duyanh
02-13-2019, 02:18 PM
Người Duy Ngô Nhĩ hải ngoại đòi Bắc Kinh thông tin về các thân nhân mất tích
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/0/512/289/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aefimagesnew/aef_image/000_1d27lo_0.jpg
Biểu tình tại New York Hoa Kỳ đòi trả tự do cho người Duy Ngô Nhĩ. Ảnh 05/02/2019.
TIMOTHY A. CLARY / AFP
Kể từ hôm qua, 12/02/2019, nhiều người Duy Ngô Nhĩ sống ở nước ngoài đã phát động trên các mạng xã hội một chiến dịch truyền thông nhằm gây áp lực buộc Bắc Kinh cung cấp các bằng chứng cho thấy người thân bị mất tích vẫn còn sống.
Theo AFP, chiến dịch được khởi sự trên hai mạng Twitter và Facebook với hashtag #MeTooUyghur (tức « Tôi cũng là người Duy Ngô Nhĩ »). Chiến dịch nói trên đã thúc đẩy nhiều người Duy Ngô Nhĩ hải ngoại đưa lên mạng hàng loạt bức ảnh chụp cha mẹ, vợ con hay bạn bè mất tích, và yêu cầu gửi đến chính quyền Trung Quốc, vì nhiều người không liên lạc được với người thân tại Trung Quốc.
AFP tiếp xúc được với ông Halmurat Harri, một người Duy Ngô Nhĩ sống tại Phần Lan. Người khẳng định đã lập ra hashtag nói trên tuyên bố : cộng đồng Duy Ngô Nhĩ hải ngoại muốn biết rõ hàng triệu người thân của họ ở Trung Quốc hiện đang ở đâu.
Sáng kiến nói trên được đưa ra sau khi một phương tiện truyền thông Nhà nước Trung Quốc công bố một đoạn clip 26 giây cho thấy một người đàn ông tự giới thiệu là Abdurehim Heyit, một nghệ sĩ Duy Ngô Nhĩ bị coi là mất tích. Bắc Kinh tung ra clip này sau khi chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định, hôm thứ Bảy tuần trước (09/02), là nhà thơ và ca sĩ Abdurehim Heyit đã chết trong trại giam ở Trung Quốc. Cũng trong dịp này, Ankara đã đồng thời lên án chính sách đàn áp tàn bạo của Bắc Kinh đối với cộng đồng thiểu số theo đạo Hồi ở Tân Cương, mà Thổ Nhĩ Kỳ gọi là một « nỗi ô nhục của nhân loại ».
Theo các thông tin của giới chuyên gia được Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền dẫn lại, khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ có thể đang bị giam giữ tại các trại tập trung. Bắc Kinh bác bỏ điều này, nhưng chấp nhận là có tồn tại « nhiều trung tâm đào tạo nghề » để chống lại nạn Hồi Giáo cực đoan.
Hôm thứ Hai, 11/02, hiệp hội bảo vệ nhân quyền Amnesty international, Human Rights Watch, Đại Hội Duy Ngô Nhĩ Thế Giới và một số tổ chức phi chính phủ khác ra một bản thông cáo chung lên án việc chế độ Bắc Kinh đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, và kêu gọi Liên Hiệp Quốc cử một phái đoàn quan sát viên tới vùng Tân Cương.
RFI
13-2-2019
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/0/512/289/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aefimagesnew/aef_image/000_1d27lo_0.jpg
Biểu tình tại New York Hoa Kỳ đòi trả tự do cho người Duy Ngô Nhĩ. Ảnh 05/02/2019.
TIMOTHY A. CLARY / AFP
Kể từ hôm qua, 12/02/2019, nhiều người Duy Ngô Nhĩ sống ở nước ngoài đã phát động trên các mạng xã hội một chiến dịch truyền thông nhằm gây áp lực buộc Bắc Kinh cung cấp các bằng chứng cho thấy người thân bị mất tích vẫn còn sống.
Theo AFP, chiến dịch được khởi sự trên hai mạng Twitter và Facebook với hashtag #MeTooUyghur (tức « Tôi cũng là người Duy Ngô Nhĩ »). Chiến dịch nói trên đã thúc đẩy nhiều người Duy Ngô Nhĩ hải ngoại đưa lên mạng hàng loạt bức ảnh chụp cha mẹ, vợ con hay bạn bè mất tích, và yêu cầu gửi đến chính quyền Trung Quốc, vì nhiều người không liên lạc được với người thân tại Trung Quốc.
AFP tiếp xúc được với ông Halmurat Harri, một người Duy Ngô Nhĩ sống tại Phần Lan. Người khẳng định đã lập ra hashtag nói trên tuyên bố : cộng đồng Duy Ngô Nhĩ hải ngoại muốn biết rõ hàng triệu người thân của họ ở Trung Quốc hiện đang ở đâu.
Sáng kiến nói trên được đưa ra sau khi một phương tiện truyền thông Nhà nước Trung Quốc công bố một đoạn clip 26 giây cho thấy một người đàn ông tự giới thiệu là Abdurehim Heyit, một nghệ sĩ Duy Ngô Nhĩ bị coi là mất tích. Bắc Kinh tung ra clip này sau khi chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định, hôm thứ Bảy tuần trước (09/02), là nhà thơ và ca sĩ Abdurehim Heyit đã chết trong trại giam ở Trung Quốc. Cũng trong dịp này, Ankara đã đồng thời lên án chính sách đàn áp tàn bạo của Bắc Kinh đối với cộng đồng thiểu số theo đạo Hồi ở Tân Cương, mà Thổ Nhĩ Kỳ gọi là một « nỗi ô nhục của nhân loại ».
Theo các thông tin của giới chuyên gia được Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền dẫn lại, khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ có thể đang bị giam giữ tại các trại tập trung. Bắc Kinh bác bỏ điều này, nhưng chấp nhận là có tồn tại « nhiều trung tâm đào tạo nghề » để chống lại nạn Hồi Giáo cực đoan.
Hôm thứ Hai, 11/02, hiệp hội bảo vệ nhân quyền Amnesty international, Human Rights Watch, Đại Hội Duy Ngô Nhĩ Thế Giới và một số tổ chức phi chính phủ khác ra một bản thông cáo chung lên án việc chế độ Bắc Kinh đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, và kêu gọi Liên Hiệp Quốc cử một phái đoàn quan sát viên tới vùng Tân Cương.
RFI
13-2-2019