PDA

View Full Version : Trung Quốc nên ‘suy nghĩ kỹ’ trước khi dọa đánh chìm tàu Mỹ



duyanh
01-06-2019, 01:55 PM
Trung Quốc nên ‘suy nghĩ kỹ’ trước khi dọa đánh chìm tàu Mỹ




https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/01/tau-san-bay-my.jpg

Các thủy thủ xếp chữ #USA và hình cờ lá Mỹ trên boong tàu sân bay lớp Nimitz USS Theodore Roosevelt tại Vịnh Ba Tư vào cuối tháng 6/2015. (Ảnh: SPC.JACKIE HART US.NAVY)

Trung Quốc đang để lộ sự lo lắng chưa từng thấy trong tình cảnh bóng đen thuế quan thương mại phủ trùm nền kinh tế, và nỗ lực lấy lại vị thế quyền lực lịch sử của họ tại châu Á dường như đang bị đình trệ, theo Jerry Hendrix.

Kênh truyền thông Mỹ Fox News hôm 5/1 đã đăng tải bài viết của ông Jerry Hendrix, Phó Chủ tịch tập đoàn Telemus Group và là một cựu đại tá Hải quân Hoa Kỳ, nhận định về phát ngôn đánh chìm tàu sân bay Mỹ của Đô đốc Trung Quốc La Viện đưa ra hôm 20/12 – ĐKN biên dịch.

* * *

Vào ngày 20/12, Chuẩn đô đốc Trung Quốc Lou Yuan (La Viện), trong khi phát biểu tại một hội nghị thương mại quân sự, đã tuyên bố rằng, điều mà Hoa Kỳ sợ nhất là thương vong, và cách dễ dàng nhất để đánh bại đối thủ chính của Trung Quốc là đánh chìm 2 siêu tàu sân bay của người Mỹ, giết chết 10.000 thủy thủ. Một khi điều đó xảy ra, “chúng ta sẽ được thấy Mỹ khiếp đảm như thế nào”, Đô đốc La đã tuyên bố.

Chỉ vài ngày sau tuyên bố của ông La, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hăm dọa rằng Trung Quốc “bảo lưu phương án sử dụng mọi biện pháp cần thiết” để đảm bảo “thống nhất hòa bình” với Đài Loan, một nền dân chủ tự trị tách khỏi Trung Quốc từ năm 1949. Ông Tập nói thêm rằng, Bắc Kinh đã sẵn sàng “huyết chiến chống lại kẻ thù” và dự đoán rằng: “Thống nhất là xu hướng của lịch sử và là con đường đúng đắn, sự độc lập của Đài Loan là một ngõ cụt”.

Đây là một sự leo thang rõ rệt trong các tuyên bố của Trung Quốc. Khi ngày càng có nhiều những phát biểu hiếu chiến từ giới chức Bắc Kinh, rõ ràng Tập Cận Bình và những người ủng hộ ông đã bị xáo trộn nặng nề bởi các sự kiện gần đây.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, giới lãnh đạo Trung Quốc đã đặt ra giả định rằng thời cơ của họ đã đến. Và Trung Quốc sẽ giành lại vai trò lịch sử của họ trong khu vực. Bắc Kinh đã có thể rũ bỏ cái vỏ bọc của một sự trỗi dậy hòa bình để đảm nhận vai trò bá quyền ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Nhưng ông Tập và những người đi theo ông đã chứng kiến các sáng kiến ngoại giao, kinh tế và quân sự của mình, chỉ sau một khoảng thời gian ngắn xuất hiện, đã vấp phải sự phản kháng từ các quốc gia Ấn Độ-Thái Bình Dương, thay vì khiến các nước xích lại gần Trung Quốc như họ kỳ vọng.

Lúc này đây, thuế quan thương mại của Chính quyền Trump vẫn đang đe dọa gây bất ổn nền kinh tế Trung Quốc, dẫn tới thất bại trong chiến lược mở rộng hơn của Tập Cận Bình và đe dọa làm suy yếu tính hợp pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Những nỗ lực trong tuyệt vọng của Trung Quốc nhằm lấy lại vị thế đã để lộ ra một sự thiếu hiểu biết về văn hóa của người Mỹ.

Trung Quốc nhận thức về sự thiếu tập trung chiến lược của chính quyền George W. Bush và chính sách “lãnh đạo sau hậu trường” thụ động của chính quyền Obama là sự suy yếu của nước Mỹ. Trong thực tế, các khía cạnh nền tảng của nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh mẽ không tưởng, và tinh thần chiến đấu của người Mỹ chưa bao giờ tàn lụi – có chăng chỉ đơn thuần là đang “ngủ” mà thôi.

Đối với những ai tin rằng việc đánh chìm 2 tàu sân bay Mỹ có thể kích hoạt một sự thôi thúc rút lui, cần phải tự nhận thức rõ hơn về lịch sử Hoa Kỳ, cũng như tác động của các sự kiện như vụ đánh chìm tàu Lusitania, vụ tấn công Trân Châu Cảng và sự sụp đổ của Trung tâm thương mại Thế giới, tới tinh thần dân tộc của nước Mỹ.

Nhưng đừng nhầm lẫn: Bất kỳ cuộc tấn công nhằm vào một tàu sân bay nào của Mỹ bằng máy bay tầm xa, tên lửa hành trình hoặc các tên lửa đạn đạo, chắc chắn sẽ sinh ra một sự phản kháng nhắm vào chính nơi mà những vũ khí đó được phóng ra, những thiết bị cảm biến đi kèm và cả những hệ thống kiểm soát chỉ huy dẫn đường. Tiếp đó, Hoa Kỳ sẽ chuyển hướng sự chú ý tới hạm đội hải quân và các thương thuyền Trung Quốc.

Trước khi Trung Quốc kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra, nước này sẽ bị cô lập khỏi các nguồn cung năng lượng và nguyên liệu thô ở nước ngoài, nhiên liệu cho nền kinh tế xuất nhập khẩu. Trong vài tuần, họ sẽ rơi vào tình trạng không có nhiên liệu và các nhà máy sẽ phải đóng cửa. Trái lại, nền kinh tế Mỹ, quốc gia có sẵn nguồn tài nguyên nội địa dồi dào, đủ sức vượt qua cơn bão, thậm chí ngay cả khi Trung Quốc cố tình leo thang căng thẳng và tấn công các mục tiêu ở Bắc Mỹ.

Đối với Trung Quốc, tốt hơn hết là hãy kiểm soát giọng điệu hiếu chiến, và ngồi vào bàn đàm phán với Hoa Kỳ về các vấn đề thương mại bằng thái độ thiện chí và cởi mở, để thỏa hiệp thực sự về các vấn đề kinh tế đang gây chia rẽ 2 nước, thay vì động đến chủ nghĩa phá hoại dân tộc.

Ông Tập Cận Bình nên nỗ lực hơn để nhận thức rõ vị trí chiến lược thực sự của mình, trong khi nhớ rằng, cưỡi trên lưng cọp thì khó xuống. Sẽ không chuyện [Trung Quốc] trở lại với quyền lực bá chủ toàn cầu hay thời đại Trung Vương.

Trung Quốc đã thể hiện “tình trạng rối bòng bong” của họ quá sớm, và tham vọng rộng lớn hơn, hung hăng hơn của họ cũng đã được tiết lộ.

Đối với Hoa Kỳ, cần đi theo sự lãnh đạo của Tổng thống Trump và quyền Bộ trưởng Quốc phòng mới Patrick Shanahan, những con người đã xác định rằng, nước Mỹ đang trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực lớn, sẽ đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn và trọng tâm trong cuộc cạnh tranh đó là Trung Quốc, Trung Quốc và Trung Quốc.

Thành Minh (biên dịch từ Fox News)