duyanh
03-12-2019, 01:31 PM
Algeri : Phe Bouteflika cố bám giữ quyền lực
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aefimagesnew/aef_image/2019-03-11t181617z_1217048475_rc197934cce0_rtrmadp_3_alger ia-protests.jpg
Tổng thống Algeri Abdelaziz Bouteflika ngồi xe lăn xuất hiện trước công chúng ở thủ đô Alger, ngày 09/04/2018.
REUTERS/Ramzi Boudina
Trước một làn sóng biểu tình chưa từng có từ 20 năm nay, tổng thống Algeri Abdelaziz Bouteflika, 82 tuổi, cuối cùng đã phải từ bỏ việc tranh cử cho nhiệm kỳ thứ năm, nhưng đồng thời lại quyết định đình hoãn vô thời hạn cuộc bầu cử tổng thống, dự trù ngày 18/04, trong khi chờ đợi một « hội nghị toàn quốc » chuẩn bị cho một cuộc bầu cử mới.
Tuy cam kết sẽ trao quyền tổng thống cho một người kế nhiệm sẽ do dân bầu lên, ông Bouteflika cho biết sẽ tiếp tục quyền sau ngày kết thúc nhiệm kỳ (28/04) cho đến khi nào có tổng thống mới.
Với thủ thuật này, ông Bouteflika, hay đúng hơn là phe Bouteflika, trước mắt sẽ tiếp tục nắm quyền và hy vọng sẽ kiểm sát được tiến trình chuyển tiếp chính trị mà họ biết rằng sẽ không thể tránh khỏi.
Trả lời báo Le Monde, nhà nghiên cứu xã hội Amel Boubekeur, chuyên gia về Algeri tại Pháp, cho rằng kịch bản nói trên không phải là một bất ngờ, mà đó chính là điều mà những người biểu tình đã lo ngại ngay từ đầu. Chuyện đùa lan truyền trên các mạng xã hội trong những ngày qua, hóa ra đã trở thành hiện thực : Ông Bouteflika, vì thấy là không thể tranh cử cho nhiệm kỳ 5, đã quyết định kéo dài nhiệm kỳ hiện nay !
Theo nhà nghiên cứu Boukekeur, tuy vậy, thông báo của ông Bouteflika lại khiến người dân Algeri và nhất là những người biểu tình xem đây là một thắng lợi, vì nếu không có những cuộc xuống đường rầm rộ, chính quyền đã không nhượng bộ như vậy. Những người cầm quyền cuối cùng đã buộc phải thừa nhận yêu cầu của người dân được tham gia đời sống chính trị.
Có điều, theo bà Boukekeur, đằng sau những nhượng bộ đó vẫn là một chế độ vẫn tìm cách bảo vệ và duy trì những quyền lợi của họ, bằng cách cố giành quyền kiểm soát tiến trình chuyển tiếp. Nhà nghiên cứu này ghi nhận là mỗi khi gặp áp lực của đường phố, chính quyền lại bày ra chuyện sửa đổi Hiến Pháp. Nhưng theo bà Boukekeur, vấn đề không phải là ra một bản Hiến Pháp mới, mà trước hết phải tôn trọng bản Hiến Pháp hiện hành. Thế mà những thông báo nói trên của tổng thống Bouteflika là trái với Hiến Pháp.
Chuyên gia về Hiến Pháp Fatiha Benabou, giáo sư đại học Alger, được hãng tin AFP trích dẫn ngày 12/03, cũng cho rằng không có cơ sở luật pháp nào cho việc dời lại cuộc bầu cử tổng thống. Đối với nhà đối lập Ali Benflis, từng là thủ tướng của ông Bouteflika, việc kéo dài nhiệm kỳ 4 là một hành động tấn công vào Hiến Pháp từ những thế lực vi hiến (nhất là người em Said Bouteflika, cố vấn đặc biệt của tổng thống Bouteflika, nhân vật được xem là nguyên thủ quốc gia thật sự của Algeri).
Ngày 12/03, sinh viên lại xuống đường ở thủ đô Alger và nhiều thành phố khác để phản đối « thủ đoạn » của ông Bouteflika kéo dài vô thời hạn nhiệm kỳ tổng thống. Cuộc biểu tình của sinh viên sẽ cho thấy ông Bouteflika có thành công trong việc làm dịu phong trào phản kháng hay không.
Thật ra, cuộc trắc nghiệm thật sự sẽ diễn ra vào thứ Sáu 15/03 với cuộc biểu tình toàn quốc. Đây sẽ là ngày thứ Sáu trong tuần thứ tư liên tiếp, người dân Algeri rầm rộ xuống đường phản đối tổng thống Bouteflika. Theo nhà nghiên cứu Boukekeur, phải chờ xem thái độ của quân đội đối với cuộc biểu tình mới này như thế nào ? Quân đội Algeri có sẽ « bỏ đảng » để về với nhân dân hay không.
Một điều chắc chắc là thái độ của phe quân sự đang thay đổi. Vào Chủ Nhật 10/03, tổng tham mưu trưởng quân đội Ahmed Gaïd Salah, được coi là một trong những nhân vật thân cận nhất của tổng thống Bouteflika, đã tuyên bố rằng quân đội và nhân dân Algeri « chia sẻ cùng những giá trị » và « có một nhãn quan chung » về tương lai của đất nước. Điều đáng chú ý là trong bài phát biểu đó, tướng Salah đã không hề nhắc đến tên ông Bouteflika.
RFI
12-3-2019
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aefimagesnew/aef_image/2019-03-11t181617z_1217048475_rc197934cce0_rtrmadp_3_alger ia-protests.jpg
Tổng thống Algeri Abdelaziz Bouteflika ngồi xe lăn xuất hiện trước công chúng ở thủ đô Alger, ngày 09/04/2018.
REUTERS/Ramzi Boudina
Trước một làn sóng biểu tình chưa từng có từ 20 năm nay, tổng thống Algeri Abdelaziz Bouteflika, 82 tuổi, cuối cùng đã phải từ bỏ việc tranh cử cho nhiệm kỳ thứ năm, nhưng đồng thời lại quyết định đình hoãn vô thời hạn cuộc bầu cử tổng thống, dự trù ngày 18/04, trong khi chờ đợi một « hội nghị toàn quốc » chuẩn bị cho một cuộc bầu cử mới.
Tuy cam kết sẽ trao quyền tổng thống cho một người kế nhiệm sẽ do dân bầu lên, ông Bouteflika cho biết sẽ tiếp tục quyền sau ngày kết thúc nhiệm kỳ (28/04) cho đến khi nào có tổng thống mới.
Với thủ thuật này, ông Bouteflika, hay đúng hơn là phe Bouteflika, trước mắt sẽ tiếp tục nắm quyền và hy vọng sẽ kiểm sát được tiến trình chuyển tiếp chính trị mà họ biết rằng sẽ không thể tránh khỏi.
Trả lời báo Le Monde, nhà nghiên cứu xã hội Amel Boubekeur, chuyên gia về Algeri tại Pháp, cho rằng kịch bản nói trên không phải là một bất ngờ, mà đó chính là điều mà những người biểu tình đã lo ngại ngay từ đầu. Chuyện đùa lan truyền trên các mạng xã hội trong những ngày qua, hóa ra đã trở thành hiện thực : Ông Bouteflika, vì thấy là không thể tranh cử cho nhiệm kỳ 5, đã quyết định kéo dài nhiệm kỳ hiện nay !
Theo nhà nghiên cứu Boukekeur, tuy vậy, thông báo của ông Bouteflika lại khiến người dân Algeri và nhất là những người biểu tình xem đây là một thắng lợi, vì nếu không có những cuộc xuống đường rầm rộ, chính quyền đã không nhượng bộ như vậy. Những người cầm quyền cuối cùng đã buộc phải thừa nhận yêu cầu của người dân được tham gia đời sống chính trị.
Có điều, theo bà Boukekeur, đằng sau những nhượng bộ đó vẫn là một chế độ vẫn tìm cách bảo vệ và duy trì những quyền lợi của họ, bằng cách cố giành quyền kiểm soát tiến trình chuyển tiếp. Nhà nghiên cứu này ghi nhận là mỗi khi gặp áp lực của đường phố, chính quyền lại bày ra chuyện sửa đổi Hiến Pháp. Nhưng theo bà Boukekeur, vấn đề không phải là ra một bản Hiến Pháp mới, mà trước hết phải tôn trọng bản Hiến Pháp hiện hành. Thế mà những thông báo nói trên của tổng thống Bouteflika là trái với Hiến Pháp.
Chuyên gia về Hiến Pháp Fatiha Benabou, giáo sư đại học Alger, được hãng tin AFP trích dẫn ngày 12/03, cũng cho rằng không có cơ sở luật pháp nào cho việc dời lại cuộc bầu cử tổng thống. Đối với nhà đối lập Ali Benflis, từng là thủ tướng của ông Bouteflika, việc kéo dài nhiệm kỳ 4 là một hành động tấn công vào Hiến Pháp từ những thế lực vi hiến (nhất là người em Said Bouteflika, cố vấn đặc biệt của tổng thống Bouteflika, nhân vật được xem là nguyên thủ quốc gia thật sự của Algeri).
Ngày 12/03, sinh viên lại xuống đường ở thủ đô Alger và nhiều thành phố khác để phản đối « thủ đoạn » của ông Bouteflika kéo dài vô thời hạn nhiệm kỳ tổng thống. Cuộc biểu tình của sinh viên sẽ cho thấy ông Bouteflika có thành công trong việc làm dịu phong trào phản kháng hay không.
Thật ra, cuộc trắc nghiệm thật sự sẽ diễn ra vào thứ Sáu 15/03 với cuộc biểu tình toàn quốc. Đây sẽ là ngày thứ Sáu trong tuần thứ tư liên tiếp, người dân Algeri rầm rộ xuống đường phản đối tổng thống Bouteflika. Theo nhà nghiên cứu Boukekeur, phải chờ xem thái độ của quân đội đối với cuộc biểu tình mới này như thế nào ? Quân đội Algeri có sẽ « bỏ đảng » để về với nhân dân hay không.
Một điều chắc chắc là thái độ của phe quân sự đang thay đổi. Vào Chủ Nhật 10/03, tổng tham mưu trưởng quân đội Ahmed Gaïd Salah, được coi là một trong những nhân vật thân cận nhất của tổng thống Bouteflika, đã tuyên bố rằng quân đội và nhân dân Algeri « chia sẻ cùng những giá trị » và « có một nhãn quan chung » về tương lai của đất nước. Điều đáng chú ý là trong bài phát biểu đó, tướng Salah đã không hề nhắc đến tên ông Bouteflika.
RFI
12-3-2019