sophienguyen
01-29-2019, 03:34 AM
Từ phong tục tiễn ông Táo về Trời rút ra bài học nhân sinh sâu sắc
Ngày đưa ông Táo về trời không đơn giản chỉ là một phong tục không thể thiếu trong những ngày Tết để cầu bình an và may mắn, mà còn thể hiển những triết lý về tu dưỡng nhân tâm, nhắc nhở chúng ta về làm việc tốt mới nhận được bình an, làm việc xấu sẽ gặp điều xấu, cũng chính là nói lên việc gieo nhân nào sẽ gặp quả nấy…
http://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/01/75b4a1413d00d45e8d11.jpg
Ông Táo về trời. (Ảnh: Internet)
Truyền thuyết kể lại rằng: “Hàng năm, Táo quân được Ngọc Hoàng phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm thiện ác, tốt xấu của nhân loại. Sau đó, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong năm đó để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người”.
Bởi thế, theo phong tục cổ truyền hàng năm, cứ đến ngày Tết ông Công ông Táo là người Việt lại làm lễ cúng cá chép. Người dân thường chuẩn bị một đôi hoặc 3 con cá chép sống, thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác. Sau khi cúng xong sẽ đem thả ở sông, ao, hồ, để cá chép “hóa rồng” đưa ông Táo về trời.
Không rõ phong tục này bắt nguồn từ khi nào, nhưng đến nay vẫn là một nghi lễ không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt mỗi độ năm hết Tết đến. Nó thể hiện sự kính Thiên, kính Thần trong tâm thức mỗi người và mong ước một năm mới an lành, hạnh phúc. Trong thời đại mà vật chất lên ngôi, nhiều giá trị truyền thống lâu đời đang dần mai một như ngày nay thì đây là một điều đáng quý.
Tuy nhiên, các phong tục được lưu truyền từ xa xưa thường không chỉ đơn giản là hình thức lễ nghi mà hẳn còn hàm chứa triết lý nhân sinh sâu sắc. Ngoài việc chuẩn bị mâm cỗ tỏ lòng thành kính, tiễn ông Táo về trời thì còn một số điều trong phong tục này mà có lẽ chúng ta ít để ý đến.
Chuyện ông Táo lên chầu Trời nhắc nhở chúng ta điều gì?
Khi cúng lễ, nhiều người chúng ta thường cúi xin Thần linh ân xá lỗi lầm trong năm cũ, ban phước, phù hộ cho gia đình năm mới bình an, thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Nhưng chúng ta quên mất rằng ông Táo về Trời là để báo cáo những chuyện tốt xấu, thiện ác của mỗi chúng ta. Đó chẳng phải để nhắc nhở rằng, nhất cử nhất động của chúng ta thời thời khắc khắc đều có Thần linh dõi theo, ghi lại. Nó cũng tương hợp với câu tục ngữ: “Trên đầu ba thước có thần linh”. Bất kể làm việc tốt hay xấu, có thể người không biết, nhưng chắc chắn trời biết, đất biết, quỷ thần đều biết.
Sau khi nghe Táo Quân báo cáo, Ngọc Hoàng sẽ định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho mỗi người, biểu hiện của điều này không đâu xa chẳng phải chính là quy luật nhân quả, thiện ác hữu báo mà thỉnh thoảng chúng ta vẫn trải nghiệm. Làm việc tốt thì được ban thưởng, biểu hiện là thường bình an, gặp chuyện may mắn, tốt lành; làm việc xấu sẽ bị trời phạt, có thể là mắc bệnh, gặp chuyện không vui, khó khăn, khổ nạn. Như vậy, hàm ý trong việc này chẳng phải nhắn nhủ chúng ta rằng mọi chuyện tốt xấu gặp hôm nay đều là do “nhân” chúng ta gieo trong quá khứ, và “quả” chúng ta gặt mai sau chính là phụ thuộc vào những gì chúng ta gieo hiện tại.
http://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/01/16142418_1772517909735203_3768125280412389520_n.jp g
Sau khi nghe Táo Quân báo cáo, Ngọc Hoàng sẽ định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho mỗi người, biểu hiện của điều này không đâu xa chẳng phải chính là quy luật nhân quả, thiện ác hữu báo mà thỉnh thoảng chúng ta vẫn trải nghiệm. (Ảnh: TTO)
Ngày nay pháp luật đang ngày càng hoàn thiện, nhưng tại sao tội phạm vẫn không ngừng gia tăng, tham nhũng vẫn không ngừng bành trướng, thực phẩm độc, hàng giả, hàng nhái tràn lan, các vấn nạn xã hội ngày càng nan giải… Đó phải chăng vì người ta đã quên mất đạo lý mà cổ nhân truyền lại, không thể tự ước chế cái tâm mình, không còn biết nhân quả thì đâu sợ báo ứng.
Chúng ta cúng bái Thần Phật nhưng lại chỉ thực hiện hình thức chứ không ghi nhớ lời Thần Phật dạy, rằng “người đang làm, trời đang nhìn”, rằng thiện ác tất báo, chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Trước thần Phật cầu xá tội, cầu phước lành, nhưng ra ngoài kia vẫn vì lợi ích bản thân mà tranh giành, lừa gạt, biển thủ. Gặp chút mâu thuẫn liền gây sự, đánh lộn, thậm chí hãm hại người khác… Cứ như vậy thử hỏi Thần Phật sao có thể ban phước đây? Chúng ta sao có thể tránh được tai họa đây?
Người xưa giảng tích đức hành thiện, “Có đức mặc sức mà ăn”, hết thảy danh vọng, phú quý đều từ đức mà ra. Đó là cái lý của trời, Thần linh cũng là thuận theo lý ấy. Lại có người “hối lộ” cả ông Táo, để ông Táo “nương tay”, báo cáo với Trời xin cho nhiều lộc. Sao có thể như vậy được. Nếu nắm được cái đạo lý mà cổ nhân truyền lại, chúng ta sẽ có thể tự câu thúc bản thân, trọng đức hành thiện, tránh phạm điều xấu, như vậy tự nhiên sẽ có được cuộc đời thanh thản, hạnh phúc.
“Cá chép hóa rồng” và câu chuyện tu dưỡng của mỗi chúng ta
https://tranhtuankiet.com/uploaded/files/ca-chep-hoa-rong2.jpg
Đối với con người, “Cá vượt vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, sự kiên trì, bền chí để đi đến thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp. (Ảnh: Internet)
Trong ngày này, ông Táo thường cưỡi cá chép lên Thiên đình, bởi trong dân gian lưu truyền rằng: Cá chép vàng hay còn gọi là cá chép tiên là một loài động vật sống trên Thiên đình, do phạm phải tội lỗi, nên bị Thượng Đế đày xuống trần gian tu hành để chuộc lại lỗi lầm của mình gây ra. Sau khi tu đắc chính quả, cá chép sẽ hóa thân thành rồng và bay về Trời.
Đối với con người, “Cá vượt vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, sự kiên trì, bền chí để đi đến thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.
Kỳ thực, tu hành là cực kỳ gian khổ, là quá trình không ngừng sửa đổi bản thân, nghiêm khắc chiểu theo chính lý mà hành xử. Còn phải trải qua vô số quan ải, khổ nạn để tiêu khứ tội nghiệp đã tạo trong quá khứ. Có thể liên tưởng đến bốn thầy trò Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh phải trải qua 81 kiếp nạn vậy. Trên thực tế, kiếp nạn còn nhiều hơn nhiều. Gian khổ là thế, nhưng khi tu thành rồi thì vĩnh viễn thoát khỏi bể khổ luân hồi, trở về thế giới Thiên Quốc mỹ diệu thù thắng.
Đời người cũng giống như một đạo trường tu hành rộng lớn vậy. Từ khi sinh ra, lớn lên là quá trình không ngừng học hỏi, rèn giũa, hoàn thiện bản thân cả về nhân cách lẫn kỹ năng, trí tuệ. Chỉ có không ngừng nỗ lực, cải thiện chính mình từng chút một, vượt qua đủ dạng khó khăn, thử thách, một ngày kia mới đắc được thành tựu chân chính, chứ tuyệt nhiên không hề có đường tắt. Bởi nếu đi đường tắt, dùng mánh lới, mưu mẹo mà có được lợi ích, danh vọng thì không khéo sẽ tạo tội nghiệp, như thế thì thành quả không bền vững, mà tội nghiệp cũng sẽ sớm phải đền trả.
Chúng ta nhìn những người thành công, đa phần chỉ thấy ánh hào quang chứ không thấy quá trình vấp ngã, gian nan của họ. Chúng ta ngưỡng mộ những người may mắn, phú quý nhưng không biết rằng trước đây họ đã tích bao phúc đức, hành thiện. Chúng ta trầm trồ trước những nghệ sĩ tài năng nhưng không biết được những ngày tháng họ tập luyện đổ mồ hôi sôi nước mắt…
Vậy nên, có thể nói hình ảnh “cá chép hóa rồng” ở đây hẳn là để nhắn nhủ chúng ta rằng muốn có được thành quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì chỉ có thể không ngừng nỗ lực, tu dưỡng bản thân, cuối cùng trở thành một cá nhân xuất sắc, thì tự khắc sẽ có được thành tựu. Thành công khi ấy mới là chân chính nhất, xứng đáng nhất.
Người ta nói “nhân vô thập toàn”, con người có điểm tốt, cũng có thiếu sót, lỗi lầm. Vậy nên lễ tiễn ông Táo chầu trời có lẽ cũng là dịp để chúng ta tự nhìn xét lại bản thân và gia đình một năm vừa qua, đã làm tốt được gì, chưa làm tốt được gì, cần nỗ lực ra sao, cần sửa đổi chỗ nào. Có như thế chúng ta mới không ngừng hoàn thiện, không ngừng tốt đẹp hơn và những điều tốt đẹp tự nhiên cũng theo đến.
Và có lẽ không chỉ khi năm hết Tết đến chúng ta mới nhớ đến ông Công ông Táo, mà hãy nhớ rằng hàng ngày các ngài vẫn luôn dõi theo ghi chép lại những việc làm tốt xấu của chúng ta. Hãy như cá chép nỗ lực mạnh mẽ vượt vũ môn để một ngày “hóa rồng” đạt được thành quả chân chính của bản thân. Đó mới là con đường đáng giá và đúng đắn nhất mà chúng ta nên chọn.
—————————————-
Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.
Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo (hay vua Bếp) định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Với mong muốn Thần Bếp sẽ “phù hộ” cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hàng năm Tết đến. Vào ngày 23 tháng Chạp, người ta thường làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng.
Hồng Liên (t/h)
Hồng Liên (t/h)
Ngày đưa ông Táo về trời không đơn giản chỉ là một phong tục không thể thiếu trong những ngày Tết để cầu bình an và may mắn, mà còn thể hiển những triết lý về tu dưỡng nhân tâm, nhắc nhở chúng ta về làm việc tốt mới nhận được bình an, làm việc xấu sẽ gặp điều xấu, cũng chính là nói lên việc gieo nhân nào sẽ gặp quả nấy…
http://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/01/75b4a1413d00d45e8d11.jpg
Ông Táo về trời. (Ảnh: Internet)
Truyền thuyết kể lại rằng: “Hàng năm, Táo quân được Ngọc Hoàng phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm thiện ác, tốt xấu của nhân loại. Sau đó, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong năm đó để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người”.
Bởi thế, theo phong tục cổ truyền hàng năm, cứ đến ngày Tết ông Công ông Táo là người Việt lại làm lễ cúng cá chép. Người dân thường chuẩn bị một đôi hoặc 3 con cá chép sống, thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác. Sau khi cúng xong sẽ đem thả ở sông, ao, hồ, để cá chép “hóa rồng” đưa ông Táo về trời.
Không rõ phong tục này bắt nguồn từ khi nào, nhưng đến nay vẫn là một nghi lễ không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt mỗi độ năm hết Tết đến. Nó thể hiện sự kính Thiên, kính Thần trong tâm thức mỗi người và mong ước một năm mới an lành, hạnh phúc. Trong thời đại mà vật chất lên ngôi, nhiều giá trị truyền thống lâu đời đang dần mai một như ngày nay thì đây là một điều đáng quý.
Tuy nhiên, các phong tục được lưu truyền từ xa xưa thường không chỉ đơn giản là hình thức lễ nghi mà hẳn còn hàm chứa triết lý nhân sinh sâu sắc. Ngoài việc chuẩn bị mâm cỗ tỏ lòng thành kính, tiễn ông Táo về trời thì còn một số điều trong phong tục này mà có lẽ chúng ta ít để ý đến.
Chuyện ông Táo lên chầu Trời nhắc nhở chúng ta điều gì?
Khi cúng lễ, nhiều người chúng ta thường cúi xin Thần linh ân xá lỗi lầm trong năm cũ, ban phước, phù hộ cho gia đình năm mới bình an, thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Nhưng chúng ta quên mất rằng ông Táo về Trời là để báo cáo những chuyện tốt xấu, thiện ác của mỗi chúng ta. Đó chẳng phải để nhắc nhở rằng, nhất cử nhất động của chúng ta thời thời khắc khắc đều có Thần linh dõi theo, ghi lại. Nó cũng tương hợp với câu tục ngữ: “Trên đầu ba thước có thần linh”. Bất kể làm việc tốt hay xấu, có thể người không biết, nhưng chắc chắn trời biết, đất biết, quỷ thần đều biết.
Sau khi nghe Táo Quân báo cáo, Ngọc Hoàng sẽ định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho mỗi người, biểu hiện của điều này không đâu xa chẳng phải chính là quy luật nhân quả, thiện ác hữu báo mà thỉnh thoảng chúng ta vẫn trải nghiệm. Làm việc tốt thì được ban thưởng, biểu hiện là thường bình an, gặp chuyện may mắn, tốt lành; làm việc xấu sẽ bị trời phạt, có thể là mắc bệnh, gặp chuyện không vui, khó khăn, khổ nạn. Như vậy, hàm ý trong việc này chẳng phải nhắn nhủ chúng ta rằng mọi chuyện tốt xấu gặp hôm nay đều là do “nhân” chúng ta gieo trong quá khứ, và “quả” chúng ta gặt mai sau chính là phụ thuộc vào những gì chúng ta gieo hiện tại.
http://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/01/16142418_1772517909735203_3768125280412389520_n.jp g
Sau khi nghe Táo Quân báo cáo, Ngọc Hoàng sẽ định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho mỗi người, biểu hiện của điều này không đâu xa chẳng phải chính là quy luật nhân quả, thiện ác hữu báo mà thỉnh thoảng chúng ta vẫn trải nghiệm. (Ảnh: TTO)
Ngày nay pháp luật đang ngày càng hoàn thiện, nhưng tại sao tội phạm vẫn không ngừng gia tăng, tham nhũng vẫn không ngừng bành trướng, thực phẩm độc, hàng giả, hàng nhái tràn lan, các vấn nạn xã hội ngày càng nan giải… Đó phải chăng vì người ta đã quên mất đạo lý mà cổ nhân truyền lại, không thể tự ước chế cái tâm mình, không còn biết nhân quả thì đâu sợ báo ứng.
Chúng ta cúng bái Thần Phật nhưng lại chỉ thực hiện hình thức chứ không ghi nhớ lời Thần Phật dạy, rằng “người đang làm, trời đang nhìn”, rằng thiện ác tất báo, chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Trước thần Phật cầu xá tội, cầu phước lành, nhưng ra ngoài kia vẫn vì lợi ích bản thân mà tranh giành, lừa gạt, biển thủ. Gặp chút mâu thuẫn liền gây sự, đánh lộn, thậm chí hãm hại người khác… Cứ như vậy thử hỏi Thần Phật sao có thể ban phước đây? Chúng ta sao có thể tránh được tai họa đây?
Người xưa giảng tích đức hành thiện, “Có đức mặc sức mà ăn”, hết thảy danh vọng, phú quý đều từ đức mà ra. Đó là cái lý của trời, Thần linh cũng là thuận theo lý ấy. Lại có người “hối lộ” cả ông Táo, để ông Táo “nương tay”, báo cáo với Trời xin cho nhiều lộc. Sao có thể như vậy được. Nếu nắm được cái đạo lý mà cổ nhân truyền lại, chúng ta sẽ có thể tự câu thúc bản thân, trọng đức hành thiện, tránh phạm điều xấu, như vậy tự nhiên sẽ có được cuộc đời thanh thản, hạnh phúc.
“Cá chép hóa rồng” và câu chuyện tu dưỡng của mỗi chúng ta
https://tranhtuankiet.com/uploaded/files/ca-chep-hoa-rong2.jpg
Đối với con người, “Cá vượt vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, sự kiên trì, bền chí để đi đến thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp. (Ảnh: Internet)
Trong ngày này, ông Táo thường cưỡi cá chép lên Thiên đình, bởi trong dân gian lưu truyền rằng: Cá chép vàng hay còn gọi là cá chép tiên là một loài động vật sống trên Thiên đình, do phạm phải tội lỗi, nên bị Thượng Đế đày xuống trần gian tu hành để chuộc lại lỗi lầm của mình gây ra. Sau khi tu đắc chính quả, cá chép sẽ hóa thân thành rồng và bay về Trời.
Đối với con người, “Cá vượt vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, sự kiên trì, bền chí để đi đến thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.
Kỳ thực, tu hành là cực kỳ gian khổ, là quá trình không ngừng sửa đổi bản thân, nghiêm khắc chiểu theo chính lý mà hành xử. Còn phải trải qua vô số quan ải, khổ nạn để tiêu khứ tội nghiệp đã tạo trong quá khứ. Có thể liên tưởng đến bốn thầy trò Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh phải trải qua 81 kiếp nạn vậy. Trên thực tế, kiếp nạn còn nhiều hơn nhiều. Gian khổ là thế, nhưng khi tu thành rồi thì vĩnh viễn thoát khỏi bể khổ luân hồi, trở về thế giới Thiên Quốc mỹ diệu thù thắng.
Đời người cũng giống như một đạo trường tu hành rộng lớn vậy. Từ khi sinh ra, lớn lên là quá trình không ngừng học hỏi, rèn giũa, hoàn thiện bản thân cả về nhân cách lẫn kỹ năng, trí tuệ. Chỉ có không ngừng nỗ lực, cải thiện chính mình từng chút một, vượt qua đủ dạng khó khăn, thử thách, một ngày kia mới đắc được thành tựu chân chính, chứ tuyệt nhiên không hề có đường tắt. Bởi nếu đi đường tắt, dùng mánh lới, mưu mẹo mà có được lợi ích, danh vọng thì không khéo sẽ tạo tội nghiệp, như thế thì thành quả không bền vững, mà tội nghiệp cũng sẽ sớm phải đền trả.
Chúng ta nhìn những người thành công, đa phần chỉ thấy ánh hào quang chứ không thấy quá trình vấp ngã, gian nan của họ. Chúng ta ngưỡng mộ những người may mắn, phú quý nhưng không biết rằng trước đây họ đã tích bao phúc đức, hành thiện. Chúng ta trầm trồ trước những nghệ sĩ tài năng nhưng không biết được những ngày tháng họ tập luyện đổ mồ hôi sôi nước mắt…
Vậy nên, có thể nói hình ảnh “cá chép hóa rồng” ở đây hẳn là để nhắn nhủ chúng ta rằng muốn có được thành quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì chỉ có thể không ngừng nỗ lực, tu dưỡng bản thân, cuối cùng trở thành một cá nhân xuất sắc, thì tự khắc sẽ có được thành tựu. Thành công khi ấy mới là chân chính nhất, xứng đáng nhất.
Người ta nói “nhân vô thập toàn”, con người có điểm tốt, cũng có thiếu sót, lỗi lầm. Vậy nên lễ tiễn ông Táo chầu trời có lẽ cũng là dịp để chúng ta tự nhìn xét lại bản thân và gia đình một năm vừa qua, đã làm tốt được gì, chưa làm tốt được gì, cần nỗ lực ra sao, cần sửa đổi chỗ nào. Có như thế chúng ta mới không ngừng hoàn thiện, không ngừng tốt đẹp hơn và những điều tốt đẹp tự nhiên cũng theo đến.
Và có lẽ không chỉ khi năm hết Tết đến chúng ta mới nhớ đến ông Công ông Táo, mà hãy nhớ rằng hàng ngày các ngài vẫn luôn dõi theo ghi chép lại những việc làm tốt xấu của chúng ta. Hãy như cá chép nỗ lực mạnh mẽ vượt vũ môn để một ngày “hóa rồng” đạt được thành quả chân chính của bản thân. Đó mới là con đường đáng giá và đúng đắn nhất mà chúng ta nên chọn.
—————————————-
Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.
Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo (hay vua Bếp) định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Với mong muốn Thần Bếp sẽ “phù hộ” cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hàng năm Tết đến. Vào ngày 23 tháng Chạp, người ta thường làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng.
Hồng Liên (t/h)
Hồng Liên (t/h)