PDA

View Full Version : Làm người vì sao phải nhẫn nhịn? Có thể nhẫn mới có hậu phúc



sophienguyen
02-16-2019, 01:32 AM
Làm người vì sao phải nhẫn nhịn? Có thể nhẫn mới có hậu phúc



https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2015/09/tet.jpg#force-thumb

Trước kia có một vị thư sinh nghèo, sống bằng nghề viết chữ thuê cho người khác. Có một lần gần đến tết âm lịch, vì kiếm được chút tiền từ việc viết câu đối cho người ta nên vị thư sinh này đã mua một con gà trống về giao cho vợ.

Lúc vợ anh ta đang đun nước nóng để thịt gà, thì một người đầy tớ của nhà hàng xóm vội vàng chạy tới và nói: “Vợ chồng nhà này nhanh thật đấy, mới thoáng cái mà đã bắt con gà nhà ta rồi”. Bà ta nhấc con gà lên rồi mang đi, người vợ này cũng không nói một câu nào.

Buổi tối người chồng trở về nhà, hỏi người vợ: “Sao lại không làm thịt gà vậy?”. Người vợ trả lời: “Đều là tại thiếp quá ngu ngốc, gà không giết được mà còn làm nó bay mất, thật sự xin lỗi chàng!”.

Người chồng nói: “Cũng là tại ta kém cỏi, nếu có tiền mua thịt lợn thì sẽ không xảy ra việc này.”

Sáng sớm ngày đầu tiên của năm mới, người hàng xóm đến nhà vợ chồng thư sinh nghèo này chúc Tết, còn nói với vị thư sinh rằng: “Cậu là người đại nhân đại nghĩa, sau này chắc chắn có tiền đồ tốt đẹp. Năm nay kinh thành tổ chức thi, ta nghĩ cậu nên đi dự thi đi.”

Vị tú tài mặt đỏ ửng rồi trả lời: “Nói ra sợ ngài chê cười chứ, nhà tôi đến miếng ăn còn khó khăn, nói gì đến tiền làm lộ phí vào kinh dự thi?”

Người hàng xóm nói: “Ta biết điều này, nhưng mà ta sẵn sàng cho cậu mượn tiền, thứ nhất không cần hạn trả nợ, thứ hai không cần trả lãi. Ta thực sự cảm thấy cậu sau này có phúc lớn”. Ông ta vừa nói dứt lời liền cáo từ ra về.


https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2015/09/tinhhoa-net-evjkap-20160316-cau-noi-cho-gi-se-nhan-lai-nay-cua-ong-lao-an-may.jpg (https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2015/09/tinhhoa-net-evjkap-20160316-cau-noi-cho-gi-se-nhan-lai-nay-cua-ong-lao-an-may.jpg)

Bằng sự nhẫn nại, nhân từ, sẵn sàng cho đi để được nhận về món quà quý giá. (Ảnh: Tinhhoa.net)

Người hàng xóm đi rồi, vị tú tài này hết sức băn khoăn khó hiểu trước những lời nói kia của ông ta. Người vợ cười nói: “Xem ra con gà của nhà hàng xóm chắc chắn là đã được tìm thấy rồi!”.

Người chồng nghe xong càng không hiểu gì, người vợ nói tiếp: “Hôm qua nhà hàng xóm sang lấy con gà nhà mình về, thiếp sợ chàng trở về nhà sẽ nổi giận, như thế sẽ khiến nhà người ta vừa sang năm mới đã gặp chuyện không tốt và nhà mình cũng vậy, cho nên thiếp mới nói là nó đã bay đi mất”. Người chồng nghe xong đã hiểu rõ tất cả, từ trong lòng cảm thấy bội phục tấm lòng nhân từ độ lượng của người vợ.



Hai vợ chồng họ đang nói chuyện thì thấy người đầy tớ của nhà hàng xóm đem hai trăm lượng bạc sang đưa cho hai vợ chồng nói là tiền ông chủ bảo mang sang để cho thư sinh vào kinh dự thi.

Người đầy tớ cũng xin lỗi hai vợ chồng vị tú tài: “Tôi thực sự xin lỗi, hôm qua tôi đã nhận sai gà nhà hai người. Tối hôm qua ông chủ tôi đã tìm được gà nhà tôi rồi, lúc đó chúng tôi mới biết là đã lấy nhầm gà nhà hai người, thế mà hai người lại không có chút động tĩnh nào cả.

Ông chủ tôi nói: “Con người rộng lượng như vậy, ngày sau tất có tiền đồ, vì thế trong tâm ông ấy rất bội phục thư sinh!”. Vị tú tài đến lúc này đã hết sức minh bạch, nguyên do tất cả là nhờ vào lòng nhân từ của vợ mình.

Thế là vị tú tài nhận tiền làm lộ phí vào kinh dự thi trong tâm lúc nào cũng ngẫm nghĩ về cách ứng xử của vợ mình, lấy đó làm tiền đề cho mọi tình huống ứng xử, từng thời khắc luôn rộng lượng mà đối đãi vì vậy bạn đồng môn rất kính nể.

Trong một lần người bạn cùng dự thi với ông bị mất tay nải, tiền lộ phí nhà trọ cũng mất trắng chỉ biết ngẩng mặt lên trời mà thán. Có người phao tin rằng chỉ người thân cận mới dễ dàng lấy cắp tay nải này. Anh này cũng bị nghi ngờ dèm pha.

Trong phút giây đó vị tú tài này thấy bạn lâm vào hoạn nạn, kỳ ứng thí ngày mai tới gần, số tiền hai trăm lượng bạc cũng tiêu pha gần hết, không ngần ngại mà dùng số tiền còn lại giúp đỡ bạn mình lúc hoạn nạn khó khăn.

Tiếng tăm về việc xả thân vì người khác được lan truyền như một câu chuyện trong giới đồ thí, trong kỳ thi năm đó vị tú tài này đỗ ngay trạng nguyên đầu bảng, bạn bè đều tâm phục khẩu phục vì đức tính tốt đẹp của vị tú tài này.

Tương truyền sau khi vinh quy ai nấy đều khen ngợi vị tú tài này, khen ngợi là người nhân nghĩa, anh ta chỉ nói: “Nếu như không phải nương tử luôn nhắc ta rộng lượng, ta cũng lấy đó làm gương mà hành xử thì chẳng có ngày hôm nay”.

Quả thực nếu như trong tâm lúc nào cũng ích kỷ nhỏ nhen, thấy sự việc mà không tĩnh tâm suy xét rộng lượng, chỉ biết đến bản thân thì quả thật là đã tổn bao nhiêu phúc đức, cũng chẳng có chuyện được phúc báo vinh quy trạng nguyên như vậy.



Theo secretchina
Mai Trà biên dịch