duyanh
02-26-2019, 02:05 PM
Nhiều nhà máy Trung Quốc chế biến thịt heo chết do nhiễm dịch sốt heo châu Phi
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/02/sot-heo-chau-phi-trung-quoc.jpg
Một xe tải vận chuyển heo gần Bắc Kinh. (Ảnh: Frederic J. Brown/AFP via Getty Image)
Dịch sốt heo châu Phi hoành hành đã mang lại nhiều thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi ở Trung Quốc đại lục, tuy nhiên nhiều nhà máy chế biến thịt lại xem đây là “cơ hội vàng” thu mua thịt heo với gía cực kỳ rẻ, tờ Epoch Times Chinese đưa tin.
Một người chàng trai giấu tên thuộc huyện Phong Câu, thành phố Tân Hương, tỉnh Hà Nam tiết lộ với phóng viên Epoch Times Chinese rằng, những con heo phát bệnh chết người dân không mang đi vứt bỏ và chôn cất, thậm chí một số người còn bỏ tiền ra mua lại thịt heo bệnh và heo chết với giá 1-2 nhân dân tệ, mấy trăm con heo trong trang trạng của người cô và người dì của anh đã phát bệnh sốt heo châu Phi mà chết với tốc độ cực kỳ nhanh “vì không có thuốc để chữa”.
Anh cho biết dì của anh đã nuôi heo nhiều năm nay, nhưng đây là lần đầu tiên chịu thiệt hại nặng nề nhất, trước kia heo nhiễm bệnh có thể tiêm chích để phòng trị bệnh, nhưng dịch sốt heo châu Phi phát bệnh nhanh, tỷ lệ chết 100% khiến họ không trở tay kịp.
Hà Nam là tỉnh cung cấp thịt heo quy mô lớn và có nhiều nhà máy chế biến thực phẩm thịt, anh nghe nói nhà máy Song Hối đã chuyển một lô thịt heo bị nhiễm bệnh từ đông bắc về chế biến, sau đó tỉnh Hà Nam bùng nổ thêm ổ dịch sốt heo châu Phi.
Trong cuộc phỏng vấn, anh nhấn mạnh: “Tôi lo lắng hơn về việc mua bán thịt heo nhiễm bệnh. Đầu tiên, nếu như cứ che dấu mãi thì [tình trạng heo nhiễm dịch] thì sẽ không dễ khống chế [được dịch bệnh này]”.
“Thứ hai, theo tìm hiểu thì tôi biết có một số người đi thu mua những con heo chết này, hiện tại giá thịt heo ở chỗ chúng tôi thông thường khoảng 12 tệ/kg, nếu thu mua (sỉ) thì khoảng 5-6 tệ/kg, nhưng giá thu mua heo chết chỉ khoảng 1-2 tệ”.
https://www.youtube.com/watch?v=2aRPGQErEo4
“Thứ ba, tôi không biết liệu virus ASF này có biến đổi hay không, nếu nó giống như dịch sars, ước tính đây sẽ là một thảm họa quốc gia. Mặc dù người ta nói rằng dịch sốt heo châu Phi không lây sang người, nhưng không biết nó có biến tướng nào khác không”.
Vì heo chết rất nhiều nên vấn đề rất nghiêm trọng. Anh nói: “Cô dì tôi muốn chôn hết những con heo chết, nhưng chôn cũng không nổi, lại không thể thiêu huỷ, nhiều hộ nhân lúc trời tối đem chúng quăng xuống kênh rạch hoặc chôn đi. Bây giờ mùa đông còn đỡ một chút, mùa hè mới phiền phức”.
“Tôi có bạn cùng lớp là chuyên gia ngành chăn nuôi, bạn tôi cho biết hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh dịch này, bây giờ nó đã vượt khỏi tầm kiểm soát, chỉ có thể chờ heo chết hết, có nghĩa là heo lứa này chết khoảng 1 năm mới nuôi lứa mới, vì virus bệnh dịch này rất khoẻ, khả năng chúng hồi sinh trong vòng nửa năm là rất cao”, anh cho biết thêm.
Theo Aluobowang, lý do khiến người dân Trung Quốc không muốn báo cáo lên chính quyền địa phương tình hình dịch bệnh là vì không nhận được tiền bồi thường, ngược lại những con heo còn sống trong trang trại của họ cũng bị xử lý khiến tổn thất nặng nề.
DKN
26-2-2019
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/02/sot-heo-chau-phi-trung-quoc.jpg
Một xe tải vận chuyển heo gần Bắc Kinh. (Ảnh: Frederic J. Brown/AFP via Getty Image)
Dịch sốt heo châu Phi hoành hành đã mang lại nhiều thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi ở Trung Quốc đại lục, tuy nhiên nhiều nhà máy chế biến thịt lại xem đây là “cơ hội vàng” thu mua thịt heo với gía cực kỳ rẻ, tờ Epoch Times Chinese đưa tin.
Một người chàng trai giấu tên thuộc huyện Phong Câu, thành phố Tân Hương, tỉnh Hà Nam tiết lộ với phóng viên Epoch Times Chinese rằng, những con heo phát bệnh chết người dân không mang đi vứt bỏ và chôn cất, thậm chí một số người còn bỏ tiền ra mua lại thịt heo bệnh và heo chết với giá 1-2 nhân dân tệ, mấy trăm con heo trong trang trạng của người cô và người dì của anh đã phát bệnh sốt heo châu Phi mà chết với tốc độ cực kỳ nhanh “vì không có thuốc để chữa”.
Anh cho biết dì của anh đã nuôi heo nhiều năm nay, nhưng đây là lần đầu tiên chịu thiệt hại nặng nề nhất, trước kia heo nhiễm bệnh có thể tiêm chích để phòng trị bệnh, nhưng dịch sốt heo châu Phi phát bệnh nhanh, tỷ lệ chết 100% khiến họ không trở tay kịp.
Hà Nam là tỉnh cung cấp thịt heo quy mô lớn và có nhiều nhà máy chế biến thực phẩm thịt, anh nghe nói nhà máy Song Hối đã chuyển một lô thịt heo bị nhiễm bệnh từ đông bắc về chế biến, sau đó tỉnh Hà Nam bùng nổ thêm ổ dịch sốt heo châu Phi.
Trong cuộc phỏng vấn, anh nhấn mạnh: “Tôi lo lắng hơn về việc mua bán thịt heo nhiễm bệnh. Đầu tiên, nếu như cứ che dấu mãi thì [tình trạng heo nhiễm dịch] thì sẽ không dễ khống chế [được dịch bệnh này]”.
“Thứ hai, theo tìm hiểu thì tôi biết có một số người đi thu mua những con heo chết này, hiện tại giá thịt heo ở chỗ chúng tôi thông thường khoảng 12 tệ/kg, nếu thu mua (sỉ) thì khoảng 5-6 tệ/kg, nhưng giá thu mua heo chết chỉ khoảng 1-2 tệ”.
https://www.youtube.com/watch?v=2aRPGQErEo4
“Thứ ba, tôi không biết liệu virus ASF này có biến đổi hay không, nếu nó giống như dịch sars, ước tính đây sẽ là một thảm họa quốc gia. Mặc dù người ta nói rằng dịch sốt heo châu Phi không lây sang người, nhưng không biết nó có biến tướng nào khác không”.
Vì heo chết rất nhiều nên vấn đề rất nghiêm trọng. Anh nói: “Cô dì tôi muốn chôn hết những con heo chết, nhưng chôn cũng không nổi, lại không thể thiêu huỷ, nhiều hộ nhân lúc trời tối đem chúng quăng xuống kênh rạch hoặc chôn đi. Bây giờ mùa đông còn đỡ một chút, mùa hè mới phiền phức”.
“Tôi có bạn cùng lớp là chuyên gia ngành chăn nuôi, bạn tôi cho biết hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh dịch này, bây giờ nó đã vượt khỏi tầm kiểm soát, chỉ có thể chờ heo chết hết, có nghĩa là heo lứa này chết khoảng 1 năm mới nuôi lứa mới, vì virus bệnh dịch này rất khoẻ, khả năng chúng hồi sinh trong vòng nửa năm là rất cao”, anh cho biết thêm.
Theo Aluobowang, lý do khiến người dân Trung Quốc không muốn báo cáo lên chính quyền địa phương tình hình dịch bệnh là vì không nhận được tiền bồi thường, ngược lại những con heo còn sống trong trang trại của họ cũng bị xử lý khiến tổn thất nặng nề.
DKN
26-2-2019