duyanh
12-28-2018, 02:59 PM
Khí hậu 2018: 10 thiên tai dữ dội nhất làm tốn kém hơn 84 tỷ đô la
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/169/3500/1977/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2018-09-16t040032z_668951934_rc15a96aa510_rtrmadp_3_asia-storm-hongkong_0.jpg
Bão Mangkhut ở Hồng Kông, ngày 16/09/2018.
REUTERS/Bobby Yip
Trong một bản báo cáo được công bố hôm qua, 27/12/2018, tổ chức hoạt động nhân đạo Christian Aid, có trụ sở tại Anh Quốc, đã nêu bật thiệt hại ghê gớm mà biến đổi khí hậu có thể gây ra : Trong năm 2018, 10 thiên tai nghiêm trọng nhất đã gây ra những thiệt hại vật chất lên đến 84,8 tỷ đô la, không kể đến tổn thất nhân mạng.
Theo hãng tin Anh Reuters, bà Kat Kramer, giám đốc của tổ chức Christian Aid, nhận định : « Bản báo cáo đã chứng minh rằng, đối với nhiều người, hiện tượng thay đổi khí hậu đã gây ra những hậu quả tai hại cho đời sống và kế sinh nhai của họ ».
Theo Liên Hiệp Quốc, 20 năm trong số 22 năm gần đây được ghi nhận là nóng nhất. Năm 2018 đứng hàng thứ tư trong những năm nóng nhất.
Theo báo cáo, trong số 10 vụ thiên tại gây thiệt hại nhiều nhất trong năm 2018, đứng đầu là hai trận bão Florence và Michael, với thiệt hại lên đến 32 tỷ đô la tại Hoa Kỳ, vùng Caribê và Trung Mỹ.
Nạn lụt vào mùa hè vừa qua và trận bão Jebi vào mùa thu ở Nhật Bản đã gây tốn kém 9,3 tỷ đô la. Thiệt hại do cháy rừng hồi tháng 11 vừa qua ở California cũng được ước tính lên tới khoảng 9 tỷ đô la. Ngoài ra, còn có nạn hạn hán ở Thổ Nhĩ Kỳ, trận lụt ở miền nam Ấn Độ, bão Mangkhut ở Philippines và Trung Quốc.
Theo Christian Aid, các khoản thiệt hại được tính toán dựa theo số liệu của các chính phủ, ngân hàng và công ty bảo hiểm. Đôi khi đó chỉ là những thiệt hại liên quan đến các tài sản được bảo hiểm, và không tính đến thiệt hại nhân mạng hay những thiệt hại khác.
Ông Michael Mann, giáo sư về khí hậu học tại đại học Mỹ Penn State, được Christian Aid trích trong một thông cáo, đánh giá : « Hậu quả của thay đổi khí hậu không còn là nhỏ nữa. Điều kiện thời tiết thế giới ngày càng khắc nghiệt. Điều duy nhất có thể ngăn chặn bớt sự tàn phá là giảm nhanh lượng khí thải CO2. »
RFI
28-12-2018
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/169/3500/1977/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2018-09-16t040032z_668951934_rc15a96aa510_rtrmadp_3_asia-storm-hongkong_0.jpg
Bão Mangkhut ở Hồng Kông, ngày 16/09/2018.
REUTERS/Bobby Yip
Trong một bản báo cáo được công bố hôm qua, 27/12/2018, tổ chức hoạt động nhân đạo Christian Aid, có trụ sở tại Anh Quốc, đã nêu bật thiệt hại ghê gớm mà biến đổi khí hậu có thể gây ra : Trong năm 2018, 10 thiên tai nghiêm trọng nhất đã gây ra những thiệt hại vật chất lên đến 84,8 tỷ đô la, không kể đến tổn thất nhân mạng.
Theo hãng tin Anh Reuters, bà Kat Kramer, giám đốc của tổ chức Christian Aid, nhận định : « Bản báo cáo đã chứng minh rằng, đối với nhiều người, hiện tượng thay đổi khí hậu đã gây ra những hậu quả tai hại cho đời sống và kế sinh nhai của họ ».
Theo Liên Hiệp Quốc, 20 năm trong số 22 năm gần đây được ghi nhận là nóng nhất. Năm 2018 đứng hàng thứ tư trong những năm nóng nhất.
Theo báo cáo, trong số 10 vụ thiên tại gây thiệt hại nhiều nhất trong năm 2018, đứng đầu là hai trận bão Florence và Michael, với thiệt hại lên đến 32 tỷ đô la tại Hoa Kỳ, vùng Caribê và Trung Mỹ.
Nạn lụt vào mùa hè vừa qua và trận bão Jebi vào mùa thu ở Nhật Bản đã gây tốn kém 9,3 tỷ đô la. Thiệt hại do cháy rừng hồi tháng 11 vừa qua ở California cũng được ước tính lên tới khoảng 9 tỷ đô la. Ngoài ra, còn có nạn hạn hán ở Thổ Nhĩ Kỳ, trận lụt ở miền nam Ấn Độ, bão Mangkhut ở Philippines và Trung Quốc.
Theo Christian Aid, các khoản thiệt hại được tính toán dựa theo số liệu của các chính phủ, ngân hàng và công ty bảo hiểm. Đôi khi đó chỉ là những thiệt hại liên quan đến các tài sản được bảo hiểm, và không tính đến thiệt hại nhân mạng hay những thiệt hại khác.
Ông Michael Mann, giáo sư về khí hậu học tại đại học Mỹ Penn State, được Christian Aid trích trong một thông cáo, đánh giá : « Hậu quả của thay đổi khí hậu không còn là nhỏ nữa. Điều kiện thời tiết thế giới ngày càng khắc nghiệt. Điều duy nhất có thể ngăn chặn bớt sự tàn phá là giảm nhanh lượng khí thải CO2. »
RFI
28-12-2018