duyanh
03-18-2019, 01:03 PM
Vì sao kẻ xả súng giết 50 người ở New Zealand sẽ không bị kết án tử hình?
Dù gây ra vụ thảm sát giết chết 50 người ở New Zealand, nhưng kẻ sát nhân sẽ chỉ phải chịu mức tù cao nhất là chung thân.
Nguyên nhân là bởi New Zealand đã bãi bỏ án tử hình từ năm 1961.
Trong gần 100 năm qua, án tử hình là một trong những vấn đề được tranh luận nhiều nhất ở quốc đảo Thái Bình Dương. Vấn đề này lần đầu tiên được mang ra thảo luận tại Quốc hội New Zealand vào những năm 1930.
Đảng Lao động nước này thời điểm đó liên tục kêu gọi bãi bỏ án tử. Sau khi nắm quyền vào năm 1935, đảng này đã đẩy tất các các bản án tử hình xuống thành án chung thân. Kế đó, đảng này bác bỏ án tử vì tội giết người bằng cách sửa đổi Đạo luật tội phạm năm 1941.
https://kenh14cdn.com/2019/3/18/photo-1-155290840559096894798.jpg
Một nhà tù ở Auckland, New Zealand. (Ảnh: iStock)
Tuu nhiên tới năm 1950, khi quyền lực về tay Công đảng, họ khôi phục lại hình thức tử hình, kéo theo đó là 8 trường hợp bị hành quyết.
Năm 1957, đảng Lao động tiếp tục trở lại nắm quyền. Họ một lần nữa ngừng tất cả các vụ hành quyết.
Nhưng cũng chỉ 3 năm sau đó, Công đảng giành lại quyền thành lập chính phủ. Khi đó, nhiều nghị sỹ của đảng này tiếp tục bày tỏ thái độ ủng hộ việc duy trì án tử. Tuy nhiên, Bộ trưởng tư pháp New Zealand khi đó lại quyết liệt phản đối điều này. Nhiều người cũng đồng tình với Bộ trưởng Hanan vì cho rằng án tử là việc làm sai trái về đạo đức và vô nhân đạo.
Tới năm 1961, ông Hanan đã sửa đổi Đạo luật Tội phạm để bãi bỏ hình thức xử tử. Tại một cuộc bỏ phiếu, 30 trên tổng số 41 nghị sỹ chính phủ đồng thuận với quyết định của ông Hanan, trong đó có Thủ tướng tương lai khi đó là Robert Muldoon.
Từ đó, án tử hình không còn được áp dụng tại New Zealand.
Chính vì điều này, dù gây ra vụ xả súng đẫm máu khiến 50 người thiệt mạng, kẻ sát nhân máu lạnh Brenton Tarrant sẽ chỉ phải chịu mức án cao nhất là chung thân.
Tên này thậm chí còn từ chối để luật sư biện hộ trong lần ra toà sắp tới, khẳng định muốn tự biện hộ cho bản thân.
https://kenh14cdn.com/2019/3/18/photo-1-1552908408848741373921.jpg
Tay súng có hành động thách thức, ngạo mạn khi xuất hiện trước tòa vào sáng 16/3. (Ảnh: NZH)
Theo ông Richard Peters, luật sư bào chữa cho Tarrant trong phiên xét xử tại Tòa án khu vực Christchurch vào sáng 16/3, nghi phạm người Australia hoàn toàn tỉnh táo, không có bất cứ biểu hiện rối loạn tâm thần, hiểu rõ những gì đang diễn ra và vẫn giữ các quan điểm cực đoan. Y cũng không hề tỏ ra hối lỗi vì hành vi man rợn của mình và cũng không có ý định xin tại ngoại.
Ông Peters cho rằng việc thân chủ cũ của mình từ chối để luật sư biện hộ có thể xuất phát từ lý do y muốn tự do trình bày các quan điểm cực đoan của bản thân trước tòa.
"Có lẽ hắn sẽ không cảm thấy xấu hổ và tìm cách điều khiển phiên tòa. Và tòa án sẽ phải đối phó với điều đó", ông này cho hay.
(Nguồn: Parliament.nz)
18/03/2019
Dù gây ra vụ thảm sát giết chết 50 người ở New Zealand, nhưng kẻ sát nhân sẽ chỉ phải chịu mức tù cao nhất là chung thân.
Nguyên nhân là bởi New Zealand đã bãi bỏ án tử hình từ năm 1961.
Trong gần 100 năm qua, án tử hình là một trong những vấn đề được tranh luận nhiều nhất ở quốc đảo Thái Bình Dương. Vấn đề này lần đầu tiên được mang ra thảo luận tại Quốc hội New Zealand vào những năm 1930.
Đảng Lao động nước này thời điểm đó liên tục kêu gọi bãi bỏ án tử. Sau khi nắm quyền vào năm 1935, đảng này đã đẩy tất các các bản án tử hình xuống thành án chung thân. Kế đó, đảng này bác bỏ án tử vì tội giết người bằng cách sửa đổi Đạo luật tội phạm năm 1941.
https://kenh14cdn.com/2019/3/18/photo-1-155290840559096894798.jpg
Một nhà tù ở Auckland, New Zealand. (Ảnh: iStock)
Tuu nhiên tới năm 1950, khi quyền lực về tay Công đảng, họ khôi phục lại hình thức tử hình, kéo theo đó là 8 trường hợp bị hành quyết.
Năm 1957, đảng Lao động tiếp tục trở lại nắm quyền. Họ một lần nữa ngừng tất cả các vụ hành quyết.
Nhưng cũng chỉ 3 năm sau đó, Công đảng giành lại quyền thành lập chính phủ. Khi đó, nhiều nghị sỹ của đảng này tiếp tục bày tỏ thái độ ủng hộ việc duy trì án tử. Tuy nhiên, Bộ trưởng tư pháp New Zealand khi đó lại quyết liệt phản đối điều này. Nhiều người cũng đồng tình với Bộ trưởng Hanan vì cho rằng án tử là việc làm sai trái về đạo đức và vô nhân đạo.
Tới năm 1961, ông Hanan đã sửa đổi Đạo luật Tội phạm để bãi bỏ hình thức xử tử. Tại một cuộc bỏ phiếu, 30 trên tổng số 41 nghị sỹ chính phủ đồng thuận với quyết định của ông Hanan, trong đó có Thủ tướng tương lai khi đó là Robert Muldoon.
Từ đó, án tử hình không còn được áp dụng tại New Zealand.
Chính vì điều này, dù gây ra vụ xả súng đẫm máu khiến 50 người thiệt mạng, kẻ sát nhân máu lạnh Brenton Tarrant sẽ chỉ phải chịu mức án cao nhất là chung thân.
Tên này thậm chí còn từ chối để luật sư biện hộ trong lần ra toà sắp tới, khẳng định muốn tự biện hộ cho bản thân.
https://kenh14cdn.com/2019/3/18/photo-1-1552908408848741373921.jpg
Tay súng có hành động thách thức, ngạo mạn khi xuất hiện trước tòa vào sáng 16/3. (Ảnh: NZH)
Theo ông Richard Peters, luật sư bào chữa cho Tarrant trong phiên xét xử tại Tòa án khu vực Christchurch vào sáng 16/3, nghi phạm người Australia hoàn toàn tỉnh táo, không có bất cứ biểu hiện rối loạn tâm thần, hiểu rõ những gì đang diễn ra và vẫn giữ các quan điểm cực đoan. Y cũng không hề tỏ ra hối lỗi vì hành vi man rợn của mình và cũng không có ý định xin tại ngoại.
Ông Peters cho rằng việc thân chủ cũ của mình từ chối để luật sư biện hộ có thể xuất phát từ lý do y muốn tự do trình bày các quan điểm cực đoan của bản thân trước tòa.
"Có lẽ hắn sẽ không cảm thấy xấu hổ và tìm cách điều khiển phiên tòa. Và tòa án sẽ phải đối phó với điều đó", ông này cho hay.
(Nguồn: Parliament.nz)
18/03/2019