duyanh
01-22-2019, 01:51 PM
19 quốc gia kêu gọi Trung Quốc trả tự do 2 công dân Canada bị giam giữ
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/01/catsfggs-2456-1544760240-7419-1544833645.jpg
2 công dân Canada: Michael Spavor (trái) và Michael Kovrig bị Trung Quốc bắt giữ. (Ảnh: AP)
143 học giả và cựu quan chức ngoại giao từ 19 quốc gia đã đồng lòng ký một bức thư ngỏ gửi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, yêu cầu trả tự do cho 2 công dân Canada giữa bối cảnh gia tăng căng thẳng giữa Bắc Kinh và Ottawa, theo SCMP.
Bức thư hỗ trợ diện rộng cho thấy việc ‘bắt giữ con tin’ Kovrig và Spavor gây náo loạn cộng đồng ngoại giao và các chuyên gia về Trung Quốc, đặc biệt tại châu Âu, theo ông Thorsten Bennerm – Giám đốc Viện Chính sách công toàn cầu (GPPI) tại Berlin.
Bức thư được ký bởi 116 học giả và 27 cựu ngoại giao đến từ 19 quốc gia trên thế giới, kêu gọi Bắc Kinh trả tự do cho 2 công dân Canada, là cựu nhà ngoại giao Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor, người đã bị giam giữ 6 tuần kể từ ngày 10/12. Hai người Canada này đã bị chính quyền Bắc Kinh bắt giữ với lý do là có “các hoạt động gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia Trung Quốc”.
Việc bắt giữ 2 công dân Canada được xem là “một động thái trả đũa có động cơ chính trị” từ Trung Quốc đáp lại việc Canada bắt giữ CFO Huawei, bà Mạnh Vãn Châu, tờ SCMP nhận định.
Những người kỳ thư ngỏ, gồm các cựu đại sứ tại Trung Quốc từ Đức, Thụy Điển, Mexico, và 2 cựu phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ và cựu Bộ trưởng Ngoại giao Anh, Úc.
Nhóm học giả Mỹ ký thư, gồm David Lampton, Giám đốc nghiên cứu Trung Quốc, Trường Nghiên cứu Quốc tế Johns Hopkins; Bonnie Glaser, Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế; Giáo sư luật Jerome Cohen, Đại học New York; Orville Schell của Hiệp hội châu Á; Susan Shirk, cựu phó trợ lý thư ký nhà nước dưới thời Clinton.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/01/anh-1-9990-1545277552.jpg
CFO Huawei Mạnh Vãn Châu trong một bức ảnh chụp cùng gia đình ở Vancouver, Canada. (Ảnh: SCMP)
Ông Kovrig, cựu nhà ngoại giao ở Bắc Kinh và là cố vấn cấp cao cho khu vực đông bắc Á tại nhóm khủng hoảng quốc tế. Ông thường xuyên gặp gỡ và trao đổi với các quan chức, nhà nghiên cứu và học giả Trung Quốc.
Còn ông Spavor, một doanh nhân có mối quan hệ với Triều Tiên, đã dành thời gian của mình cho nhiệm vụ xây dựng mối quan hệ giữa Triều Tiên và Trung Quốc, Canada, Hoa Kỳ và các nơi khác.
Thư ngỏ cho biết, việc giam giữ 2 công dân Canada đã gửi đi “một thông điệp rằng những công việc mang tính xây dựng như công việc của ông Kovrig và ông Spavor là không được chào đón và có thể gặp rủi ro tại Trung Quốc”.
“Chúng tôi, những người ủng hộ sự nhiệt tình của Kovrig và Spavor trong việc xây dựng các mối quan hệ chân thành, hiệu quả và lâu dài, giờ đây phải thận trọng hơn khi đi du lịch, làm việc ở Trung Quốc và cam kết của chúng tôi với các đối tác Trung Quốc. Điều đó sẽ khiến đối thoại giảm đi và lòng tin giảm đi, làm suy yếu các nỗ lực để giải quyết các bất đồng và xác định điểm chung. Kết quả là cả Trung Quốc và phần còn lại của thế giới sẽ trở nên tồi tệ hơn”, lá thư viết.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/01/vu_an_satd.jpg
Robert Lloyd Schellenberg, công dân Canada bị tòa án Trung Quốc tuyên án tử hình. (Ảnh: RNZ)
“Các nhà ngoại giao và chuyên gia bị sốc bởi hành động giam giữ 2 cá nhân đã cống hiến sự nghiệp của mình để hiểu rõ hơn về Trung Quốc và xây dựng cầu nối giữa Trung Quốc với đất nước của họ”, ông Thorsten Benner nói.
“Một số người hỏi: nếu chính quyền Bắc Kinh bắt giữ Kovrig và Spavor, vậy phải chăng tôi sẽ là người tiếp theo nếu đất nước của tôi tranh chấp với Trung Quốc?. Vấn đề đáng lo ngại là, với việc bắt giữ 2 người Canada này, Bắc Kinh muốn nhắn nhủ rằng: quốc gia nào cản đường Trung Quốc sẽ bị tấn công toàn lực cho đến khi họ phụ thuộc và đáp ứng các yêu cầu của Bắc Kinh”, ông Benner nói.
Vào tuần trước, một tòa án Trung Quốc cũng đã kết án tử hình công dân Canada Robert Lloyd Schellenberg về tội buôn lậu ma túy. Luật sư của Schellenberg cho biết thân chủ của ông sẽ kháng cáo.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã lên tiếng kêu gọi các đồng minh hãy ủng hộ Canada trong cuộc chiến ngoại giao với Trung Quốc.
Người Đưa Tin
22-1-2019
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/01/catsfggs-2456-1544760240-7419-1544833645.jpg
2 công dân Canada: Michael Spavor (trái) và Michael Kovrig bị Trung Quốc bắt giữ. (Ảnh: AP)
143 học giả và cựu quan chức ngoại giao từ 19 quốc gia đã đồng lòng ký một bức thư ngỏ gửi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, yêu cầu trả tự do cho 2 công dân Canada giữa bối cảnh gia tăng căng thẳng giữa Bắc Kinh và Ottawa, theo SCMP.
Bức thư hỗ trợ diện rộng cho thấy việc ‘bắt giữ con tin’ Kovrig và Spavor gây náo loạn cộng đồng ngoại giao và các chuyên gia về Trung Quốc, đặc biệt tại châu Âu, theo ông Thorsten Bennerm – Giám đốc Viện Chính sách công toàn cầu (GPPI) tại Berlin.
Bức thư được ký bởi 116 học giả và 27 cựu ngoại giao đến từ 19 quốc gia trên thế giới, kêu gọi Bắc Kinh trả tự do cho 2 công dân Canada, là cựu nhà ngoại giao Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor, người đã bị giam giữ 6 tuần kể từ ngày 10/12. Hai người Canada này đã bị chính quyền Bắc Kinh bắt giữ với lý do là có “các hoạt động gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia Trung Quốc”.
Việc bắt giữ 2 công dân Canada được xem là “một động thái trả đũa có động cơ chính trị” từ Trung Quốc đáp lại việc Canada bắt giữ CFO Huawei, bà Mạnh Vãn Châu, tờ SCMP nhận định.
Những người kỳ thư ngỏ, gồm các cựu đại sứ tại Trung Quốc từ Đức, Thụy Điển, Mexico, và 2 cựu phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ và cựu Bộ trưởng Ngoại giao Anh, Úc.
Nhóm học giả Mỹ ký thư, gồm David Lampton, Giám đốc nghiên cứu Trung Quốc, Trường Nghiên cứu Quốc tế Johns Hopkins; Bonnie Glaser, Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế; Giáo sư luật Jerome Cohen, Đại học New York; Orville Schell của Hiệp hội châu Á; Susan Shirk, cựu phó trợ lý thư ký nhà nước dưới thời Clinton.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/01/anh-1-9990-1545277552.jpg
CFO Huawei Mạnh Vãn Châu trong một bức ảnh chụp cùng gia đình ở Vancouver, Canada. (Ảnh: SCMP)
Ông Kovrig, cựu nhà ngoại giao ở Bắc Kinh và là cố vấn cấp cao cho khu vực đông bắc Á tại nhóm khủng hoảng quốc tế. Ông thường xuyên gặp gỡ và trao đổi với các quan chức, nhà nghiên cứu và học giả Trung Quốc.
Còn ông Spavor, một doanh nhân có mối quan hệ với Triều Tiên, đã dành thời gian của mình cho nhiệm vụ xây dựng mối quan hệ giữa Triều Tiên và Trung Quốc, Canada, Hoa Kỳ và các nơi khác.
Thư ngỏ cho biết, việc giam giữ 2 công dân Canada đã gửi đi “một thông điệp rằng những công việc mang tính xây dựng như công việc của ông Kovrig và ông Spavor là không được chào đón và có thể gặp rủi ro tại Trung Quốc”.
“Chúng tôi, những người ủng hộ sự nhiệt tình của Kovrig và Spavor trong việc xây dựng các mối quan hệ chân thành, hiệu quả và lâu dài, giờ đây phải thận trọng hơn khi đi du lịch, làm việc ở Trung Quốc và cam kết của chúng tôi với các đối tác Trung Quốc. Điều đó sẽ khiến đối thoại giảm đi và lòng tin giảm đi, làm suy yếu các nỗ lực để giải quyết các bất đồng và xác định điểm chung. Kết quả là cả Trung Quốc và phần còn lại của thế giới sẽ trở nên tồi tệ hơn”, lá thư viết.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/01/vu_an_satd.jpg
Robert Lloyd Schellenberg, công dân Canada bị tòa án Trung Quốc tuyên án tử hình. (Ảnh: RNZ)
“Các nhà ngoại giao và chuyên gia bị sốc bởi hành động giam giữ 2 cá nhân đã cống hiến sự nghiệp của mình để hiểu rõ hơn về Trung Quốc và xây dựng cầu nối giữa Trung Quốc với đất nước của họ”, ông Thorsten Benner nói.
“Một số người hỏi: nếu chính quyền Bắc Kinh bắt giữ Kovrig và Spavor, vậy phải chăng tôi sẽ là người tiếp theo nếu đất nước của tôi tranh chấp với Trung Quốc?. Vấn đề đáng lo ngại là, với việc bắt giữ 2 người Canada này, Bắc Kinh muốn nhắn nhủ rằng: quốc gia nào cản đường Trung Quốc sẽ bị tấn công toàn lực cho đến khi họ phụ thuộc và đáp ứng các yêu cầu của Bắc Kinh”, ông Benner nói.
Vào tuần trước, một tòa án Trung Quốc cũng đã kết án tử hình công dân Canada Robert Lloyd Schellenberg về tội buôn lậu ma túy. Luật sư của Schellenberg cho biết thân chủ của ông sẽ kháng cáo.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã lên tiếng kêu gọi các đồng minh hãy ủng hộ Canada trong cuộc chiến ngoại giao với Trung Quốc.
Người Đưa Tin
22-1-2019