sophienguyen
02-03-2019, 03:42 AM
Dân ‘choáng váng’ vì CSVN lại in tiền mới vào dịp Tết
https://i1.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2019/02/VN-Dan-Choang-Vang-Vi-CS-In-Tien-Moi.jpg?resize=660%2C410&ssl=1
(Hình minh họa: soha.vn)
Nhiều blogger bày tỏ họ cảm thấy sốc khi đọc tin trên báo điện tử của Đài Truyền Hình Việt Nam rằng “Đưa vào lưu thông hơn 47,500 tỷ đồng (hơn $2 tỷ).”
Tờ báo viết: “Đây không phải là diễn biến bất ngờ bởi những tuần giáp Tết Nguyên Đán, Ngân Hàng Nhà Nước (CSVN) thường bơm tiền để trợ giúp thanh khoản của hệ thống khi nhu cầu tiền mặt tăng cao. Bên cạnh đó, việc Ngân Hàng Nhà Nước tiếp tục mua vào một lượng lớn đô la trong tuần qua cũng khiến tăng cung tiền đồng. Việc bơm ròng thời điểm này giúp lãi suất duy trì ổn định và có khả năng giảm nhẹ vào những tuần sau Tết.”
Việc “bơm tiền,” nghĩa là in tiền mới và đưa vào thị trường, diễn ra đều đặn hàng năm, nhưng số tiền 47,500 tỷ đồng được chính báo điện tử của Đài Truyền Hình Việt Nam thừa nhận đây là “mức cao nhất trong gần hai năm qua.”
Nhà báo Nguyễn Đức của báo Pháp Luật TP.HCM đăng trên trang cá nhân của ông ảnh chụp những tờ tiền 500,000 đồng mới cáu, cùng số sơ ri liền mạch được rút từ máy ATM hôm 1 Tháng Hai như một minh chứng. Ông cũng đưa bình luận: “Ngân Hàng Nhà Nước đã bơm hơn 47,000 tỷ cho dân tiêu Tết, thật chu đáo với đồng bào. Chúng ta sướng nhỉ. Dân càng tiêu tiền mới nhiều, GDP càng tăng trưởng mạnh!”
Việc cung một khoản tiền quá lớn ra thị trường khiến giới quan sát lo ngại rằng tình trạng lạm phát năm 2019 ở Việt Nam sẽ diễn biến xấu. Việc chính quyền CSVN đều đặn in tiền mỗi năm cũng được coi là một công cụ mị dân hiệu quả để tạo ảo giác tăng trưởng GDP trong quần chúng, trong lúc lấp liếm tỷ lệ lạm phát thật sự từ hệ lụy của việc này.
Theo báo Tổ Quốc hôm 2 Tháng Hai, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam năm 2018 là “4%” trong lúc tăng trưởng GDP “ít nhất đạt 6.8%.”
Tuy nhiên, nhìn vào mức độ tăng giá các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu trên thực tế qua từng năm, người dân bày tỏ sự hoài nghi về tỷ lệ lạm phát được công bố bởi Tổng Cục Thống Kê.
Trang Nghiên Cứu Kinh Tế hồi Tháng Bảy, 2018 từng nhận định: “GDP chưa bao giờ là công cụ hiệu quả để kiểm chứng sức khỏe của nền kinh tế, việc in tiền để theo đuổi những mục tiêu tăng trưởng ảo sẽ gây ra những tác động xấu đến tương lai nền kinh tế Việt Nam. Nói về những thảm họa kinh tế từ việc in tiền, thế giới mới đây đã chứng kiến sự sụp đổ của Zimbabwe và Venezuela, đây là hai ví dụ nhãn tiền cho Việt Nam.”
“Các loại thuế, phí tại Việt Nam đang rất cao, chiếm 32% GDP, cao gần gấp đôi so với đề xuất của Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) là chỉ nên thu thuế khoảng 18% GDP. Nghĩa là, chính phủ vẫn in tiền, người dân vẫn đóng thuế, thì tiền tiết kiệm thì ngày càng mất giá. Đồng tiền mất giá sẽ gây khó khăn cho việc giao dịch và đầu tư, và từ đó có thể khiến tổng sản lượng thực tế suy giảm; bên cạnh đó là hàng loạt các câu hỏi về mức độ hiệu quả trong chi tiêu chính phủ,” trang này viết.
(T.K.)Người Việt
https://i1.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2019/02/VN-Dan-Choang-Vang-Vi-CS-In-Tien-Moi.jpg?resize=660%2C410&ssl=1
(Hình minh họa: soha.vn)
Nhiều blogger bày tỏ họ cảm thấy sốc khi đọc tin trên báo điện tử của Đài Truyền Hình Việt Nam rằng “Đưa vào lưu thông hơn 47,500 tỷ đồng (hơn $2 tỷ).”
Tờ báo viết: “Đây không phải là diễn biến bất ngờ bởi những tuần giáp Tết Nguyên Đán, Ngân Hàng Nhà Nước (CSVN) thường bơm tiền để trợ giúp thanh khoản của hệ thống khi nhu cầu tiền mặt tăng cao. Bên cạnh đó, việc Ngân Hàng Nhà Nước tiếp tục mua vào một lượng lớn đô la trong tuần qua cũng khiến tăng cung tiền đồng. Việc bơm ròng thời điểm này giúp lãi suất duy trì ổn định và có khả năng giảm nhẹ vào những tuần sau Tết.”
Việc “bơm tiền,” nghĩa là in tiền mới và đưa vào thị trường, diễn ra đều đặn hàng năm, nhưng số tiền 47,500 tỷ đồng được chính báo điện tử của Đài Truyền Hình Việt Nam thừa nhận đây là “mức cao nhất trong gần hai năm qua.”
Nhà báo Nguyễn Đức của báo Pháp Luật TP.HCM đăng trên trang cá nhân của ông ảnh chụp những tờ tiền 500,000 đồng mới cáu, cùng số sơ ri liền mạch được rút từ máy ATM hôm 1 Tháng Hai như một minh chứng. Ông cũng đưa bình luận: “Ngân Hàng Nhà Nước đã bơm hơn 47,000 tỷ cho dân tiêu Tết, thật chu đáo với đồng bào. Chúng ta sướng nhỉ. Dân càng tiêu tiền mới nhiều, GDP càng tăng trưởng mạnh!”
Việc cung một khoản tiền quá lớn ra thị trường khiến giới quan sát lo ngại rằng tình trạng lạm phát năm 2019 ở Việt Nam sẽ diễn biến xấu. Việc chính quyền CSVN đều đặn in tiền mỗi năm cũng được coi là một công cụ mị dân hiệu quả để tạo ảo giác tăng trưởng GDP trong quần chúng, trong lúc lấp liếm tỷ lệ lạm phát thật sự từ hệ lụy của việc này.
Theo báo Tổ Quốc hôm 2 Tháng Hai, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam năm 2018 là “4%” trong lúc tăng trưởng GDP “ít nhất đạt 6.8%.”
Tuy nhiên, nhìn vào mức độ tăng giá các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu trên thực tế qua từng năm, người dân bày tỏ sự hoài nghi về tỷ lệ lạm phát được công bố bởi Tổng Cục Thống Kê.
Trang Nghiên Cứu Kinh Tế hồi Tháng Bảy, 2018 từng nhận định: “GDP chưa bao giờ là công cụ hiệu quả để kiểm chứng sức khỏe của nền kinh tế, việc in tiền để theo đuổi những mục tiêu tăng trưởng ảo sẽ gây ra những tác động xấu đến tương lai nền kinh tế Việt Nam. Nói về những thảm họa kinh tế từ việc in tiền, thế giới mới đây đã chứng kiến sự sụp đổ của Zimbabwe và Venezuela, đây là hai ví dụ nhãn tiền cho Việt Nam.”
“Các loại thuế, phí tại Việt Nam đang rất cao, chiếm 32% GDP, cao gần gấp đôi so với đề xuất của Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) là chỉ nên thu thuế khoảng 18% GDP. Nghĩa là, chính phủ vẫn in tiền, người dân vẫn đóng thuế, thì tiền tiết kiệm thì ngày càng mất giá. Đồng tiền mất giá sẽ gây khó khăn cho việc giao dịch và đầu tư, và từ đó có thể khiến tổng sản lượng thực tế suy giảm; bên cạnh đó là hàng loạt các câu hỏi về mức độ hiệu quả trong chi tiêu chính phủ,” trang này viết.
(T.K.)Người Việt