duyanh
01-07-2019, 02:05 PM
LHQ : Nạn buôn người không bị trừng phạt vẫn phổ biến
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/0/768/433/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/000_nw8me_0.jpg
Phụ nữ và trẻ em Irak trong một trại tị nạn ở Hammam al-Alil, phía tây Mossoul, tháng 04/2017.il 2017.
CHRISTOPHE SIMON / AFP
Hôm nay, 07/01/2019, Liên Hiệp Quốc công bố báo cáo bày tỏ lo ngại về các tội phạm buôn người cho các đường dây bóc lột tình dục, lấy nội tạng trên thế giới đa phần vẫn không bị trừng phạt.
Báo cáo của Cơ Quan Liên Hiệp Quốc chống Ma túy và Tội phạm (ONUDC), trụ sở tại Vienna ghi nhận, mặc dù gần đây các bản án liên quan đến tội phạm buôn người ở châu Phi và Trung Đông tăng nhiều, nhưng ở phần còn lại thế giới số án phạt như vậy vẫn còn rất ít, chưa có nhiều tội phạm buôn người được đưa ra xét xử. Trong khi đó, số lượng các nạn nhân tiếp tục tăng.
Văn kiện Liên Hiệp Quốc kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế để đưa các mạng lưới tội phạm buôn người ra xét xử trước công lý.
Báo cáo tổng hợp các dữ liệu cho đến năm 2016 cho thấy phổ biến nhất là nạn buôn bán phụ nữ để bóc lột tình dục, chiếm 59% số nạn nhân được thống kê trong năm 2016. Trong đó, đặc biệt là các phụ nữ của các sắc tộc thiểu số bị bán làm nô lệ tình dục cho các nhóm thuộc Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Irak.
Lao động cưỡng bức là hình thái phổ biến thứ hai của nạn buôn người. Con số nạn nhân chiếm 1/3, chủ yếu tại châu Phi và Trung Đông.
Từ 2014 đến 2017, báo cáo của Liên Hiệp Quốc thu thập được 100 trường hợp nạn nhân của tệ buôn người lấy nội tạng. Các trại tị nạn là mảnh đất màu mỡ cho các hoạt động tội phạm này.
Cơ quan Liên Hiệp Quốc cũng ghi nhân 70% nạn nhân của tệ buôn người bị phát hiện là phụ nữ và 23% các nạn nhân là trẻ vị thành niên. Ở khu vực châu Á, chủ yếu là nạn buôn bán phụ nữ cho mục đích cưỡng ép hôn nhân.
ONUCD đưa con số 25 nghìn nạn nhân trong năm 2016, tức tăng 10 nghìn người từ năm 2011, đa phần ở châu Mỹ và châu Á.
RFI
7-1-2019
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/0/768/433/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/000_nw8me_0.jpg
Phụ nữ và trẻ em Irak trong một trại tị nạn ở Hammam al-Alil, phía tây Mossoul, tháng 04/2017.il 2017.
CHRISTOPHE SIMON / AFP
Hôm nay, 07/01/2019, Liên Hiệp Quốc công bố báo cáo bày tỏ lo ngại về các tội phạm buôn người cho các đường dây bóc lột tình dục, lấy nội tạng trên thế giới đa phần vẫn không bị trừng phạt.
Báo cáo của Cơ Quan Liên Hiệp Quốc chống Ma túy và Tội phạm (ONUDC), trụ sở tại Vienna ghi nhận, mặc dù gần đây các bản án liên quan đến tội phạm buôn người ở châu Phi và Trung Đông tăng nhiều, nhưng ở phần còn lại thế giới số án phạt như vậy vẫn còn rất ít, chưa có nhiều tội phạm buôn người được đưa ra xét xử. Trong khi đó, số lượng các nạn nhân tiếp tục tăng.
Văn kiện Liên Hiệp Quốc kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế để đưa các mạng lưới tội phạm buôn người ra xét xử trước công lý.
Báo cáo tổng hợp các dữ liệu cho đến năm 2016 cho thấy phổ biến nhất là nạn buôn bán phụ nữ để bóc lột tình dục, chiếm 59% số nạn nhân được thống kê trong năm 2016. Trong đó, đặc biệt là các phụ nữ của các sắc tộc thiểu số bị bán làm nô lệ tình dục cho các nhóm thuộc Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Irak.
Lao động cưỡng bức là hình thái phổ biến thứ hai của nạn buôn người. Con số nạn nhân chiếm 1/3, chủ yếu tại châu Phi và Trung Đông.
Từ 2014 đến 2017, báo cáo của Liên Hiệp Quốc thu thập được 100 trường hợp nạn nhân của tệ buôn người lấy nội tạng. Các trại tị nạn là mảnh đất màu mỡ cho các hoạt động tội phạm này.
Cơ quan Liên Hiệp Quốc cũng ghi nhân 70% nạn nhân của tệ buôn người bị phát hiện là phụ nữ và 23% các nạn nhân là trẻ vị thành niên. Ở khu vực châu Á, chủ yếu là nạn buôn bán phụ nữ cho mục đích cưỡng ép hôn nhân.
ONUCD đưa con số 25 nghìn nạn nhân trong năm 2016, tức tăng 10 nghìn người từ năm 2011, đa phần ở châu Mỹ và châu Á.
RFI
7-1-2019