sophienguyen
02-01-2019, 02:27 AM
Cảnh giác với 11 thực phẩm phổ biến có thể gây ngộ độc
Từ khoai tây, gạo, cà chua tới táo, hạnh nhân, đều có thể chứa chất nguy hiểm, gây ngộ độc nếu bạn tiêu thụ với số lượng lớn.
https://znews-photo.zadn.vn/w660/Uploaded/sgorvz/2019_01_29/thuc_pham_gay_ngo_doc_1.jpg
Khoai tây: Theo Business Insider, khoai tây khi để trong thời gian dài để chuyển sang màu xanh và không còn an toàn để ăn. Khoai tây có lớp vỏ màu xanh sẽ có độc tính nhẹ. Màu xanh này là do chất gọi là solanine, xuất hiện trong khoai tây khi chúng già đi và bắt đầu nảy mầm. Hầu hết mọi người có thể dung nạp solanine với số lượng nhỏ, chẳng hạn trong 1-2 củ khoai tây xanh. Tuy nhiên, nó vẫn có thể gây ngộ độc nhỏ, dẫn đến đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và đôi khi bị sốt. Để tránh ngộ độc solanine, điều quan trọng là phải loại bỏ bất kỳ củ khoai tây nào có màu xanh trên vỏ. Tiêu thụ một lượng lớn solanine có thể gây tử vong.
https://znews-photo.zadn.vn/w660/Uploaded/sgorvz/2019_01_29/thuc_pham_gay_ngo_doc_2.jpg
Đậu thận: Đây là một trong những thực phẩm phổ biến, nhưng nó thực sự độc ở dạng thô, sống. Đậu thận, đặc biệt là đậu thận đỏ, có chứa độc tố gọi là profin. Chỉ cần 4-5 quả đậu đỏ có thể gây đau dạ dày, nôn mửa và tiêu chảy. Khi đậu được ngâm trong ít nhất 12 giờ, sau đó đun sôi ít nhất 10 phút, các độc tố này bị phá hủy. Nếu bạn đang vội? Hãy chọn đậu thận đóng hộp vì chúng đã được ngâm và đun sôi, chúng có thể ăn được ngay.
https://znews-photo.zadn.vn/w660/Uploaded/sgorvz/2019_01_29/thuc_pham_gay_ngo_doc_3.jpg
Cam thảo đen: Khi sử dụng một gói cam thảo đen, bạn thực sự ăn một lượng nhỏ chất độc. Cam thảo đen chứa hợp chất glycyrrhizin, có nguồn gốc từ rễ cam thảo. Glycyrrhizin có thể khiến nồng độ kali trong cơ thể người uống giảm xuống. Tuy nhiên, tiêu thụ cam thảo đen vừa phải không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Những người trên 40 tuổi, người mắc bệnh tim hoặc huyết áp cao có nhiều khả năng dễ gặp nguy hiểm nếu ăn khoảng 57 g cam thảo đen mỗi ngày trong ít nhất 2 tuần. Khi ngừng ăn, các vấn đề này sẽ biến mất.
https://znews-photo.zadn.vn/w660/Uploaded/sgorvz/2019_01_29/thuc_pham_gay_ngo_doc_4.jpg
Hoa thủy tiên: Hoa thủy tiên rất đẹp và rực rỡ, nhưng ăn phải bất kỳ phần nào của cây hoa này có thể dẫn đến ngộ độc. Mọi bộ phận của hoa thủy tiên đều độc hại, bao gồm cả cánh hoa, thân và củ. Trẻ em có nguy cơ ngộ độc hoa thủy tiên cao nhất, có thể bị buồn nôn, nôn mửa, đau bụng và tổn thương gan. Tuy nhiên, người lớn cũng dễ bị ngộ độc loài hoa này vì nhiều người thường nhầm lẫn củ thủy tiên với hành tây dại.
https://znews-photo.zadn.vn/w660/Uploaded/sgorvz/2019_01_29/thuc_pham_gay_ngo_doc_5.jpg
Gạo: Thực phẩm này có thể chứa một lượng asen nhỏ. Asen tự nhiên thường được tìm thấy trong đất và nước, nó được hấp thụ bởi gạo, các loại trái cây, rau củ và ngũ cốc trong quá trình trồng trọt. Mặc dù lượng asen chứa trong một phần cơm không gây hại lớn, việc tiêu thụ asen có khả năng làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh, bao gồm cả ung thư.
https://znews-photo.zadn.vn/w660/Uploaded/sgorvz/2019_01_29/thuc_pham_gay_ngo_doc_6.jpg
Cà chua: Cà chua là loại trái cây ngon ngọt và có hương vị, chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng có lợi, nhưng lá của chúng lại gây độc với con người. Chúng chứa một lượng nhỏ solanine, chất kiềm độc hại. Vô tình ăn phải 1-2 lá nhỏ trong món salad cà chua sẽ không gây hại, nhưng ăn với lượng lớn - chẳng hạn sử dụng chúng làm rau xanh trong món salad - có thể gây nguy hiểm.
https://znews-photo.zadn.vn/w660/Uploaded/sgorvz/2019_01_29/thuc_pham_gay_ngo_doc_7.jpg
Cây đại hoàng: Phần thịt của thân cây đại hoàng thường được chế biến như món ăn nhẹ hoặc thêm vào các món ăn chín. Tuy nhiên, lá xanh của đại hoàng thực sự độc. Chúng chứa hàm lượng axit oxalic cao, có thể gây suy thận và tử vong ở người. Tuy nhiên, may mắn là một người trưởng thành sẽ cần ăn từ 4,5-8 kg lá đại hoàng mới bị nhiễm độc.
https://znews-photo.zadn.vn/w660/Uploaded/sgorvz/2019_01_29/thuc_pham_gay_ngo_doc_8.jpg
Hạt anh đào: Anh đào là trái cây phổ biến rất ngon và có lợi cho sức khỏe nhưng hạt của nó lại gây độc. Theo Trung tâm Ngộ độc Missouri (Mỹ), hạt anh đào chứa nhiều glycoside cyanogen. Hợp chất này có thể gây tử vong nếu ăn với liều lượng lớn. Mặc dù ngộ độc bởi hạt anh đào là cực hiếm - bạn cần phải nhai nhiều hạt mới đủ liều gây tử vong - bạn vẫn nên loại bỏ hạt trước khi ăn hoặc cắt quả anh đào.
https://znews-photo.zadn.vn/w660/Uploaded/sgorvz/2019_01_29/thuc_pham_gay_ngo_doc_9.jpg
Hạnh nhân đắng: Loại thực phẩm này có mùi hương quyến rũ, nhưng ăn chúng ở dạng thô có thể gây tử vong. Những hạt này chứa chất độc xyanua, nếu ăn phải 12 hạt hạnh nhân đắng có thể khiến cơ thể hấp thụ đủ liều lượng xyanua có thể giết chết một người trưởng thành.
https://znews-photo.zadn.vn/w660/Uploaded/sgorvz/2019_01_29/thuc_pham_gay_ngo_doc_10.jpg
Hạt táo: Hạt táo chứa amygdalin, hợp chất tạo ra xyanua. Mặc dù nuốt 1-2 hạt táo sẽ không giết chết bạn, ăn nhiều với số lượng lớn có thể gây ngất xỉu, nôn mửa, suy thận, hôn mê và tử vong. Ngoài ra, hạt đào và mận cũng chứa amygdalin.
https://znews-photo.zadn.vn/w660/Uploaded/sgorvz/2019_01_29/thuc_pham_gay_ngo_doc_11.jpg
Dầu thầu dầu: Đây là loại dầu thực vật màu vàng nhạt thường được sử dụng trong xà phòng, mực, chất bôi trơn, sơn và nước hoa. Đôi khi nó cũng được sử dụng như thuốc nhuận tràng hoặc thuốc tẩy. Dầu thầu dầu được chiết xuất từ hạt thầu dầu, chứa chất độc ricin. Chất độc này có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, nhịp tim nhanh, co giật và tử vong. Nhai từ 5-20 hạt thầu dầu có thể giết chết một người trưởng thành. Nếu quy trình sản xuất dầu thầu dầu không đủ an toàn, chúng có thể gây tử vong.
Ảnh: Business Insider
Từ khoai tây, gạo, cà chua tới táo, hạnh nhân, đều có thể chứa chất nguy hiểm, gây ngộ độc nếu bạn tiêu thụ với số lượng lớn.
https://znews-photo.zadn.vn/w660/Uploaded/sgorvz/2019_01_29/thuc_pham_gay_ngo_doc_1.jpg
Khoai tây: Theo Business Insider, khoai tây khi để trong thời gian dài để chuyển sang màu xanh và không còn an toàn để ăn. Khoai tây có lớp vỏ màu xanh sẽ có độc tính nhẹ. Màu xanh này là do chất gọi là solanine, xuất hiện trong khoai tây khi chúng già đi và bắt đầu nảy mầm. Hầu hết mọi người có thể dung nạp solanine với số lượng nhỏ, chẳng hạn trong 1-2 củ khoai tây xanh. Tuy nhiên, nó vẫn có thể gây ngộ độc nhỏ, dẫn đến đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và đôi khi bị sốt. Để tránh ngộ độc solanine, điều quan trọng là phải loại bỏ bất kỳ củ khoai tây nào có màu xanh trên vỏ. Tiêu thụ một lượng lớn solanine có thể gây tử vong.
https://znews-photo.zadn.vn/w660/Uploaded/sgorvz/2019_01_29/thuc_pham_gay_ngo_doc_2.jpg
Đậu thận: Đây là một trong những thực phẩm phổ biến, nhưng nó thực sự độc ở dạng thô, sống. Đậu thận, đặc biệt là đậu thận đỏ, có chứa độc tố gọi là profin. Chỉ cần 4-5 quả đậu đỏ có thể gây đau dạ dày, nôn mửa và tiêu chảy. Khi đậu được ngâm trong ít nhất 12 giờ, sau đó đun sôi ít nhất 10 phút, các độc tố này bị phá hủy. Nếu bạn đang vội? Hãy chọn đậu thận đóng hộp vì chúng đã được ngâm và đun sôi, chúng có thể ăn được ngay.
https://znews-photo.zadn.vn/w660/Uploaded/sgorvz/2019_01_29/thuc_pham_gay_ngo_doc_3.jpg
Cam thảo đen: Khi sử dụng một gói cam thảo đen, bạn thực sự ăn một lượng nhỏ chất độc. Cam thảo đen chứa hợp chất glycyrrhizin, có nguồn gốc từ rễ cam thảo. Glycyrrhizin có thể khiến nồng độ kali trong cơ thể người uống giảm xuống. Tuy nhiên, tiêu thụ cam thảo đen vừa phải không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Những người trên 40 tuổi, người mắc bệnh tim hoặc huyết áp cao có nhiều khả năng dễ gặp nguy hiểm nếu ăn khoảng 57 g cam thảo đen mỗi ngày trong ít nhất 2 tuần. Khi ngừng ăn, các vấn đề này sẽ biến mất.
https://znews-photo.zadn.vn/w660/Uploaded/sgorvz/2019_01_29/thuc_pham_gay_ngo_doc_4.jpg
Hoa thủy tiên: Hoa thủy tiên rất đẹp và rực rỡ, nhưng ăn phải bất kỳ phần nào của cây hoa này có thể dẫn đến ngộ độc. Mọi bộ phận của hoa thủy tiên đều độc hại, bao gồm cả cánh hoa, thân và củ. Trẻ em có nguy cơ ngộ độc hoa thủy tiên cao nhất, có thể bị buồn nôn, nôn mửa, đau bụng và tổn thương gan. Tuy nhiên, người lớn cũng dễ bị ngộ độc loài hoa này vì nhiều người thường nhầm lẫn củ thủy tiên với hành tây dại.
https://znews-photo.zadn.vn/w660/Uploaded/sgorvz/2019_01_29/thuc_pham_gay_ngo_doc_5.jpg
Gạo: Thực phẩm này có thể chứa một lượng asen nhỏ. Asen tự nhiên thường được tìm thấy trong đất và nước, nó được hấp thụ bởi gạo, các loại trái cây, rau củ và ngũ cốc trong quá trình trồng trọt. Mặc dù lượng asen chứa trong một phần cơm không gây hại lớn, việc tiêu thụ asen có khả năng làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh, bao gồm cả ung thư.
https://znews-photo.zadn.vn/w660/Uploaded/sgorvz/2019_01_29/thuc_pham_gay_ngo_doc_6.jpg
Cà chua: Cà chua là loại trái cây ngon ngọt và có hương vị, chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng có lợi, nhưng lá của chúng lại gây độc với con người. Chúng chứa một lượng nhỏ solanine, chất kiềm độc hại. Vô tình ăn phải 1-2 lá nhỏ trong món salad cà chua sẽ không gây hại, nhưng ăn với lượng lớn - chẳng hạn sử dụng chúng làm rau xanh trong món salad - có thể gây nguy hiểm.
https://znews-photo.zadn.vn/w660/Uploaded/sgorvz/2019_01_29/thuc_pham_gay_ngo_doc_7.jpg
Cây đại hoàng: Phần thịt của thân cây đại hoàng thường được chế biến như món ăn nhẹ hoặc thêm vào các món ăn chín. Tuy nhiên, lá xanh của đại hoàng thực sự độc. Chúng chứa hàm lượng axit oxalic cao, có thể gây suy thận và tử vong ở người. Tuy nhiên, may mắn là một người trưởng thành sẽ cần ăn từ 4,5-8 kg lá đại hoàng mới bị nhiễm độc.
https://znews-photo.zadn.vn/w660/Uploaded/sgorvz/2019_01_29/thuc_pham_gay_ngo_doc_8.jpg
Hạt anh đào: Anh đào là trái cây phổ biến rất ngon và có lợi cho sức khỏe nhưng hạt của nó lại gây độc. Theo Trung tâm Ngộ độc Missouri (Mỹ), hạt anh đào chứa nhiều glycoside cyanogen. Hợp chất này có thể gây tử vong nếu ăn với liều lượng lớn. Mặc dù ngộ độc bởi hạt anh đào là cực hiếm - bạn cần phải nhai nhiều hạt mới đủ liều gây tử vong - bạn vẫn nên loại bỏ hạt trước khi ăn hoặc cắt quả anh đào.
https://znews-photo.zadn.vn/w660/Uploaded/sgorvz/2019_01_29/thuc_pham_gay_ngo_doc_9.jpg
Hạnh nhân đắng: Loại thực phẩm này có mùi hương quyến rũ, nhưng ăn chúng ở dạng thô có thể gây tử vong. Những hạt này chứa chất độc xyanua, nếu ăn phải 12 hạt hạnh nhân đắng có thể khiến cơ thể hấp thụ đủ liều lượng xyanua có thể giết chết một người trưởng thành.
https://znews-photo.zadn.vn/w660/Uploaded/sgorvz/2019_01_29/thuc_pham_gay_ngo_doc_10.jpg
Hạt táo: Hạt táo chứa amygdalin, hợp chất tạo ra xyanua. Mặc dù nuốt 1-2 hạt táo sẽ không giết chết bạn, ăn nhiều với số lượng lớn có thể gây ngất xỉu, nôn mửa, suy thận, hôn mê và tử vong. Ngoài ra, hạt đào và mận cũng chứa amygdalin.
https://znews-photo.zadn.vn/w660/Uploaded/sgorvz/2019_01_29/thuc_pham_gay_ngo_doc_11.jpg
Dầu thầu dầu: Đây là loại dầu thực vật màu vàng nhạt thường được sử dụng trong xà phòng, mực, chất bôi trơn, sơn và nước hoa. Đôi khi nó cũng được sử dụng như thuốc nhuận tràng hoặc thuốc tẩy. Dầu thầu dầu được chiết xuất từ hạt thầu dầu, chứa chất độc ricin. Chất độc này có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, nhịp tim nhanh, co giật và tử vong. Nhai từ 5-20 hạt thầu dầu có thể giết chết một người trưởng thành. Nếu quy trình sản xuất dầu thầu dầu không đủ an toàn, chúng có thể gây tử vong.
Ảnh: Business Insider