duyanh
01-18-2019, 02:15 PM
CSVN nhìn nhận ‘thăm dò dầu khí thường xuyên bị nước ngoài gây sức ép’
https://i2.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2019/01/VN-Nhin-Nhan-Khai-Thac-Dau-Khi.jpg?resize=696%2C510&ssl=1
Theo truyền thông Việt Nam, sản lượng khai thác dầu trong nước năm 2018 đạt 12 triệu tấn. (Hình: VietnamNet)
Bản tin trên báo VietnamNet hôm 18 Tháng Giêng vô tình tiết lộ việc thăm dò trữ lượng dầu khí của Việt Nam luôn bị Trung Quốc gây sức ép, nhưng đáng lưu ý là tờ báo không dám nêu đích danh tên nước láng giềng.
VietnamNet cho biết: “Theo Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam, việc gia tăng trữ lượng dầu khí, bù đắp vào sản lượng khai thác hàng năm, đảm bảo sự phát triển bền vững của tập đoàn ‘vẫn là thách thức vô cùng lớn’. Tiềm năng dầu khí chưa phát hiện còn lại được đánh giá tập trung chủ yếu ở vùng nước sâu, xa bờ, nhạy cảm về chính trị, nhưng khu vực này cần công nghệ khoan nước sâu, đầu từ lớn, rủi ro cao, thường xuyên bị nước ngoài gây sức ép, cản trở.”
Tờ báo viết thêm rằng sự can thiệp của nước ngoài ở lô 07/03 của mỏ Cá Rồng Đỏ “đã làm ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động phát triển mỏ của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam”.
Bên cạnh đó, “tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp” cũng được cho là ảnh hưởng nặng nề đến công tác thăm dò dầu khí.
Đây là lần hiếm hoi CSVN công khai thừa nhận họ đang bị Trung Quốc gia tăng sức ép khiến các đối tác thăm dò dầu khí của Việt Nam phải “bỏ của chạy lấy người”.
Hồi Tháng Ba, 2018, trong lúc truyền thông trong nước giữ im lặng tuyệt đối, chỉ có các báo đài hải ngoại đưa tin về vụ hãng Repsol của Tây Ban Nha buộc phải ngưng hoạt động khai thác mỏ Cá Rồng Đỏ nằm ở Biển Đông theo hợp đồng đã ký với phía Việt Nam “do hứng chịu sức ép nặng nề từ phía Trung Quốc”.
Mỏ Cá Rồng Đỏ hồi năm 2017 từng được truyền thông Việt Nam kỳ vọng là với hợp đồng khai thác có giá trị lên đến $1.2 tỉ đô la “sẽ dẫn dắt tăng trưởng của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam trong trung và dài hạn”. Thời điểm đó, theo báo Kinh Tế và Tiêu Dùng, dự án Cá Rồng Đỏ “là mỏ sâu nhất Việt Nam gồm 12 cụm giếng, có khả năng cung ứng 25,000-30,000 thùng dầu/ngày và 60 triệu m3 khí/ngày”. Nhưng nay thì mọi hoạch định với Mỏ Cá Rồng Đỏ đã tan thành mây khói.
Trung Quốc được ghi nhận lần đầu ép Việt Nam phải ngưng thăm dò dầu khí trên Biển Đông hồi Tháng Bảy, 2017, trong một dự án khác với hãng Repsol tại một khu vực có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN sau đó lên tiếng khẳng định rằng hoạt động khoan dầu với Repsol “nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam” nhưng điều đó không giúp trấn an tập đoàn dầu khí của Tây Ban Nha.
Sức ép của Trung Quốc cũng khiến Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan” vì các mỏ dầu khí chủ lực của Việt Nam nay đã chuyển sang giai đoạn suy giảm sản lượng hay có độ ngập nước cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro, như các mỏ Bạch Hổ, Tê Giác Trắng, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng và Rạng Đông, theo VietnamNet.
Trong một diễn biến khác, công luận ngạc nhiên khi thấy báo Thanh Niên hôm 17 Tháng Giêng đăng bài “45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Mưu đồ độc chiếm Biển Đông”. Bài báo có đoạn: “Từ cuối Tháng Năm, 2010, Trung Quốc đưa tàu khảo sát M/V Western Spirit cùng nhiều tàu bảo vệ tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực đảo Tri Tôn và tại các lô dầu khí 141, 142 và 143 trên thềm lục địa Việt Nam… Đến Tháng Mười Hai, 2012, Tổng Công Ty Dầu Khí Hải Dương Trung Quốc ngang nhiên mời thầu dầu khí 19 lô ở khu vực phía bắc Biển Đông, trong đó có lô 65/24 cách đảo Cây thuộc Hoàng Sa khoảng 1 hải lý…”
Tuy vậy, còn quá sớm để nói bài báo này là chỉ dấu cho thấy Ban Tuyên Giáo CSVN bắt đầu cho phép báo chí nhà nước từ nay có thể “mạnh miệng hơn” khi viết về sức ép của Trung Quốc tại Biển Đông.
(T.K.)Người Việt
https://i2.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2019/01/VN-Nhin-Nhan-Khai-Thac-Dau-Khi.jpg?resize=696%2C510&ssl=1
Theo truyền thông Việt Nam, sản lượng khai thác dầu trong nước năm 2018 đạt 12 triệu tấn. (Hình: VietnamNet)
Bản tin trên báo VietnamNet hôm 18 Tháng Giêng vô tình tiết lộ việc thăm dò trữ lượng dầu khí của Việt Nam luôn bị Trung Quốc gây sức ép, nhưng đáng lưu ý là tờ báo không dám nêu đích danh tên nước láng giềng.
VietnamNet cho biết: “Theo Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam, việc gia tăng trữ lượng dầu khí, bù đắp vào sản lượng khai thác hàng năm, đảm bảo sự phát triển bền vững của tập đoàn ‘vẫn là thách thức vô cùng lớn’. Tiềm năng dầu khí chưa phát hiện còn lại được đánh giá tập trung chủ yếu ở vùng nước sâu, xa bờ, nhạy cảm về chính trị, nhưng khu vực này cần công nghệ khoan nước sâu, đầu từ lớn, rủi ro cao, thường xuyên bị nước ngoài gây sức ép, cản trở.”
Tờ báo viết thêm rằng sự can thiệp của nước ngoài ở lô 07/03 của mỏ Cá Rồng Đỏ “đã làm ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động phát triển mỏ của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam”.
Bên cạnh đó, “tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp” cũng được cho là ảnh hưởng nặng nề đến công tác thăm dò dầu khí.
Đây là lần hiếm hoi CSVN công khai thừa nhận họ đang bị Trung Quốc gia tăng sức ép khiến các đối tác thăm dò dầu khí của Việt Nam phải “bỏ của chạy lấy người”.
Hồi Tháng Ba, 2018, trong lúc truyền thông trong nước giữ im lặng tuyệt đối, chỉ có các báo đài hải ngoại đưa tin về vụ hãng Repsol của Tây Ban Nha buộc phải ngưng hoạt động khai thác mỏ Cá Rồng Đỏ nằm ở Biển Đông theo hợp đồng đã ký với phía Việt Nam “do hứng chịu sức ép nặng nề từ phía Trung Quốc”.
Mỏ Cá Rồng Đỏ hồi năm 2017 từng được truyền thông Việt Nam kỳ vọng là với hợp đồng khai thác có giá trị lên đến $1.2 tỉ đô la “sẽ dẫn dắt tăng trưởng của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam trong trung và dài hạn”. Thời điểm đó, theo báo Kinh Tế và Tiêu Dùng, dự án Cá Rồng Đỏ “là mỏ sâu nhất Việt Nam gồm 12 cụm giếng, có khả năng cung ứng 25,000-30,000 thùng dầu/ngày và 60 triệu m3 khí/ngày”. Nhưng nay thì mọi hoạch định với Mỏ Cá Rồng Đỏ đã tan thành mây khói.
Trung Quốc được ghi nhận lần đầu ép Việt Nam phải ngưng thăm dò dầu khí trên Biển Đông hồi Tháng Bảy, 2017, trong một dự án khác với hãng Repsol tại một khu vực có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN sau đó lên tiếng khẳng định rằng hoạt động khoan dầu với Repsol “nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam” nhưng điều đó không giúp trấn an tập đoàn dầu khí của Tây Ban Nha.
Sức ép của Trung Quốc cũng khiến Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan” vì các mỏ dầu khí chủ lực của Việt Nam nay đã chuyển sang giai đoạn suy giảm sản lượng hay có độ ngập nước cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro, như các mỏ Bạch Hổ, Tê Giác Trắng, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng và Rạng Đông, theo VietnamNet.
Trong một diễn biến khác, công luận ngạc nhiên khi thấy báo Thanh Niên hôm 17 Tháng Giêng đăng bài “45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Mưu đồ độc chiếm Biển Đông”. Bài báo có đoạn: “Từ cuối Tháng Năm, 2010, Trung Quốc đưa tàu khảo sát M/V Western Spirit cùng nhiều tàu bảo vệ tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực đảo Tri Tôn và tại các lô dầu khí 141, 142 và 143 trên thềm lục địa Việt Nam… Đến Tháng Mười Hai, 2012, Tổng Công Ty Dầu Khí Hải Dương Trung Quốc ngang nhiên mời thầu dầu khí 19 lô ở khu vực phía bắc Biển Đông, trong đó có lô 65/24 cách đảo Cây thuộc Hoàng Sa khoảng 1 hải lý…”
Tuy vậy, còn quá sớm để nói bài báo này là chỉ dấu cho thấy Ban Tuyên Giáo CSVN bắt đầu cho phép báo chí nhà nước từ nay có thể “mạnh miệng hơn” khi viết về sức ép của Trung Quốc tại Biển Đông.
(T.K.)Người Việt