PDA

View Full Version : 10 thông tin địa lý kỳ lạ của Trái Đất



sophienguyen
12-30-2018, 02:16 AM
10 thông tin địa lý kỳ lạ của Trái Đất



Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng khám phá 10 sự kiện địa lý kỳ lạ về Trái Đất mà hầu hết mọi người không được biết. Tất cả 10 sự kiện này đều đã đặt các nhà địa chất trước những thử thách khó khăn. Do đó, họ đã dành nhiều thập kỷ để giải mã các bí ẩn địa chất mà hành tinh của chúng ta đang cất giữ.


http://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2018/12/bigstock-earth-continents-and-oceans-pa-68354242.jpg (http://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2018/12/bigstock-earth-continents-and-oceans-pa-68354242.jpg)

Trái Đất của chúng ta ẩn chứa rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá được. (Ảnh qua Air Freshener)

Suốt quá trình giải mã các nhà khoa học đã thực hiện một số khám phá mới lạ và giúp chúng ta hiểu hơn về cách mà Trái Đất phát triển trong suốt hàng triệu năm qua. Còn bây giờ mọi người hãy cùng tìm hiểu xem hành tinh mà chúng ta đang sống chứa đựng một thế giới bí ẩn và tuyệt vời như thế nào


Lượng Photpho đến từ sa mạc Sahara chứa nhiều dưỡng chất dồi dào đã giúp cho khu rừng Amazon trở nên màu mỡ. Nó đi qua Đại Tây Dương và một phần lớn lục địa Nam Mỹ, rồi đáp xuống khu rừng và đem sức sống đến nơi đây


Khu rừng nhiệt đới Amazon là khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới nằm ở phía Đông Bắc Nam Mỹ. Nó nổi tiếng với hệ động thực vật vô cùng đa dạng, nhưng thực chất đất đai tại đây không màu mỡ như người ta vẫn nghĩ.

Điều bất ngờ là hàm lượng dưỡng chất mà Amazon được cung cấp lại đến từ một trong những nơi khô cằn nhất thế giới, đó chính là vùng trũng Bodélé nằm trong khu vực châu Phi.


http://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2018/12/tumblr_inline_ovsjajdnse1v4g64x_1280.jpg (http://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2018/12/tumblr_inline_ovsjajdnse1v4g64x_1280.jpg)

Rừng Amazon (Ảnh: kotaa-bearrr.tumblr.com)

Được biết, vùng trũng Bodélé ở tỉnh Chad từng là một hồ nước khổng lồ. Nhưng hiện nay, hồ nước cạn kiệt này chứa các loại đá địa chất và nhiều vi sinh vật đã chết. Nhờ vậy mà hàm lượng Photpho và khoáng chất tại đây vô cùng dồi dào.

Điều thú vị là thiên nhiên đã vận chuyển các chất dinh dưỡng phong phú từ sa mạc Sahara đến Amazon dưới dạng bụi mù. Hàng năm có khoảng 22.000 tấn bụi Sahara hoàn thành hành trình xuyên lục địa của mình để đến khu rừng Amazon. Chúng chứa rất nhiều các dưỡng chất thiết yếu cho đất đai như sắt và Photpho.


Núi có “rễ” cắm sâu vào lớp vỏ Trái Đất. Điều này đã được các nhà khoa học phát hiện khi họ tiến hành đo trọng lực. Đây là sự kiện hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của các nhà nghiên cứu.

Một ngọn núi được hình thành khi các mảng kiến tạo va chạm vào nhau. Chính vụ va chạm này đã liên kết đất và đá lại. Tại vùng đất rộng lớn của dãy núi xuất hiện một trọng lực hướng xuống, nó đã đẩy lớp vỏ Trái Đất cắm sâu vào lớp vỏ bên ngoài tạo thành “rễ”.


https://www.bookmundi.com/blog/wp-content/uploads/2016/02/Mount-Dhaulagiri.jpg (https://www.bookmundi.com/blog/wp-content/uploads/2016/02/Mount-Dhaulagiri.jpg)

Rễ của những ngọn núi cao như dãy Himalaya có thể rất sâu. (Ảnh qua BookMundi)

Thực tế cho thấy, rễ của những ngọn núi cao như dãy Himalaya có thể rất sâu. Theo đó, các nhà địa chất đã phát hiện ra rằng, khi dãy Himalaya được hình thành, các phiến đá châu Á lớn hơn đã khiến cho phiến đá Ấn Độ phải cắm sâu vào lớp vỏ của mình. Độ sâu này đạt ít nhất 250km dưới bề mặt Trái Đất do lực tác động.

Một hồ nước có lượng nước gấp 3 lần khối lượng nước của tất cả các đại dương đang tồn tại sâu bên dưới bề mặt Trái Đất.

Bằng chứng đầu tiên về sự hiện diện của nước bên dưới lớp vỏ Trái Đất đã được phát hiện từ một mảnh khoáng sản gọi là “ringwoodite”. Loại khoáng sản này được phát hiện bên trong một viên kim cương lớn, nằm ở độ sâu khoảng 600km tại ngọn núi lửa Brazil.

Bên trong mảnh ringwoodite chứa một lượng nước đáng kinh ngạc, nhưng loại nước này không phải là chất lỏng mà là đá đóng băng và hơi nước. Đây là cấu trúc nước mang hình thái cấp thứ tư, tức là nước bị mắc kẹt bên trong cấu trúc phân tử của các khoáng chất tồn tại ở lớp đá phủ.

https://factsc.com/wp-content/uploads/2018/10/3.jpg (https://factsc.com/wp-content/uploads/2018/10/3.jpg)

Bên trong Trái Đất có một hồ nước rất lớn. (Ảnh: Wikidia)

Sau khi phát hiện các phân tử nước bị mắc kẹt trong ringwoodite, công trình nghiên cứu nước bên trong bể mặt lò sưởi được bắt đầu. Nghiên cứu do giáo sư Steven Jacobsen tại đại học Northwestern dẫn đầu dưới sự hỗ trợ của nhà địa chấn học Brandon Schmandt đến từ đại học New Mexico. Sau cùng, giáo sư Jacobsen đã tìm thấy chiếc hố sâu mắc ma nằm bên dưới Bắc Mỹ, ở độ sâu khoảng 600km. Đây được xem là một lời chỉ báo khả dĩ cho sự hiện diện của nước tại độ sâu này.



Phần lõi bên trong của Trái Đất là hợp kim sắt và Niken rắn chứ không phải là chất lỏng.


Nhiệt độ của phần lõi Trái Đất nằm trong khoảng 10.800 F và cao hơn nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời. Ngoài ra áp suất ở phần lõi gấp 3,5 triệu lần áp suất trên bề mặt Trái Đất. Nhiều năm qua, hai yếu tố này cho thấy một tình huống khó lý giải về việc lõi của Trái Đất là chất rắn hay chất lỏng, khi nó tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt như vậy. Cuối cùng, một nghiên cứu mới được Viện Công Nghệ Hoàng Gia KTH ở Thụy Điển thực hiện đã giải quyết cuộc tranh luận. Kết quả cho thấy là, Trái Đất có lõi sắt kết tinh vô cùng bền bỉ.


https://factsc.com/wp-content/uploads/2018/10/4.jpg (https://factsc.com/wp-content/uploads/2018/10/4.jpg)

Phần lõi bên trong của Trái Đất không phải là chất lỏng. (Ảnh: Wikidia)

Ở cấp độ nguyên tử, cấu trúc tinh thể thay đổi tùy thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Ở nhiệt độ phòng và áp suất bình thường, tinh thể sắt ở dạng cấu trúc lập phương tâm khối (BCC).
Trước đó người ta cho rằng, nhiệt độ và áp suất tại lõi Trái Đất sẽ làm cho cấu trúc lập phương tâm khối không ổn định. Nhưng các nhà nghiên cứu tại KTH kết luận rằng, tinh thể sắt có cấu trúc lập phương tâm khối vẫn có thể ổn định trong nền nhiệt độ và áp suất cao của lõi Trái Đất.



Nam Cực từng là một khu rừng tươi tốt trước khi biến thành sa mạc băng giá.


Chỉ cần đi bộ vài kilomet bên trên lớp băng dày cùng với gió lạnh, nó cũng đủ khiến các tĩnh mạch trong máu của chúng ta bị đóng băng. Và nếu như được hỏi, loại tủ lạnh nào có thể sử dụng để giữ cho thực phẩm tươi sống nhất, thì câu trả lời chính là Nam Cực hay sa mạc trắng.


https://factsc.com/wp-content/uploads/2018/10/5.jpg (https://factsc.com/wp-content/uploads/2018/10/5.jpg)

Nam Cực từng là một khu rừng tươi tốt. (Ảnh: Pixabay)

Nhưng chúng ta sẽ không thể nào tưởng tượng được rằng khu vực này từng là một khu rừng nhiệt đới xanh tốt. Điều đó đã được khám phá ra sau khi một lõi trầm tích được lấy từ đáy biển ngoài khơi vùng Wilkes Land, phía Đông Nam Cực. Nó cho thấy có sự chuyển tiếp diễn ra trong thời gian dài đã biến Nam Cực từ một thiên đường nhiệt Đới trở thành vùng đất hoang vu lạnh lẽo.

Phần lõi này đã được thu thập như một phần của chương trình khoan tích hợp đại dương. Các khoáng chất được tìm thấy bên trong chỉ ra rằng: Trong khoảng thời gian từ 53,8 đến 47,9 triệu năm trước, Nam Cực có khí hậu nhiệt đới ấm áp với nhiệt độ trung bình khoảng 16°C. Nhưng sự biến đổi của môi trường nhiệt đới bắt đầu diễn ra từ 23 triệu năm trước. Trong khoảng thời gian đó, nhiệt độ giảm xuống đến mức 6°C. Kế đến vào khoảng 12,5 triệu năm trước, toàn bộ cây xanh đã chết đi và các dòng sông băng được hình thành. Đó chính là điểm khởi đầu của “sa mạc trắng” lạnh lẽo Nam Cực.



Nước biển của Thái Bình Dương sẽ mặn hơn Đại Tây Dương


Khoảng 70% bề mặt Trái Đất được các đại dương bao phủ. Ngoài ra, 97% lượng nước trên hành tinh là nước muối.

Lượng muối có trong đại dương đến từ đá và khoáng chất của đất. Khi mưa rơi xuống đất, khoáng chất hòa tan vào trong nước và tạo thành nước muối. Sau đó nó sẽ chảy vào các dòng sông và đổ ra đại dương.


https://kenh14cdn.com/zoom/700_438/2016/screen-shot-2016-05-19-at-12-07-18-pm-1463634454734-1-0-644-1246-crop-1463634519394.png (https://kenh14cdn.com/zoom/700_438/2016/screen-shot-2016-05-19-at-12-07-18-pm-1463634454734-1-0-644-1246-crop-1463634519394.png)

Nơi giao nhau giữa sông và biển. (Ảnh: Internet)

Trong quá trình này, lỗ thông thủy nhiệt nằm ở các rặng núi phía trên đại dương cũng góp phần gia tăng độ mặn của nước biển.

Nhưng không phải tất cả các đại dương đều có độ mặn giống nhau. Bởi các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, vùng nước mặt của Đại Tây Dương sẽ có độ mặn lớn hơn vùng nước mặt của Thái Bình Dương. Lý do là vì luồng Gió mậu dịch đã mang hơi nước từ Bắc Đại Tây Dương hòa lẫn vào lượng nước mưa dư thừa ở vùng nhiệt đới phía Tây Thái Bình Dương. Điều đó đã khiến cho nước biển ở Bắc Đại Tây Dương mặn hơn, trong khi vùng nước của Thái Bình Dương lại có vị ngọt.

Dòng nước ngọt kể trên đến từ vùng cận nhiệt đới Nam Đại Tây Dương dưới dạng hơi nước (được hình thành ở quanh cực Nam Cực). Sau đó nó sẽ chảy vào Ấn Độ Dương và cuối cùng là đến Thái Bình Dương.

Và chính lượng hơi nước đến từ Bắc Đại Tây Dương và Nam Đại Tây Dương đã làm cho độ mặn của Đại Tây Dương cao hơn Thái Bình Dương.

1.Lục địa Châu Phi đang được chia thành 2 bởi sự ra đời của một đại dương mới. Vào năm 2005, một dải đất rộng 8m và dài 60 km đã được hình thành trong khoảng thời gian chỉ 10 ngày.

Theo các nhà khoa học tại Hiệp Hội Hoàng Gia, trong khoảng 10 triệu năm nữa, lục địa Châu Phi sẽ bị chia làm 2. Sự kiện này bắt đầu vào năm 2005 khi chỉ trong vòng 8 ngày một dải đất dài 60 km đã mở rộng ra 8m. Sự phân chia được tạo ra do khối lượng đá nóng chảy sâu trong lòng Trái Đất nổi lên trên và chảy xuống bề mặt. Hoạt động này đã dẫn đến sự hình thành của một đại dương mới gần đây.


https://factsc.com/wp-content/uploads/2018/10/8-1.jpg (https://factsc.com/wp-content/uploads/2018/10/8-1.jpg)

Một dải đất rộng 8m và dài 60 km đã được hình thành trong khoảng thời gian chỉ 10 ngày. (Ảnh: Julie Rowland/ Đại học Auckland)

Các nhà khoa học làm việc ở vùng đất Afar xa xôi của Ethiopia tiết lộ rằng: Cuối cùng một phần của miền Nam Ethiopia và Somalia sẽ trôi đi. Nước biển sẽ tràn vào và cho ra đời một đại dương mới. Điều đó đã khiến cho Châu Phi bị thu hẹp diện tích và trở nên nhỏ hơn. Sau cùng, một hòn đảo lớn sẽ xuất hiện và di chuyển ra Ấn Độ Dương.



Sự di chuyển của trục Trái Đất đã biến Sahara từ đồng cỏ trở thành xa mạc cách đây khoảng 6.000 năm.


Có một quan điểm phổ biến cho rằng, hoạt động trồng trọt và chăn nuôi quá mức đã gây ra sự hình thành của sa mạc. Nhưng sự thật là việc sa mạc Sahara xuất hiện không hề do lỗi của con người, mà đó là do hoạt động của chính Trái Đất. Sự thay đổi này đã diễn ra trong thời gian khoảng 400 năm.

Cụ thể là vào khoảng 9.000 năm trước, Trái Đất đã trải qua một sự thay đổi định kỳ. Toàn bộ quá trình đã được hoàn thành khoảng 6.000 năm trước đây. Suốt quá trình đó, độ nghiêng của Trái Đất giảm từ 24,14 độ theo chiều dọc xuống còn 23,45 độ như hiện tại.


https://www.intrepidtravel.com/adventures/wp-content/uploads/2017/05/FU8A0260-88x450.jpg (https://www.intrepidtravel.com/adventures/wp-content/uploads/2017/05/FU8A0260-88x450.jpg)

Sa mạc Sahara. (Ảnh qua Intrepid Travel)

Trước khi sự thay đổi bắt đầu, Bắc bán cầu nhận được nhiều ánh nắng Mặt Trời mùa hè, nên khi này, lượng gió mùa hoạt động cũng nhiều hơn. Cùng lúc đó, Sahara cũng là một đồng cỏ xanh tươi với hệ thực vật và động vật phát triển mạnh.

Nhưng sau khi sự thay đổi diễn ra, gió mùa châu Phi bắt đầu giảm đi và cây cối cũng chết dần. Tình trạng trên tiếp tục diễn ra cho đến khi các con sông và dòng suối cô cạn. Sau cùng, Sahara đã thay đổi hoàn toàn và trở thành một vùng hoang mạc.

Theo giáo sư Claussen thuộc viện nghiên cứu biến đổi khí hậu Potsdam, sự thay đổi quỹ đạo và độ nghiêng của Trái Đất sẽ xảy ra một lần nữa trong tương lai.



Có một khe rãnh khổng lồ sâu hơn cả hẻm núi Grand Canyon bên dưới lớp băng Nam Cực.


Một con hào cổ đại vô cùng rộng lớn đang nằm dưới lớp băng Nam Cực. Sự việc đã được một nhóm các chuyên gia người Anh phát hiện vào năm 2014. Họ đã sử dụng dữ liệu của các vệ tinh và rarda để xâm nhập lớp băng và lập bản đồ vùng cao nguyên Subglacial Highlands ở Tây Nam Cực.


https://3c1703fe8d.site.internapcdn.net/newman/gfx/news/2017/tracingsubgl.jpg (https://3c1703fe8d.site.internapcdn.net/newman/gfx/news/2017/tracingsubgl.jpg)

Cao nguyên Subglacial Highlands ở Tây Nam Cực. (Ảnh qua Phys.org)

Nhưng cuối cùng, cuộc điều tra lại phát hiện ra một thung lũng khổng lồ dài hơn 300km và rộng tới 25km. Ở một số nơi khác, các tầng của thung lũng cao hơn 2000m so với mực nước biển.



Núi lửa có thể nói dối về tuổi tác của mình.


Một số ngọn núi lửa có thể nói dối về tuổi tác của chúng. Cụ thể lời nói dối đầu tiên được phát hiện trong một chương trình nghiên cứu tại khu vực Lake Taupo ở New Zealand. Theo thông tin ghi nhận, Lake Taupo là một siêu núi lửa được hình thành khi dòng mắc-ma đổ xuống sau một vụ phun trào cách đây hơn 20.000 năm. Để tìm ra được thời điểm chính xác cho đợt phun trào của Taupo, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phóng xạ carbon.


https://www.taupoboating.co.nz/TBFCV8088LT/sightseeing/IMAG025A.GIF (https://www.taupoboating.co.nz/TBFCV8088LT/sightseeing/IMAG025A.GIF)

Khu vực núi lửa Lake Taupo. (Ảnh qua Taupoboating)

Thử nghiệm này đã được tiến hành nhiều lần, nhưng mỗi lần lại cho kết quả hoàn toàn khác nhau. Hầu hết độ tuổi của núi lửa được xác định trong khoảng thời gian từ 36 CE đến 538 CE. Trong đó, các mẫu phóng xạ ở gần lỗ thông hơi của núi lửa cho thấy niên đại lâu hơn so với các mẫu nằm xa khu vực này.

Các nhà địa chất tin rằng, chính khí Carbon dioxide thoát ra từ sâu bên dưới núi lửa Taupo vào thời tiền sử là lý do tại sao độ tuổi của ngọn núi này vô cùng đa dạng.




Tú Văn, theo Facts Catalogue