản ứng với một thế giới đang đổi thay," Giáo sư Frankopan nói với BBC.
Và Ý có nhiều lý do để nắm lấy Bắc Kinh. "Nếu đầu tư không đến từ Trung Quốc để xây dựng cảng, nhà máy lọc dầu, tuyến đường sắt, v.v. thì nó sẽ đến từ đâu đây?"
Nghiên liệu Trung Quốc - Sản xuất tại Ý.
Trước khi đến, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố rằng tình hữu nghị giữa hai quốc gia đã "bắt nguồn từ một di sản lịch sử phong phú".
"Made in Italy đã trở thành đồng nghĩa với các sản phẩm chất lượng cao. Thời trang và nội thất Ý đáp ứng đầy đủ hương vị của người tiêu dùng Trung Quốc; pizza và tiramisu được giới trẻ Trung Quốc yêu thích," ông viết trong một bài báo được xuất bản bởi Corriere della Sera.
Thương hiệu "Sản xuất tại Ý" có uy tín về chất lượng trên toàn thế giới và được bảo vệ về mặt pháp lý đối với các sản phẩm được chế biến "chủ yếu" tại Ý.
Trong những năm gần đây, các nhà máy Trung Quốc, sử dụng lao động Trung Quốc có trụ sở tại Ý đã thách thức thương hiệu chất lượng này.
Việc kết nối giữa đầu vào là các nguyên liệu thô giá rẻ từ Trung Quốc - và đầu ra là sản phẩn hoàn chỉnh ở Ý - có thể khiến cái mác 'Made in Italy' trở thành sự phóng đại.
Huawei sẽ không nằm trong thỏa thuận không ràng buộc được hai nước ký kết hôm thứ Năm.
Nhưng hơn một tuần trước khi thỏa thuận được ký kết, Ủy ban châu Âu đã đưa ra một tuyên bố chung về "sức mạnh kinh tế và ảnh hưởng chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc" và sự cần thiết phải "xem xét" các mối quan hệ.
Văn bản này gọi Trung Quốc là 'đối thủ mang tính hệ thống' (systemic rival), điều đã bị Bộ trưởng Ngoại giao TQ, Vương Nghị bác bỏ.
Trong khi ông Tập đi thăm Rome, các nhà lãnh đạo EU tại Brussels sẽ xem xét 10 điểm trong mối quan hệ với Trung Quốc, liên quan đến các kế hoạch "giải quyết các tác động xấu của các doanh nghiệp nhà nước có nguồn vốn nước ngoài" cũng như "rủi ro an ninh của đầu tư nước ngoài vào các lĩnh trọng yếu như công nghệ và cơ sở hạ tầng".
Vào tháng Ba, phát ngôn viên của Hội đồng Bảo an Quốc gia Hoa Kỳ Garrett Marquis đã chỉ ra rằng Ý là một nền kinh tế lớn và không cần phải "cho các dự án cơ sở hạ tầng phù phiếm của Trung Quốc vay mượn sự hợp pháp hóa".
Các thành viên của đảng Liên minh cánh hữu cầm quyền của Ý có những lo ngại riêng về an ninh quốc gia.
Bộ trưởng Nội vụ Matteo Salvini cảnh báo rằng ông không muốn thấy các doanh nghiệp nước ngoài "thuộc địa hóa" nước Ý.
"Trước khi cho phép ai đó đầu tư vào các cảng ở Bologna hoặc Genève, tôi sẽ nghĩ về việc này không chỉ một lần mà là hàng trăm lần", Salvini cảnh báo.
Các quan chức Ý khác thì rất muốn chỉ ra rằng thỏa thuận được ký kết không phải là một hiệp ước quốc tế, và không ràng buộc.
"Không có dự án cụ thể," ông Geraci nói. "Nó chỉ là một thỏa thuận nhằm tạo tiền đề."
Các quốc gia châu Âu khác đã chấp nhận đầu tư của Trung Quốc thông qua cái gọi là Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á, và Vương quốc Anh là nước đầu tiên tham gia.
"Và rồi lần lượt, từng nước một, Pháp, Đức, Ý và mọi người khác cũng làm theo," ông Geraci nói.
Tương tự như vậy, ông tin rằng các nước láng giềng của Ý sẽ sớm theo gương Rome trong sáng kiến Vành đai và Con đường.
"Tôi tin rằng lần này Ý thực sự đang dẫn dắt châu Âu - điều mà tôi hiểu có thể gây ngạc nhiên cho nhiều người," ông nói thêm.
BBC
21-3-2019
https://ichef.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/B203/production/_106117554_186aab35-e8c4-459b-9a80-503576bece0b.jpg
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình biến BRI thành một chính sách hàng đầu.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ đến Rome vào thứ Năm tuần này để ký kết một thỏa thuận cơ sở hạ tầng mang tính bước ngoặt, làm dấy lên nghi ngờ từ các đồng minh phương Tây của Ý.
Ông Tập muốn đem dự án Con đường Tơ lụa mới tới đây, kết nối Trung Quốc và Châu Âu. Con đừng Tơ lụa này có cái tên khác: Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI).
Nhưng ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc khiến nhiều bên đặt câu hỏi, nhất là từ các Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ.
BRI liên quan đến làn sóng đầu tư của Trung Quốc vào hàng loạt dự án tàu trạm, đường xá và cầu cảng trên khắp thế giới, do các công ty xây dựng của Trung Quốc thực hiện thông qua các hợp đồng béo bở kết nối cảng và thành phố, với nguồn vốn là khoản nợ từ các ngân hàng Trung Quốc.
Mức nợ của các quốc gia châu Phi đối với Trung Quốc khiến phương Tây lo ngại nhưng nếu không có Trung Quốc, những cơ sở hạ tầng này không thể xuất hiện.
Ở Uganda, hàng triệu người Trung Quốc đã xây dựng một con đường dài 50km đến sân bay quốc tế.
Ở Tanzania, một thị trấn nhỏ ven biển đã có thể trở thành cảng biển lớn nhất lục địa.
Ở châu Âu cũng vậy, các công ty Trung Quốc đã mua 51% quyền sở hữu cảng Piraeus gần Athens năm 2016, sau nhiều năm khủng hoảng kinh tế ở Hy Lạp.
Tuy nhiên, Ý sẽ là cường quốc toàn cầu đầu tiên - một thành viên của G7 - nhận tiền của Trung Quốc.
Đây là một trong 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới - nhưng Rome đang ở trong một tình trạng khá rối ren.
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/D913/production/_106117555_4513ff66-0459-48e1-81fd-f6ddf81a7526.jpg
Chuyến du hành của nhà thám hiểm Marco Polo dọc theo Con đường Tơ lụa đã được bất tử hóa trong "Cuốn sách của Marvels"
Kinh tế Ý đang rối ren
Cầu Genève sụp đổ vào tháng 8 giết chết hàng chục người và khiến hệ thống cơ sở hạ tầng đổ nát của Ý trở thành một vấn đề chính trị lớn lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ.
Và nền kinh tế của Ý còn lâu mới bùng nổ.
Ý rơi vào suy thoái vào cuối năm 2018, và mức nợ quốc gia của nước này thuộc hàng cao nhất trong khu vực đồng euro.
Một chính phủ dân túy của Ý lên nắm quyền vào tháng 6/2018 với các kế hoạch chi tiêu cao nhưng phải rút lại sau khi bàn bạc với EU.
Chính trong bối cảnh đó, Trung Quốc xuất hiện với những thỏa thuận béo bở, có thể làm trẻ hóa các thành phố cảng lớn của Ý dọc theo Con đường tơ lụa trên biển.
Thủ tướng Ý Giuseppe Conte đã đề cập đến các thành phố Trieste và Genève là những ứng cử viên tiềm năng.
"Theo cách chúng tôi nhìn nhận, đó là cơ hội để các công ty của chúng tôi tận dụng sức ảnh hưởng, tầm quan trọng ngày càng tăng của Trung Quốc trên thế giới," Thứ trưởng Bộ Thương mại và Đầu tư của Ý, Michele Geraci nói.
"Chúng tôi cảm thấy rằng trong số các đối tác châu Âu, Ý đã bị bỏ rơi. Chúng tôi đã lãng phí một chút thời gian," ông nói với BBC.
Động thái của Ý tham gia vào Vành đai Con đường được đánh giá "chủ yếu mang tính biểu tượng," theo Peter Frankopan, giáo sư Lịch sử Toàn cầu tại Đại học Oxford và là một người nghiên cứu các Con đường tơ lụa.
"Nó đánh bóng các chính sách hiện có và cũng cho thấy Trung Quốc có vai trò toàn cầu quan trọng."
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/8AF3/production/_106117553_541d9482-6890-4a7a-b2ea-e47dfaeed97a.jpg
Con đường Tơ lụa mới trên biển và đất liền
"Động thái dường như vô hại này đến vào thời điểm nhạy cảm đối với châu Âu và Liên minh châu Âu, nơi đột nhiên rất lo lắng không chỉ về Trung Quốc, mà còn về cách châu Âu hay EU nên thích nghi và phản ứng với một thế giới đang đổi thay," Giáo sư Frankopan nói với BBC.
Và Ý có nhiều lý do để nắm lấy Bắc Kinh. "Nếu đầu tư không đến từ Trung Quốc để xây dựng cảng, nhà máy lọc dầu, tuyến đường sắt, v.v. thì nó sẽ đến từ đâu đây?"
Nghiên liệu Trung Quốc - Sản xuất tại Ý.
Trước khi đến, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố rằng tình hữu nghị giữa hai quốc gia đã "bắt nguồn từ một di sản lịch sử phong phú".
"Made in Italy đã trở thành đồng nghĩa với các sản phẩm chất lượng cao. Thời trang và nội thất Ý đáp ứng đầy đủ hương vị của người tiêu dùng Trung Quốc; pizza và tiramisu được giới trẻ Trung Quốc yêu thích," ông viết trong một bài báo được xuất bản bởi Corriere della Sera.
Thương hiệu "Sản xuất tại Ý" có uy tín về chất lượng trên toàn thế giới và được bảo vệ về mặt pháp lý đối với các sản phẩm được chế biến "chủ yếu" tại Ý.
Trong những năm gần đây, các nhà máy Trung Quốc, sử dụng lao động Trung Quốc có trụ sở tại Ý đã thách thức thương hiệu chất lượng này.
Việc kết nối giữa đầu vào là các nguyên liệu thô giá rẻ từ Trung Quốc - và đầu ra là sản phẩn hoàn chỉnh ở Ý - có thể khiến cái mác 'Made in Italy' trở thành sự phóng đại.
Huawei sẽ không nằm trong thỏa thuận không ràng buộc được hai nước ký kết hôm thứ Năm.
Nhưng hơn một tuần trước khi thỏa thuận được ký kết, Ủy ban châu Âu đã đưa ra một tuyên bố chung về "sức mạnh kinh tế và ảnh hưởng chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc" và sự cần thiết phải "xem xét" các mối quan hệ.
Văn bản này gọi Trung Quốc là 'đối thủ mang tính hệ thống' (systemic rival), điều đã bị Bộ trưởng Ngoại giao TQ, Vương Nghị bác bỏ.
Trong khi ông Tập đi thăm Rome, các nhà lãnh đạo EU tại Brussels sẽ xem xét 10 điểm trong mối quan hệ với Trung Quốc, liên quan đến các kế hoạch "giải quyết các tác động xấu của các doanh nghiệp nhà nước có nguồn vốn nước ngoài" cũng như "rủi ro an ninh của đầu tư nước ngoài vào các lĩnh trọng yếu như công nghệ và cơ sở hạ tầng".
Vào tháng Ba, phát ngôn viên của Hội đồng Bảo an Quốc gia Hoa Kỳ Garrett Marquis đã chỉ ra rằng Ý là một nền kinh tế lớn và không cần phải "cho các dự án cơ sở hạ tầng phù phiếm của Trung Quốc vay mượn sự hợp pháp hóa".
Các thành viên của đảng Liên minh cánh hữu cầm quyền của Ý có những lo ngại riêng về an ninh quốc gia.
Bộ trưởng Nội vụ Matteo Salvini cảnh báo rằng ông không muốn thấy các doanh nghiệp nước ngoài "thuộc địa hóa" nước Ý.
"Trước khi cho phép ai đó đầu tư vào các cảng ở Bologna hoặc Genève, tôi sẽ nghĩ về việc này không chỉ một lần mà là hàng trăm lần", Salvini cảnh báo.
Các quan chức Ý khác thì rất muốn chỉ ra rằng thỏa thuận được ký kết không phải là một hiệp ước quốc tế, và không ràng buộc.
"Không có dự án cụ thể," ông Geraci nói. "Nó chỉ là một thỏa thuận nhằm tạo tiền đề."
Các quốc gia châu Âu khác đã chấp nhận đầu tư của Trung Quốc thông qua cái gọi là Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á, và Vương quốc Anh là nước đầu tiên tham gia.
"Và rồi lần lượt, từng nước một, Pháp, Đức, Ý và mọi người khác cũng làm theo," ông Geraci nói.
Tương tự như vậy, ông tin rằng các nước láng giềng của Ý sẽ sớm theo gương Rome trong sáng kiến Vành đai và Con đường.
"Tôi tin rằng lần này Ý thực sự đang dẫn dắt châu Âu - điều mà tôi hiểu có thể gây ngạc nhiên cho nhiều người," ông nói thêm.
BBC
21-3-2019