PDA

View Full Version : Cha liên tục yêu cầu con trai ném những đồng tiền xuống giếng để dạy con một bài học quan trọng



tini
01-03-2019, 01:53 AM
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/05/dx.jpg (https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/05/dx.jpg)

Đây là câu chuyện dạy con của một doanh nhân Mỹ thành đạt. Ông có một người con trai nhỏ lười biếng và cẩu thả. Cậu bé thường không tự mình làm bất cứ việc gì và rất hay mè nheo. Người cha thành đạt quyết định không thể để con trai của mình như vậy, điều đó sẽ làm hỏng tương lai của đứa trẻ. Ông quyết định sẽ dạy cho con mình một bài học về tiền.

Một hôm, người doanh nhân gọi cậu con trai Louis của mình đến và bảo: “Từ ngày hôm nay, con chỉ có bữa tối để ăn nếu con kiếm được một chút gì đó trong ngày hôm ấy”. Với tính khí của mình, cậu bé phản ứng gay gắt. Nhưng sau đó, cậu đã sớm nhận ra rằng cha mình không nói đùa.


https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/05/sextalk1.jpg (https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/05/sextalk1.jpg)

Người cha nghiêm túc yêu cầu con trai kiếm được tiền để được ăn tối. (Ảnh minh họa: Odyssey)

Ngày hôm sau, cậu bé Louis chạy ngay đến chỗ mẹ và kể lại yêu cầu của cha. Bà mẹ thương tình đã đưa cho con một đồng tiền vàng. Và tối đó, cậu bé cầm đồng tiền mẹ cho trao lại cho cha. Người cha biết con trai không tự mình kiếm ra đồng tiền đó, ông dắt Louis ra cái giếng trong vườn và yêu cầu cậu vứt đồng tiền xuống nước.

Cậu bé không hỏi tại sao và ngoan ngoãn nghe lời.Tối đó, người doanh nhân đã giải thích với vợ mình việc ông đang dạy con trai một bài học cuộc sống. Và thế là ngày hôm sau, khi cậu bé Louis đến tìm, người mẹ đã từ chối đưa tiền cho cậu. Không xin được mẹ, Louis tiếp tục tìm đến bà nội để xin tiền. Bà thương và cho cậu một đồng tiền vàng. Vào bữa tối, cậu bé một lần nữa trình cha tiền để được ăn tối. Như ngày đầu tiên, cha dắt Louis ra bên miệng giếng, ông một lần yêu cầu con trai thả đồng tiền xuống nước. Một lần nữa, cậu bé không cãi lời cha và làm đúng yêu cầu.


https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/05/wishing-well-garden-ornament-01-600.jpg (https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/05/wishing-well-garden-ornament-01-600.jpg)

Khi nhận được tiền, cha đều yêu cầu cậu bé tự mình ném tiềm xuống giếng. (Ảnh minh họa: pinterest)

Đến ngày hôm sau, bà nội cũng từ chối cho Louis tiền. Đêm trước, cha cậu đã giải thích với bà về việc ông đang muốn dạy cho con trai mình một bài học về cuộc sống. Cậu bé bắt đầu rất lo lắng, nếu không có tiền, tối đó cậu sẽ không được ăn tối và cậu không còn ai để xin tiền. Louis nhanh chóng đi tìm một công việc để làm. Cậu bé tìm thấy một người bán hàng gần đó, ông đồng ý trả cho cậu 3 đồng bạc nếu cậu dỡ hết chỗ hàng trên xe kéo xuống. Không chần chừ, cậu bé đã miệt mài làm việc suốt buổi trưa.

Khi công việc kết thúc, em đã thấm mệt và người đẫm mồ hôi.


https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/05/change14-760x506.jpg (https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/05/change14-760x506.jpg)

Hôm ấy, cậu bé đã làm việc hết sức chăm chỉ. (Ảnh minh họa: guiainfantil)

Khi cảm thấy hoàn thành nhiệm vụ của mình, Louis chạy ngay về nhà với ba đồng bạc trên tay. Câu bé hớn hở trao cho cha số tiền vừa kiếm được. Ông một lần nữa lại đưa cậu ra gần miệng giếng. Nhưng lần này, Louis cảm thấy không vui, em bắt đầu lo sợ. Khi cha nhắc lại yêu cầu như ba lần trước, cậu bé la lên: “Cha đó là số tiền con phải làm việc cả buổi trưa hôm nay mới kiếm được, xin cha đừng bắt con vứt đi”. Người cha nhìn con trai và cười rạng rỡ:


“Thật khó để để mất điều gì đó mà con thực sự bỏ công sức ra để kiếm được đúng không? Đây chính là điều mà cha muốn con hiểu. Khi con không phải vất vả để kiếm được một thứ gì đó, con có thể vứt nó đi mà không suy nghĩ gì nhiều. Nhưng bây giờ cha tin, con đã hiểu được ý nghĩa thực sự của làm việc chăm chỉ”.

Đôi khi, những hoàn cảnh khó khăn chính là nơi tốt nhất để chúng ta học được những bài học quý của cuộc sống. Làm việc chăm chỉ chính là một trong những bài học ấy. Tuy nhiên, sự chăm chỉ lao động không đơn thuần để có được phần thưởng xứng đáng. Mà đó còn chính là cách duy nhất để ta cảm nhận được niềm vui của việc “từng bước hoàn thành một nhiệm vụ nào đó”.

Suy ngẫm:Bạn có cảm nghĩ gì về cách dạy con của người cha này? Ông ấy đã chọn một cách thức khác để giúp con trai mình thắng được sự lười biếng, và cả thói xấu mè nheo.

Nhìn vào câu chuyện, bạn có đang tìm thấy những đứa trẻ của mình trong đó? Đã bao nhiêu lần bạn phải quát lên rằng con quá lười, không biết tự giác làm bất cứ điều gì. Ngay cả việc duy nhất mà bạn giao cho chúng là học tập, những đứa trẻ cũng trây ỳ, và không hề tỏ ra một chút hứng thú. Bạn bất lực trước thói lười biếng của con cái mình. Quát mắng, roi vọt chỉ có thể phát huy tác dụng trong thời gian ngắn, sau đó mọi thứ lại “ngựa quen đường cũ”. Doanh nhân người Mỹ trong câu chuyện hẳn cũng đã phải trải qua cảm giác khó chịu đan xen sự lo lắng cho con, khi chứng kiến tính lười biếng của con lớn lên hằng ngày. Nhưng ông không chọn cách nạt nộ hay bắt con phải làm việc này, việc kia trong vô vọng. Thay vào đó, ông giúp con trai mình hiểu điều ngược lại: “Lao động đem lại niềm vui, và nó đem lại ý nghĩa cho những gì đứa trẻ được sở hữu”.


https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/05/shutterstock_143012086.jpg (https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/05/shutterstock_143012086.jpg)

Cho trẻ cơ hội làm việc từ nhỏ là cho trẻ cơ hội thoát khỏi sự lười biếng. (Ảnh minh họa: wildan suhartini)

Phải chăng, vị doanh nhân này đã không mắc phải sai lầm rất phổ biến của các bậc cha mẹ ngày nay là áp đặt. Sự áp đặt luôn dẫn đến hậu quả tất yếu là phản kháng. Điều những đứa trẻ lươi biếng thiếu không phải là những lời trỉ trích.Những câu nói “con quá lười biếng”, “tại sao con không có một chút tự giác nào cả” với âm điệu cao và chứa đầy sự thất vọng chỉ làm con trẻ thêm tin tưởng rằng: Lười biếng chính là một phần con người chúng, một phần tính cách của chúng. “Mong muốn thay đổi bản thân” của con trẻ sẽ bị chính lời lẽ có phần cay nghiệt này dập tắt. Một khi “mong muốn thay đổi không tồn tại”, sẽ không tồn tại sự thay đổi. Vậy điều những đứa trẻ lười biếng thiếu là gì?

Chúng thiếu sự hiểu biết chân chính về lao động và giá trị thực sự của động từ “làm việc”.

Bạn ngạc nhiên không, nhưng đó là sự thật. Một đứa trẻ lớn lên trong sự đầy đủ về vật chất, ba bữa đều có người chuẩn bị đồ ăn, sẽ không thể có trải nghiệm: đi học về, lăn vào bếp nhóm lửa, nấu cơm hay phi ra vườn thái rau cho lợn. Những trải nghiệm mà bố mẹ hiện đại cho rằng quá vất vả cho con trẻ.


https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/05/maxresdefault-1.jpg (https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/05/maxresdefault-1.jpg)

Công việc đem đến niềm vui, sự vất vả mang đến sự trân quý những điều có được. (Ảnh minh họa: pexels)

Một đứa trẻ cứ yêu cầu là sẽ có ngay đồ chơi đẹp, sẽ không bao giờ hiểu những thứ đó quý giá như thế nào. Bởi chúng không phải là người tạo ra những món đồ chơi, và càng không phải là những người dành dụm tiền để mua được món hàng ấy. Thời trước, để có trong tay một món đồ chơi, trẻ con phải tiết kiệm tiền, hoặc chí ít, chúng cũng sẽ được bố mẹ giải thích: Đây là món đồ mà bố mẹ đã rất vất vả mới có được, con hãy giữ gìn nhé.

Bố mẹ hiện đại hay hỏi, tại sao hồi xưa họ khổ thế mà họ nên người, họ có được ý thức về “tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”, mà tụi trẻ ngày nay lại hoàn toàn không hiểu được điều đơn giản này? Câu trả lời chính là hoàn cảnh thiếu thốn khi ấy buộc con người phải làm việc từ sớm. Trải nghiệm đó giúp họ lĩnh hội không chỉ kinh nghiệm mà còn cả niềm vui khi “trán đầm đìa mồ hôi”.


https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/05/father-son-gardening300-600x399.jpg (https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/05/father-son-gardening300-600x399.jpg)

Điều trẻ con cần không phải là lời mắng nhiếc mà là cơ hội để làm việc và sự chỉ dẫn của người lớn để hiểu được làm việc có ý nghĩa như thế nào. (Ảnh minh họa: Wycliffe)

Nhưng trong cuộc sống hôm nay, các bậc cha mẹ lại mong rằng “con mình bớt khổ”. Tuy nhiên, mong muốn ấy lại vô tình cho những đứa trẻ “con cá” và tước đi của chúng “cần câu”. Nói cách khác, khi bạn làm hộ con những công việc nhà để con chuyên tâm học tập, chính là bạn đang dạy những đứa trẻ sự hưởng thụ, và tước đi quyền được lao động của chúng. Nói cách khác, chính bạn đang dạy cho con mình sự lười biếng.


https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/05/work-hero.jpg (https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/05/work-hero.jpg)

Hãy giúp con hiểu rằng con hoàn toàn có thể vượt lên sự lười biếng. (Ảnh minh họa: LDS.org)

Vậy chúng ta sẽ học vị doanh nhân này điều gì để giúp những đứa trẻ của chúng ta bớt đi sự lười biếng, học được cách sống có trách nhiệm để rồi cảm thấy lao động là một điều đem lại hạnh phúc chứ không phải là một gánh nặng? Hãy tạo cho đứa trẻ môi trường để học được làm việc là gì, từ những điều nhỏ nhất.

Hãy cho phép các con được làm việc, chịu đựng vất vả, thậm chí vấp ngã, con sẽ như bạn ngày xưa, học được cách đứng lên và sửa chữa những sai lầm của mình.

Quá trình học hỏi ấy sẽ giúp con hiểu rằng, mình có thể vượt qua được sự lười biếng, nó chính là khởi nguồn của “mong muốn thay đổi chính mình”.

Hy Văn