duyanh
02-23-2019, 02:12 PM
Báo Trung Quốc bị lật tẩy đưa tin giả có lợi cho Bắc Kinh
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/02/getty-peoplesdaily-jenny-shipley-opinion-piece-china-1120-700x366.jpg
Cựu Thủ tướng New Zealand Jenny Shipley phủ nhận viết bài báo ủng hộ Trung Quốc (Ảnh: Getty/ newshub.co.nz)
Hai cơ quan ngôn luận chủ chốt của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tờ Nhân dân Nhật báo và Thời báo Tài chính, vừa bị lật tẩy là đưa tin giả mạo, điều này khắc sâu thêm mối nghi ngại về thực trạng kiểm soát giới truyền thông của Bắc Kinh nhằm xoay chuyển tình thế bất lợi cho chính quyền Trung Quốc, NTD đưa tin.
Trang web tiếng Anh của tờ Nhân dân Nhật báo (China Daily) ngày 18/2 đã xuất bản một bài báo về cựu Thủ tướng Jenny Shipley của New Zealand với tiêu đề “Chúng ta cần học cách lắng nghe Trung Quốc” (We need to learn to listen to China).
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/02/acc89nh-chucca3p-man-hinh-2019-02-23-luc-06-53-26-417x366.png
Bài viết này tôn vinh cái gọi là thành tựu đã đạt được của chính quyền Trung Quốc trong bốn thập kỷ qua, còn gọi đó là Đảng Cộng sản
Trung Quốc (ĐCSTQ) đã nổ lực mở cửa thị trường đại lục với thế giới, và “Sáng kiến Một vành đai, một con đường” do ĐCSTQ đề xuất là “một trong những ý tưởng vĩ đại nhất mà chúng ta đã nghe trên thế giới”, là một “ý tưởng hướng tới tương lai, có tiềm năng tạo ra làn sóng tăng trưởng kinh tế tiếp theo”.
Tuy nhiên, cựu Thủ Tướng Shipley đã nói với báo New Zealand Herald vào ngày 19/2 rằng, bà chưa từng viết bài báo này, bà chỉ tiếp nhận một cuộc phỏng vấn với Nhân dân Nhật báo vào tháng 12 năm ngoái, ngoài đó ra, bà chưa từng cộng tác với Nhân dân Nhật báo.
Cựu thủ tướng đã rất ngạc nhiên khi biết Nhân dân Nhật báo xuất bản bài viết này với danh nghĩa của bà.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/02/jenny_shipley_2013_crop-279x366.jpg
Cựu thủ tướng New Zealand Jenny Shipley. (Ảnh: Wikipedia)
Chính phủ New Zealand đang xem xét việc có nên cho phép tập đoàn thiết bị viễn thông khổng lồ Huawei của Trung Quốc tham gia xây dựng mạng 5G của nước này hay không, vì thế bài viết này của Nhân dân Nhật báo đã khiến cựu Thủ tướng Shipley nhận được không ít chỉ trích từ người dân New Zealand.
Ông Winston Peters, Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand thậm chí còn chỉ trích bà Shipley phản bội lợi ích quốc gia của New Zealand, vì bà Shipley còn là Chủ tịch chi nhánh New Zealand của Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (China Construction Bank NZ) dưới sự kiểm soát của chính phủ Trung Quốc. Ông Peters thậm chí bày tỏ thái độ ngờ vực về sự liêm chính của bà Shipley.
Tuy nhiên, bà Shipley nói rằng bà chưa bao giờ nghĩ đến việc tham gia vào các vấn đề công cộng vào thời khắc quan trọng trong quan hệ đối ngoại của New Zealand.
“Vương quốc Anh cho rằng rủi ro của Huawei có thể kiểm soát được”
Cùng ngày, tờ Thời báo Tài chính đã phát hành bài báo với tựa đề “Vương quốc Anh cho rằng rủi ro của Huawei có thể kiểm soát được”.
Bài báo viết: “Chính phủ Anh đã kết luận rằng, có thể giảm thiểu rủi ro khi sử dụng các thiết bị Huawei trong mạng 5G. Kết luận này đã giáng một đòn mạnh vào những nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc thuyết phục các đồng minh ngăn chặn Huawei khỏi hệ thống viễn thông tốc độ cao”.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/02/acc89nh-chucca3p-man-hinh-2019-02-23-luc-07-03-41-417x366.png
Bài báo về Huawei của Thời Báo Tài Chính Trung Quốc được cho là tin giả. (Ảnh: chụp màn hình từ Thời Báo Tài Chính).
Bài báo được nhiều phương tiện truyền thông chính thống trên khắp thế giới đăng tải lại, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ thậm chí còn hào hứng hơn khi tuyên bố rằng: “Nước Anh ‘làm mất mặt’ Hoa Kỳ”.
Tuy nhiên, phát ngôn viên của Thủ tướng Anh đã ngay lập tức bác bỏ tin đồn và nói rằng việc thẩm tra an ninh của chính phủ Anh về Huawei vẫn đang diễn ra.
Một cư dân mạng cho biết: Đây là “tin tức giả mạo mới lớn nhất thế giới”. Người này nói rằng ông Robert Hannigan, cựu giám đốc Trụ sở truyền thông chính phủ (GCHQ) – cơ quan tình báo của chính phủ Anh được trích dẫn trong bài báo là người luôn ủng hộ Huawei, ông đã đăng tải nhiều bài báo ủng hộ Huawei trước nhiều phương tiện truyền thông.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/02/thp_mdg_060417spy-_024jpg.jpg
Ông Robert Hannigan được cho là người ủng hộ Huawei trên các phương tiện truyền thông. (Ảnh: BBC)
Trong các bản tin được phát hành cùng ngày, tỷ phú sáng lập Huawei, ông Nhậm Chính Phi nói với BBC rằng: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào Anh. Nếu Hoa Kỳ không tin tưởng chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyển đầu tư với quy mô lớn hơn từ Hoa Kỳ sang Vương quốc Anh”.
Theo ông Hòa Tam Phổ, cựu phó Giám đốc Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Nam: “Một loạt các sự kiện gần đây cho thấy đó là một cuộc phản công của ĐCSTQ sau khi Huawei bị bóc mẽ, nó được khởi xướng thông qua người đại diện của ĐCSTQ. Các phương tiện truyền thông chính thống ở phương Tây có thể đã bị mua chuộc, và chính sách tuyên truyền đối ngoại của ĐCSTQ là mục tiêu chiến lược lâu dài”.
Hoàng Kim Thu, chuyên gia nghiên cứu truyền thông đại lục cho biết, trước đây, các cơ quan truyền thông của chính quyền Trung Quốc đã từng sử dụng các phương tiện truyền thông nước ngoài hoặc danh nghĩa của người nước ngoài để đánh lừa người dân trong nước.
Bây giờ họ đã “tiến bộ” hơn, thông qua việc mua chuộc các phóng viên nước ngoài hoặc quảng cáo trực tiếp trên phương tiện truyền thông nước ngoài, hay xâm nhập vào phương tiện truyền thông nước ngoài bằng cách tham gia và nắm giữ cổ phần, chuyên gia Hoàng Kim Thu cho biết thêm.
Ông Hòa Tam Phổ cho rằng, ĐCSTQ đang lợi dụng các phương tiện truyền thông nước ngoài hoặc giả mạo phương tiện truyền thông nước ngoài để truyền bá những tin tức giả trong một nỗ lực nhằm xoay chuyển tình thế bất lợi toàn cầu đối với họ hiện giờ.
DKN
23-2-2019
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/02/getty-peoplesdaily-jenny-shipley-opinion-piece-china-1120-700x366.jpg
Cựu Thủ tướng New Zealand Jenny Shipley phủ nhận viết bài báo ủng hộ Trung Quốc (Ảnh: Getty/ newshub.co.nz)
Hai cơ quan ngôn luận chủ chốt của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tờ Nhân dân Nhật báo và Thời báo Tài chính, vừa bị lật tẩy là đưa tin giả mạo, điều này khắc sâu thêm mối nghi ngại về thực trạng kiểm soát giới truyền thông của Bắc Kinh nhằm xoay chuyển tình thế bất lợi cho chính quyền Trung Quốc, NTD đưa tin.
Trang web tiếng Anh của tờ Nhân dân Nhật báo (China Daily) ngày 18/2 đã xuất bản một bài báo về cựu Thủ tướng Jenny Shipley của New Zealand với tiêu đề “Chúng ta cần học cách lắng nghe Trung Quốc” (We need to learn to listen to China).
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/02/acc89nh-chucca3p-man-hinh-2019-02-23-luc-06-53-26-417x366.png
Bài viết này tôn vinh cái gọi là thành tựu đã đạt được của chính quyền Trung Quốc trong bốn thập kỷ qua, còn gọi đó là Đảng Cộng sản
Trung Quốc (ĐCSTQ) đã nổ lực mở cửa thị trường đại lục với thế giới, và “Sáng kiến Một vành đai, một con đường” do ĐCSTQ đề xuất là “một trong những ý tưởng vĩ đại nhất mà chúng ta đã nghe trên thế giới”, là một “ý tưởng hướng tới tương lai, có tiềm năng tạo ra làn sóng tăng trưởng kinh tế tiếp theo”.
Tuy nhiên, cựu Thủ Tướng Shipley đã nói với báo New Zealand Herald vào ngày 19/2 rằng, bà chưa từng viết bài báo này, bà chỉ tiếp nhận một cuộc phỏng vấn với Nhân dân Nhật báo vào tháng 12 năm ngoái, ngoài đó ra, bà chưa từng cộng tác với Nhân dân Nhật báo.
Cựu thủ tướng đã rất ngạc nhiên khi biết Nhân dân Nhật báo xuất bản bài viết này với danh nghĩa của bà.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/02/jenny_shipley_2013_crop-279x366.jpg
Cựu thủ tướng New Zealand Jenny Shipley. (Ảnh: Wikipedia)
Chính phủ New Zealand đang xem xét việc có nên cho phép tập đoàn thiết bị viễn thông khổng lồ Huawei của Trung Quốc tham gia xây dựng mạng 5G của nước này hay không, vì thế bài viết này của Nhân dân Nhật báo đã khiến cựu Thủ tướng Shipley nhận được không ít chỉ trích từ người dân New Zealand.
Ông Winston Peters, Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand thậm chí còn chỉ trích bà Shipley phản bội lợi ích quốc gia của New Zealand, vì bà Shipley còn là Chủ tịch chi nhánh New Zealand của Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (China Construction Bank NZ) dưới sự kiểm soát của chính phủ Trung Quốc. Ông Peters thậm chí bày tỏ thái độ ngờ vực về sự liêm chính của bà Shipley.
Tuy nhiên, bà Shipley nói rằng bà chưa bao giờ nghĩ đến việc tham gia vào các vấn đề công cộng vào thời khắc quan trọng trong quan hệ đối ngoại của New Zealand.
“Vương quốc Anh cho rằng rủi ro của Huawei có thể kiểm soát được”
Cùng ngày, tờ Thời báo Tài chính đã phát hành bài báo với tựa đề “Vương quốc Anh cho rằng rủi ro của Huawei có thể kiểm soát được”.
Bài báo viết: “Chính phủ Anh đã kết luận rằng, có thể giảm thiểu rủi ro khi sử dụng các thiết bị Huawei trong mạng 5G. Kết luận này đã giáng một đòn mạnh vào những nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc thuyết phục các đồng minh ngăn chặn Huawei khỏi hệ thống viễn thông tốc độ cao”.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/02/acc89nh-chucca3p-man-hinh-2019-02-23-luc-07-03-41-417x366.png
Bài báo về Huawei của Thời Báo Tài Chính Trung Quốc được cho là tin giả. (Ảnh: chụp màn hình từ Thời Báo Tài Chính).
Bài báo được nhiều phương tiện truyền thông chính thống trên khắp thế giới đăng tải lại, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ thậm chí còn hào hứng hơn khi tuyên bố rằng: “Nước Anh ‘làm mất mặt’ Hoa Kỳ”.
Tuy nhiên, phát ngôn viên của Thủ tướng Anh đã ngay lập tức bác bỏ tin đồn và nói rằng việc thẩm tra an ninh của chính phủ Anh về Huawei vẫn đang diễn ra.
Một cư dân mạng cho biết: Đây là “tin tức giả mạo mới lớn nhất thế giới”. Người này nói rằng ông Robert Hannigan, cựu giám đốc Trụ sở truyền thông chính phủ (GCHQ) – cơ quan tình báo của chính phủ Anh được trích dẫn trong bài báo là người luôn ủng hộ Huawei, ông đã đăng tải nhiều bài báo ủng hộ Huawei trước nhiều phương tiện truyền thông.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/02/thp_mdg_060417spy-_024jpg.jpg
Ông Robert Hannigan được cho là người ủng hộ Huawei trên các phương tiện truyền thông. (Ảnh: BBC)
Trong các bản tin được phát hành cùng ngày, tỷ phú sáng lập Huawei, ông Nhậm Chính Phi nói với BBC rằng: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào Anh. Nếu Hoa Kỳ không tin tưởng chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyển đầu tư với quy mô lớn hơn từ Hoa Kỳ sang Vương quốc Anh”.
Theo ông Hòa Tam Phổ, cựu phó Giám đốc Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Nam: “Một loạt các sự kiện gần đây cho thấy đó là một cuộc phản công của ĐCSTQ sau khi Huawei bị bóc mẽ, nó được khởi xướng thông qua người đại diện của ĐCSTQ. Các phương tiện truyền thông chính thống ở phương Tây có thể đã bị mua chuộc, và chính sách tuyên truyền đối ngoại của ĐCSTQ là mục tiêu chiến lược lâu dài”.
Hoàng Kim Thu, chuyên gia nghiên cứu truyền thông đại lục cho biết, trước đây, các cơ quan truyền thông của chính quyền Trung Quốc đã từng sử dụng các phương tiện truyền thông nước ngoài hoặc danh nghĩa của người nước ngoài để đánh lừa người dân trong nước.
Bây giờ họ đã “tiến bộ” hơn, thông qua việc mua chuộc các phóng viên nước ngoài hoặc quảng cáo trực tiếp trên phương tiện truyền thông nước ngoài, hay xâm nhập vào phương tiện truyền thông nước ngoài bằng cách tham gia và nắm giữ cổ phần, chuyên gia Hoàng Kim Thu cho biết thêm.
Ông Hòa Tam Phổ cho rằng, ĐCSTQ đang lợi dụng các phương tiện truyền thông nước ngoài hoặc giả mạo phương tiện truyền thông nước ngoài để truyền bá những tin tức giả trong một nỗ lực nhằm xoay chuyển tình thế bất lợi toàn cầu đối với họ hiện giờ.
DKN
23-2-2019