duyanh
03-14-2019, 01:54 PM
Tòa Malaysia bác đơn xin tha bổng công dân VN Đoàn Thị Hương
https://emp.bbci.co.uk/emp/media/blankv2.mp4
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói về những biện pháp bảo vệ công dân.
Đoàn Thị Hương sẽ tiếp tục hầu tòa sau khi công tố viên bác đơn của các luật sư bào chữa đề nghị tha bổng cô hôm thứ Năm 14/3, phóng viên BBC Tiếng Việt từ Kuala Lumpur cho biết.
"Tại tòa, bị cáo Đoàn Thị Hương trông rất yếu, vì chỉ ngủ được một tiếng đêm qua. Phiên xử được hoãn lại đến ngày 1/4," phóng viên Thùy Linh của BBC Tiếng Việt cho hay từ Kuala Lumpur.
Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Lê Quý Quỳnh nói ông ''rất thất vọng là tòa không thể tự do cho cô Hương ngày hôm nay."
Ông nói thêm là "rất buồn và lo khi thấy cô Hương yếu như vậy."
Trong khi đó, an ninh thắt chặt tại nhà Đoàn Thị Hương ở Nam Định trong sáng 14/3. Phóng viên của Reuters và AFP phải xin phép chính quyền, sau đó cũng được cho vào, theo một nguồn tin ẩn danh.
'Vô cùng thất vọng'
"Gia đình tôi vô cùng thất vọng," bà Nguyễn Thị Vy, 56 tuổi, mẹ kế của Đoàn Thị Hương, nói qua điện thoại với BBC Tiếng Việt hôm 14/3 sau khi nghe kết quả phiên tòa.
"Cả nhà trước đó đã vui vì cứ nghĩ là Hương sẽ được tha. Hàng xóm láng giềng và các nhà báo sáng nay đã đến tập trung rất đông ở nhà tôi để chờ nghe kết quả phiên tòa. Ai cũng nghĩ là Hương sẽ được tự do."
"Chúng tôi ai cũng thất vọng và bất ngờ."
"Bây giờ tâm trạng của gia đình rất buồn, rất thương Hương. Tại sao cô Indonesia được tha mà Hương thì không?"
Bà Vy cũng nhắc lại rằng cả nhà chỉ biết trông chờ vào nhà nước vì gia đình rất nghèo, không có điều kiện thuê luật sư người Việt Nam hay đi đâu cả.
Khi được hỏi gia đình có sang Malaysia để tham dự phiên tòa hôm 1/4 hay không, ông Thạnh, bố Đoàn Thị Hương nói nếu được tài trợ ông sẽ đi.
Ông Thạnh nói với BBC hôm 13/3 rằng có ai đó gọi điện cho gia đình sau phiên tòa hôm 12/3, nói họ là người của Đại sứ quán.
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/B3ED/production/_106016064_gettyimages-1130315740.jpg
Đoàn Thị Hương ra hầu tòa sáng 14/3 tại Malaysia
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/0B23/production/_106015820_hi052923615.jpg
Đoàn Thị Hương trông 'mệt mỏi' hôm ra tòa 14/03
"Họ an ủi gia đình. Nói là thứ Năm sẽ có phiên tòa. Và có khả năng là Hương sẽ được thả," ông Thành nói.
Ông Thạnh cũng cho hay từ đó đến nay ông không nghe tin tức gì thêm. Trong gần hai năm qua, cũng chưa có luật sư Việt Nam nào được nhà nước gửi đến giúp đỡ bào chữa cho Đoàn Thị Hương mà ông được tiếp cận.
Vợ ông Thạnh, bà Vy, cho BBC biết hai vợ chồng bà chỉ gặp hai luật sư người Malaysia giúp bào chữa cho Hương một lần duy nhất vào năm ngoái tại Đại sứ quán Malaysia ở Hà Nội.
Phóng viên Thùy Linh của BBC Tiếng Việt phỏng vấn bà Nguyễn Thị Hương, một Việt kiều tại Malaysia hôm 14/3
Cô Siti Aisyah người Indonesia đã được thả tự do hôm 12/3. Cáo buộc giết người đối với cô Siti được xóa bỏ.
Chính phủ Indonesia sau đó cho hay đây là kết quả của nỗ lực đàm phán ngoại giao không ngừng và mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.
Trong phiên tòa hôm 11/3, các luật sư của Đoàn Thị Hương đã đề nghị hoãn phần biện hộ cho Hương tới ngày 14/3 do Hương tâm lý không được tốt sau khi cô Siti được tòa tuyên bố trả tự do.
Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah bị buộc tội giết ông Kim Jong-nam, anh em cùng cha khác mẹ với lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un, năm 2017, bằng cách bôi chất độc thần kinh VX lên mặt ông này tại sân bay Kuala Lumpur năm 2017.
Đoàn Thị Hương lạc lõng tại toà
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/1842B/production/_106017399_untitled.png
Phân tích của Thùy Linh, BBC Tiếng Việt, từ Malaysia
Bị cáo người Indonesia Siti Aisyah được trả tự do hôm thứ Hai làm dấy lên hi vọng rằng bị cáo Việt Nam, Đoàn Thị Hương cũng khả năng được thả tự do, vì cả hai đều bị đem ra xét xử gần như cùng một lúc.
Thêm vào đó, hai ngày qua cũng cho thấy nỗ lực rõ ràng phút cuối của Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp Việt Nam trong việc kêu gọi chính phủ Malaysia thả tự do cho công dân Việt.
Nhưng kết quả phiên toà ngày hôm nay cho thấy những nỗ lực trên vẫn là chưa đủ.
Dáng vẻ nhợt nhạt, Hương trông yếu đến mức hai người cảnh sát nữ gần như bị dìu đi chứ không phải bị hộ tống.
Hương không nói được nhiều tại toà, ngoài: "Tôi thấy không khoẻ, tôi rất căng thẳng. Tôi không biết chuyện gì đang xảy ra cả".
Thẩm phán chấp thuận đề nghị của đoàn luật sư bào chữa, cho rằng bị cáo Việt Nam không "được đảm bảo về tinh thần và thể chất để làm chứng trước toà" và mong cô sớm được chữa trị.
Phiên toà kết thúc để lại nhiều dấu chấm hỏi cho số phận của Đoàn Thị Hương. Đoàn luật sư bào chữa mạnh mẽ chỉ trích Tổng chưởng lý Malaysia, yêu cầu một lời giải thích về trường hợp của Siti Aisyah, đặt câu hỏi tại sao bị cáo người Việt Nam không nhận được kết quả tương tự.
Đồng thời, họ cũng cho rằng nếu chính quyền Việt Nam nỗ lực vận động hành lang như phía Indonesia đã làm, Đoàn Thị Hương rất có thể đã được thả.
Như vậy, Đoàn Thị Hương sẽ là nhân vật cuối cùng còn sót lại trong vụ xét xử ám sát Kim Jong-nam.
Nếu bị kết tội giết người, Đoàn Thị Hương sẽ có thể phải đối mặt với án tử hình bằng cách treo cổ. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng khả năng này cũng rất thấp.
Việt Nam đã làm gì để giúp Đoàn Thị Hương?
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/65CD/production/_106016062_is.jpg
Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Lê Quý Quỳnh có mặt trước phiên xử Đoàn Thị Hương
Hôm 12/3, Ông Phạm Bình Minh nói chuyện với Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah, nói rằng lãnh đạo và nhân dân Việt Nam "hết sức quan tâm" vụ việc, theo Bộ ngoại giao Việt Nam.
Ông Bình Minh trong cuộc điện đàm này đề nghị Malaysia trả tự do cho công dân Đoàn Thị Hương.
'Bài học đắt giá cho giới trẻ'
"Đây là bài học đắt giá cho Hương trong 1,5 năm trong tù. Nếu được tha, bắt đầu lại từ đầu, Hương phải có cái gì đó để đóng góp cho xã hội," bà Phạm Thị Lệ, một người Việt sống tại Malaysia nói với phóng viên BBC trước phiên tòa xét xử Đoàn Thị Hương hôm 14/3.
Bà Lệ, 38 tuổi, đã sống ở Malaysia 10 năm, từng quen biết và tham gia CLB Phụ nữ ở Malaysia với Đoàn Thị Hương.
https://ichef.bbci.co.uk/news/304/cpsprodpb/17AD/production/_106016060_phamthile.jpg
Bà Phạm Thị Lệ trao đổi với BBC tại Malaysia
"Khi nghe được tin [vụ việc của Đoàn Thị Hương] thì tất cả phụ nữ đều đi tham dự phiên tòa đầu tiên. Sau đấy thì tất cả phiên tòa đều không được vào nên không đi nữa."
"Mọi người đều nghĩ Hương bị lợi dụng còn tình tiết thì không biết. Hương còn quá trẻ. Nhưng đó là việc của tòa. Mình không thể biết được."
Bà Lệ cho hay đã xem tất cả các video về vụ việc được đưa lên mạng. "Lúc đó mình mới biết Hương chính là người động tay trực tiếp vào ông ấy. Còn cô người Indonesia thì chỉ xịt thôi, không động tay vào. Có thể đó là tình tiết giảm tội. Mình chỉ đoán vậy thôi."
Bà Lệ cũng nói sau vụ việc của Đoàn Thị Hương, cộng đồng người Việt ở Malaysia không bị ảnh hưởng gì ngoài một số người hỏi bà có quen biết, có ở cùng quê với Hương không.
Về tương lai của Hương, bà Lệ nói:
"Ai cũng có lúc sai lầm. Nếu Hương có cơ hội quay về với cuộc sống bình thường thì cũng là bài học lớn, nhất là với giới trẻ. Cần phải có kiến thức để không bị lợi dụng, hoặc biết rằng không thể có cái gì từ trên trời rơi xuống... Việt Nam mình mới vươn ra thế giới thôi nên có thể có những người chỉ quanh quẩn ở một khu, có người đến nói đi chỗ này chỗ kia hoặc anh yêu em lắm, em làm cái này cái kia cho anh thì sẽ được giàu có… vậy là làm. Và mình cần phải biết cái gì đúng, sai để làm."
BBC
14-3-2019
https://emp.bbci.co.uk/emp/media/blankv2.mp4
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói về những biện pháp bảo vệ công dân.
Đoàn Thị Hương sẽ tiếp tục hầu tòa sau khi công tố viên bác đơn của các luật sư bào chữa đề nghị tha bổng cô hôm thứ Năm 14/3, phóng viên BBC Tiếng Việt từ Kuala Lumpur cho biết.
"Tại tòa, bị cáo Đoàn Thị Hương trông rất yếu, vì chỉ ngủ được một tiếng đêm qua. Phiên xử được hoãn lại đến ngày 1/4," phóng viên Thùy Linh của BBC Tiếng Việt cho hay từ Kuala Lumpur.
Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Lê Quý Quỳnh nói ông ''rất thất vọng là tòa không thể tự do cho cô Hương ngày hôm nay."
Ông nói thêm là "rất buồn và lo khi thấy cô Hương yếu như vậy."
Trong khi đó, an ninh thắt chặt tại nhà Đoàn Thị Hương ở Nam Định trong sáng 14/3. Phóng viên của Reuters và AFP phải xin phép chính quyền, sau đó cũng được cho vào, theo một nguồn tin ẩn danh.
'Vô cùng thất vọng'
"Gia đình tôi vô cùng thất vọng," bà Nguyễn Thị Vy, 56 tuổi, mẹ kế của Đoàn Thị Hương, nói qua điện thoại với BBC Tiếng Việt hôm 14/3 sau khi nghe kết quả phiên tòa.
"Cả nhà trước đó đã vui vì cứ nghĩ là Hương sẽ được tha. Hàng xóm láng giềng và các nhà báo sáng nay đã đến tập trung rất đông ở nhà tôi để chờ nghe kết quả phiên tòa. Ai cũng nghĩ là Hương sẽ được tự do."
"Chúng tôi ai cũng thất vọng và bất ngờ."
"Bây giờ tâm trạng của gia đình rất buồn, rất thương Hương. Tại sao cô Indonesia được tha mà Hương thì không?"
Bà Vy cũng nhắc lại rằng cả nhà chỉ biết trông chờ vào nhà nước vì gia đình rất nghèo, không có điều kiện thuê luật sư người Việt Nam hay đi đâu cả.
Khi được hỏi gia đình có sang Malaysia để tham dự phiên tòa hôm 1/4 hay không, ông Thạnh, bố Đoàn Thị Hương nói nếu được tài trợ ông sẽ đi.
Ông Thạnh nói với BBC hôm 13/3 rằng có ai đó gọi điện cho gia đình sau phiên tòa hôm 12/3, nói họ là người của Đại sứ quán.
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/B3ED/production/_106016064_gettyimages-1130315740.jpg
Đoàn Thị Hương ra hầu tòa sáng 14/3 tại Malaysia
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/0B23/production/_106015820_hi052923615.jpg
Đoàn Thị Hương trông 'mệt mỏi' hôm ra tòa 14/03
"Họ an ủi gia đình. Nói là thứ Năm sẽ có phiên tòa. Và có khả năng là Hương sẽ được thả," ông Thành nói.
Ông Thạnh cũng cho hay từ đó đến nay ông không nghe tin tức gì thêm. Trong gần hai năm qua, cũng chưa có luật sư Việt Nam nào được nhà nước gửi đến giúp đỡ bào chữa cho Đoàn Thị Hương mà ông được tiếp cận.
Vợ ông Thạnh, bà Vy, cho BBC biết hai vợ chồng bà chỉ gặp hai luật sư người Malaysia giúp bào chữa cho Hương một lần duy nhất vào năm ngoái tại Đại sứ quán Malaysia ở Hà Nội.
Phóng viên Thùy Linh của BBC Tiếng Việt phỏng vấn bà Nguyễn Thị Hương, một Việt kiều tại Malaysia hôm 14/3
Cô Siti Aisyah người Indonesia đã được thả tự do hôm 12/3. Cáo buộc giết người đối với cô Siti được xóa bỏ.
Chính phủ Indonesia sau đó cho hay đây là kết quả của nỗ lực đàm phán ngoại giao không ngừng và mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.
Trong phiên tòa hôm 11/3, các luật sư của Đoàn Thị Hương đã đề nghị hoãn phần biện hộ cho Hương tới ngày 14/3 do Hương tâm lý không được tốt sau khi cô Siti được tòa tuyên bố trả tự do.
Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah bị buộc tội giết ông Kim Jong-nam, anh em cùng cha khác mẹ với lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un, năm 2017, bằng cách bôi chất độc thần kinh VX lên mặt ông này tại sân bay Kuala Lumpur năm 2017.
Đoàn Thị Hương lạc lõng tại toà
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/1842B/production/_106017399_untitled.png
Phân tích của Thùy Linh, BBC Tiếng Việt, từ Malaysia
Bị cáo người Indonesia Siti Aisyah được trả tự do hôm thứ Hai làm dấy lên hi vọng rằng bị cáo Việt Nam, Đoàn Thị Hương cũng khả năng được thả tự do, vì cả hai đều bị đem ra xét xử gần như cùng một lúc.
Thêm vào đó, hai ngày qua cũng cho thấy nỗ lực rõ ràng phút cuối của Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp Việt Nam trong việc kêu gọi chính phủ Malaysia thả tự do cho công dân Việt.
Nhưng kết quả phiên toà ngày hôm nay cho thấy những nỗ lực trên vẫn là chưa đủ.
Dáng vẻ nhợt nhạt, Hương trông yếu đến mức hai người cảnh sát nữ gần như bị dìu đi chứ không phải bị hộ tống.
Hương không nói được nhiều tại toà, ngoài: "Tôi thấy không khoẻ, tôi rất căng thẳng. Tôi không biết chuyện gì đang xảy ra cả".
Thẩm phán chấp thuận đề nghị của đoàn luật sư bào chữa, cho rằng bị cáo Việt Nam không "được đảm bảo về tinh thần và thể chất để làm chứng trước toà" và mong cô sớm được chữa trị.
Phiên toà kết thúc để lại nhiều dấu chấm hỏi cho số phận của Đoàn Thị Hương. Đoàn luật sư bào chữa mạnh mẽ chỉ trích Tổng chưởng lý Malaysia, yêu cầu một lời giải thích về trường hợp của Siti Aisyah, đặt câu hỏi tại sao bị cáo người Việt Nam không nhận được kết quả tương tự.
Đồng thời, họ cũng cho rằng nếu chính quyền Việt Nam nỗ lực vận động hành lang như phía Indonesia đã làm, Đoàn Thị Hương rất có thể đã được thả.
Như vậy, Đoàn Thị Hương sẽ là nhân vật cuối cùng còn sót lại trong vụ xét xử ám sát Kim Jong-nam.
Nếu bị kết tội giết người, Đoàn Thị Hương sẽ có thể phải đối mặt với án tử hình bằng cách treo cổ. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng khả năng này cũng rất thấp.
Việt Nam đã làm gì để giúp Đoàn Thị Hương?
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/65CD/production/_106016062_is.jpg
Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Lê Quý Quỳnh có mặt trước phiên xử Đoàn Thị Hương
Hôm 12/3, Ông Phạm Bình Minh nói chuyện với Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah, nói rằng lãnh đạo và nhân dân Việt Nam "hết sức quan tâm" vụ việc, theo Bộ ngoại giao Việt Nam.
Ông Bình Minh trong cuộc điện đàm này đề nghị Malaysia trả tự do cho công dân Đoàn Thị Hương.
'Bài học đắt giá cho giới trẻ'
"Đây là bài học đắt giá cho Hương trong 1,5 năm trong tù. Nếu được tha, bắt đầu lại từ đầu, Hương phải có cái gì đó để đóng góp cho xã hội," bà Phạm Thị Lệ, một người Việt sống tại Malaysia nói với phóng viên BBC trước phiên tòa xét xử Đoàn Thị Hương hôm 14/3.
Bà Lệ, 38 tuổi, đã sống ở Malaysia 10 năm, từng quen biết và tham gia CLB Phụ nữ ở Malaysia với Đoàn Thị Hương.
https://ichef.bbci.co.uk/news/304/cpsprodpb/17AD/production/_106016060_phamthile.jpg
Bà Phạm Thị Lệ trao đổi với BBC tại Malaysia
"Khi nghe được tin [vụ việc của Đoàn Thị Hương] thì tất cả phụ nữ đều đi tham dự phiên tòa đầu tiên. Sau đấy thì tất cả phiên tòa đều không được vào nên không đi nữa."
"Mọi người đều nghĩ Hương bị lợi dụng còn tình tiết thì không biết. Hương còn quá trẻ. Nhưng đó là việc của tòa. Mình không thể biết được."
Bà Lệ cho hay đã xem tất cả các video về vụ việc được đưa lên mạng. "Lúc đó mình mới biết Hương chính là người động tay trực tiếp vào ông ấy. Còn cô người Indonesia thì chỉ xịt thôi, không động tay vào. Có thể đó là tình tiết giảm tội. Mình chỉ đoán vậy thôi."
Bà Lệ cũng nói sau vụ việc của Đoàn Thị Hương, cộng đồng người Việt ở Malaysia không bị ảnh hưởng gì ngoài một số người hỏi bà có quen biết, có ở cùng quê với Hương không.
Về tương lai của Hương, bà Lệ nói:
"Ai cũng có lúc sai lầm. Nếu Hương có cơ hội quay về với cuộc sống bình thường thì cũng là bài học lớn, nhất là với giới trẻ. Cần phải có kiến thức để không bị lợi dụng, hoặc biết rằng không thể có cái gì từ trên trời rơi xuống... Việt Nam mình mới vươn ra thế giới thôi nên có thể có những người chỉ quanh quẩn ở một khu, có người đến nói đi chỗ này chỗ kia hoặc anh yêu em lắm, em làm cái này cái kia cho anh thì sẽ được giàu có… vậy là làm. Và mình cần phải biết cái gì đúng, sai để làm."
BBC
14-3-2019