duyanh
12-06-2018, 01:28 PM
E.V.N là doanh nghiệp của Trung Cộng, phục vụ mưu đồ thâu tóm an ninh năng lượng Việt Nam?
Năm 2016, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (E.V.N) cho biết “do bắt đầu vào mua mưa, thuỷ điện dồi dào nên đã tạm ngừng mua điện từ Trung Quốc trên đường dây 220kV trong tháng 7”. E.V.N cũng cho biết, năm 2016 sẽ mua của Trung cộng khoảng 950 triệu kWh. Mức nhập khẩu này đã giảm 733 triệu kWh so với năm 2015 – như một “thành tích” của E.V.N.
Từ chối mua điện rẻ trong nước, một mực mua điện giá cao từ Trung Cộng
Suốt gần một chục năm qua, E.V.N đã nhập khẩu điện từ Trung Cộng với giá cao gấp 3 lần giá bình quân trong nước, nhưng lại từ chối mua hoặc gây khó khăn, kèm theo các điều kiện rất khắt khe khi mua điện của các doanh nghiệp trong nước. Một biểu hiện mà theo cách nào đó, cho thấy E.V.N là một doanh nghiệp của… Trung Cộng! Từ năm 2005, E.V.N bắt đầu mua điện từ Trung Quốc và tính đến hết 2015, sản lượng điện mua từ Trung cộng là 24.128 tỷ kWh.
https://baolua.net/wp-content/uploads/2018/12/b5bdab55fc4ea128574a2c6968564d36.jpg
Thậm chí, E.V.N mua điện của Trung cộng với giá cao cả ở thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào, vin vào lý do vì hợp đồng mua điện với được ký từ năm 2005 và chính thức mua điện từ 2009. Thái độ kinh doanh vô trách nhiệm này đã bất chấp một thực tế là chỉ cách đây vài năm, nguồn điện trong nước được tăng cường nhiều hơn, nhiều nhà máy điện ngoài E.V.N chưa huy động hết công suất, có thời điểm điện dư thừa, giá lại rẻ hơn nhiều giá điện Trung Cộng bán cho Việt Nam. Vậy mà E.V.N vẫn rắp tâm duy trì hợp đồng mua điện từ người hàng xóm “tốt bụng”.
Một trong những “đồng chí tốt” của E.V.N là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quốc tế Vân Nam (thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lưới điện Phương Nam – Trung Quốc).
Trong khi rắp tâm mua điện từ Trung Cộng, đáng lên án là năm 2015, giá điện bình quân đã tăng gần 13%, giúp doanh thu của E.V.N tăng đến 18.5% so với năm 2014, giúp cho doanh nghiệp này giảm đáng kể số lỗ lên đến 30,000 tỷ đồng trước đó do đầu tư trái ngành vào chứng khoán, bất động sản và bảo hiểm. 2016 cũng là năm thứ 8 nền kinh tế Việt Nam tiếp diễn suy thoái, còn tình cảnh người dân Việt Nam khổ trăm bề với hơn 400 loại phí và lệ phí đè đầu.
Cơ chế độc quyền vong bản đã phát triển đến mức trong khi nhiều doanh nghiệp sản xuất điện của Việt Nam sẵn sàng chịu lỗ để hòa lưới điện, suốt từ năm 2011 khi báo chí Việt Nam dồn dập phẫn nộ trực chỉ vào trách nhiệm của E.V.N về quan điểm “người Việt dùng hàng Trung”, doanh nghiệp thuộc loại độc trị theo cung cách dã man này vẫn quay mặt làm ngơ. Những ràng buộc có nghi vấn trong hợp đồng mua bán điện với Trung cộng đã khiến dư luận đặt nghi ngờ rất lớn về sự hiện diện quá sâu của Trung cộng trong ngành điện Việt Nam.
Bất chấp oán thán dân tình, E.V.N đã có đủ thời gian chứng tỏ nó có năng lực gây ra tội ác ghê gớm đến thế nào, kể cả thành tích nối giáo ngoại xâm kinh tế. E.V.N đã bất chấp lợi ích và an nguy của quốc gia, “cõng rắn cắn gà nhà”, mua điện Trung cộng cao gấp 3 lần giá điện sản xuất trong nước.
https://baolua.net/wp-content/uploads/2018/12/db05363dc42c91e9a89d19e834605004.jpg
Âm mưu sau bài toán thiếu than, cắt điện
Ngay sau ngừng mua điện giá cao của Trung Cộng, E.V.N lập tức giở bài “thiếu than, thiếu điện” để đòi tăng giá điện, xin cơ chế ưu đãi. Thậm chí Tập đoàn này bao lâu nay luôn trịch thượng trước Chính phủ, bất chấp chính phủ đã quá ưu đãi: cần tiền Chính phủ cho tiền, cần cơ chế Chính phủ cho cơ chế, cần chức Chính phủ cho chức… Ông lãnh đạo E.V.N thậm chí được quy hoạch vào vị trí Thứ trưởng, Bộ trưởng.
Lẽ ra, E.V.N phải cùng Chính phủ gắng sức để đảm bảo đủ điện cho sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế, cho nhân dân sinh hoạt. Đằng này, E.V.N “được voi đòi hai bà Trưng, được bánh chưng đòi luôn bánh dầy, được máy cày đòi có Camry” suốt ngày doạ ngược lại Chính phủ.
Hôm 9/8/2018 vừa qua, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (E.V.N) Ngô Sơn Hải lên báo đài dọa nạt rằng Việt Nam có nguy cơ thiếu điện vào năm 2020 và miền Nam – một khu vực mà theo Tổng cục Thống kê, chỉ tính riêng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang) hiện đang chiếm khoảng 17% dân số, hơn 8% diện tích, nhưng sản xuất chiếm hơn 42% GDP, gần 40% kim ngạch xuất khẩu cả nước, đóng góp gần 60% ngân sách quốc gia – sẽ là nạn nhân bị cắt điện. Tuyên bố của lãnh đạo E.V.N không chỉ cho thấy sự vô trách nhiệm, tắc trách và quản lý tồi tệ của Tập đoàn điện lực đối với sự phát triển của đất nước, mà còn thể hiện sự trịch thượng, mang đất nước ra làm con tin để ra yêu sách.
https://baolua.net/wp-content/uploads/2018/08/52eb55621ab5ae66fdf7477fd69e86f3.png
Với thế độc quyền cung cấp điện, E.V.N như ông trời con muốn làm gì thì làm
Đến hôm nay, E.V.N bắt đầu giở bài thiếu điện, thiếu than để chăm chăm nhòm ngó vào bể than đồng bằng Sông Hồng – vựa lúa thứ 2 của cả nước, chỉ đứng sau ĐBSCL – hiện có trữ lượng than 210 tỷ tấn, gấp chục lần mỏ than Quảng Ninh. Việc đào than lên để bán là quá dễ dàng, còn ô nhiễm môi trường, người dân cả nước có rơi vào nạn đói như năm 45 thì E.V.N cũng đâu cần quan tâm.… Thế nhưng, cái khó hiện nay là phản ứng từ phía dư luận. Để vượt qua cái khó này, người ta lại bắt đầu nghĩ trăm phương ngàn kế, chơi bài “đánh đố” nhân dân Việt Nam bằng cách “chọn than đá để có điện xài hay giữ ruộng vườn, nhà cửa rồi trở về thời kỳ đồ đá, đèn dầu”.
Vậy là E.V.N đã lộ bài, muốn vay tiền của Trung Cộng, mời nó về làm dự án, khai thác BỂ THAN SÔNG HỒNG, vừa có than để bán, tiếp tục hút máu dân với giá đắt đỏ, vừa có than bán rẻ cho Trung Cộng, phục vụ cho nó phát triển kinh tế. Đến đây E.V.N hiện rõ là tay sai của Trung Cộng được cài cắm vào Việt Nam, có nhiệm vụ vừa hút tài nguyên đất nước về phục vụ cho “nước mẹ”, vừa phá hoại môi trường và phá hoại an ninh lương thực của Việt Nam, ép dân phải chọn than mà bỏ nhà cửa, ruộng vườn, bỏ cả vựa lúa lớn thứ 2 của đất nước để giao đất cho người ta khai thác than.
Thật là một kế hoạch thâm độc nhưng vô cùng vẹn toàn. E.V.N đã ra tối hậu thư, người dân Bắc Bộ và cả nước hãy chọn đi!!!
(Trung Quân)Bão Lửa
6-12-2018
Năm 2016, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (E.V.N) cho biết “do bắt đầu vào mua mưa, thuỷ điện dồi dào nên đã tạm ngừng mua điện từ Trung Quốc trên đường dây 220kV trong tháng 7”. E.V.N cũng cho biết, năm 2016 sẽ mua của Trung cộng khoảng 950 triệu kWh. Mức nhập khẩu này đã giảm 733 triệu kWh so với năm 2015 – như một “thành tích” của E.V.N.
Từ chối mua điện rẻ trong nước, một mực mua điện giá cao từ Trung Cộng
Suốt gần một chục năm qua, E.V.N đã nhập khẩu điện từ Trung Cộng với giá cao gấp 3 lần giá bình quân trong nước, nhưng lại từ chối mua hoặc gây khó khăn, kèm theo các điều kiện rất khắt khe khi mua điện của các doanh nghiệp trong nước. Một biểu hiện mà theo cách nào đó, cho thấy E.V.N là một doanh nghiệp của… Trung Cộng! Từ năm 2005, E.V.N bắt đầu mua điện từ Trung Quốc và tính đến hết 2015, sản lượng điện mua từ Trung cộng là 24.128 tỷ kWh.
https://baolua.net/wp-content/uploads/2018/12/b5bdab55fc4ea128574a2c6968564d36.jpg
Thậm chí, E.V.N mua điện của Trung cộng với giá cao cả ở thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào, vin vào lý do vì hợp đồng mua điện với được ký từ năm 2005 và chính thức mua điện từ 2009. Thái độ kinh doanh vô trách nhiệm này đã bất chấp một thực tế là chỉ cách đây vài năm, nguồn điện trong nước được tăng cường nhiều hơn, nhiều nhà máy điện ngoài E.V.N chưa huy động hết công suất, có thời điểm điện dư thừa, giá lại rẻ hơn nhiều giá điện Trung Cộng bán cho Việt Nam. Vậy mà E.V.N vẫn rắp tâm duy trì hợp đồng mua điện từ người hàng xóm “tốt bụng”.
Một trong những “đồng chí tốt” của E.V.N là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quốc tế Vân Nam (thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lưới điện Phương Nam – Trung Quốc).
Trong khi rắp tâm mua điện từ Trung Cộng, đáng lên án là năm 2015, giá điện bình quân đã tăng gần 13%, giúp doanh thu của E.V.N tăng đến 18.5% so với năm 2014, giúp cho doanh nghiệp này giảm đáng kể số lỗ lên đến 30,000 tỷ đồng trước đó do đầu tư trái ngành vào chứng khoán, bất động sản và bảo hiểm. 2016 cũng là năm thứ 8 nền kinh tế Việt Nam tiếp diễn suy thoái, còn tình cảnh người dân Việt Nam khổ trăm bề với hơn 400 loại phí và lệ phí đè đầu.
Cơ chế độc quyền vong bản đã phát triển đến mức trong khi nhiều doanh nghiệp sản xuất điện của Việt Nam sẵn sàng chịu lỗ để hòa lưới điện, suốt từ năm 2011 khi báo chí Việt Nam dồn dập phẫn nộ trực chỉ vào trách nhiệm của E.V.N về quan điểm “người Việt dùng hàng Trung”, doanh nghiệp thuộc loại độc trị theo cung cách dã man này vẫn quay mặt làm ngơ. Những ràng buộc có nghi vấn trong hợp đồng mua bán điện với Trung cộng đã khiến dư luận đặt nghi ngờ rất lớn về sự hiện diện quá sâu của Trung cộng trong ngành điện Việt Nam.
Bất chấp oán thán dân tình, E.V.N đã có đủ thời gian chứng tỏ nó có năng lực gây ra tội ác ghê gớm đến thế nào, kể cả thành tích nối giáo ngoại xâm kinh tế. E.V.N đã bất chấp lợi ích và an nguy của quốc gia, “cõng rắn cắn gà nhà”, mua điện Trung cộng cao gấp 3 lần giá điện sản xuất trong nước.
https://baolua.net/wp-content/uploads/2018/12/db05363dc42c91e9a89d19e834605004.jpg
Âm mưu sau bài toán thiếu than, cắt điện
Ngay sau ngừng mua điện giá cao của Trung Cộng, E.V.N lập tức giở bài “thiếu than, thiếu điện” để đòi tăng giá điện, xin cơ chế ưu đãi. Thậm chí Tập đoàn này bao lâu nay luôn trịch thượng trước Chính phủ, bất chấp chính phủ đã quá ưu đãi: cần tiền Chính phủ cho tiền, cần cơ chế Chính phủ cho cơ chế, cần chức Chính phủ cho chức… Ông lãnh đạo E.V.N thậm chí được quy hoạch vào vị trí Thứ trưởng, Bộ trưởng.
Lẽ ra, E.V.N phải cùng Chính phủ gắng sức để đảm bảo đủ điện cho sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế, cho nhân dân sinh hoạt. Đằng này, E.V.N “được voi đòi hai bà Trưng, được bánh chưng đòi luôn bánh dầy, được máy cày đòi có Camry” suốt ngày doạ ngược lại Chính phủ.
Hôm 9/8/2018 vừa qua, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (E.V.N) Ngô Sơn Hải lên báo đài dọa nạt rằng Việt Nam có nguy cơ thiếu điện vào năm 2020 và miền Nam – một khu vực mà theo Tổng cục Thống kê, chỉ tính riêng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang) hiện đang chiếm khoảng 17% dân số, hơn 8% diện tích, nhưng sản xuất chiếm hơn 42% GDP, gần 40% kim ngạch xuất khẩu cả nước, đóng góp gần 60% ngân sách quốc gia – sẽ là nạn nhân bị cắt điện. Tuyên bố của lãnh đạo E.V.N không chỉ cho thấy sự vô trách nhiệm, tắc trách và quản lý tồi tệ của Tập đoàn điện lực đối với sự phát triển của đất nước, mà còn thể hiện sự trịch thượng, mang đất nước ra làm con tin để ra yêu sách.
https://baolua.net/wp-content/uploads/2018/08/52eb55621ab5ae66fdf7477fd69e86f3.png
Với thế độc quyền cung cấp điện, E.V.N như ông trời con muốn làm gì thì làm
Đến hôm nay, E.V.N bắt đầu giở bài thiếu điện, thiếu than để chăm chăm nhòm ngó vào bể than đồng bằng Sông Hồng – vựa lúa thứ 2 của cả nước, chỉ đứng sau ĐBSCL – hiện có trữ lượng than 210 tỷ tấn, gấp chục lần mỏ than Quảng Ninh. Việc đào than lên để bán là quá dễ dàng, còn ô nhiễm môi trường, người dân cả nước có rơi vào nạn đói như năm 45 thì E.V.N cũng đâu cần quan tâm.… Thế nhưng, cái khó hiện nay là phản ứng từ phía dư luận. Để vượt qua cái khó này, người ta lại bắt đầu nghĩ trăm phương ngàn kế, chơi bài “đánh đố” nhân dân Việt Nam bằng cách “chọn than đá để có điện xài hay giữ ruộng vườn, nhà cửa rồi trở về thời kỳ đồ đá, đèn dầu”.
Vậy là E.V.N đã lộ bài, muốn vay tiền của Trung Cộng, mời nó về làm dự án, khai thác BỂ THAN SÔNG HỒNG, vừa có than để bán, tiếp tục hút máu dân với giá đắt đỏ, vừa có than bán rẻ cho Trung Cộng, phục vụ cho nó phát triển kinh tế. Đến đây E.V.N hiện rõ là tay sai của Trung Cộng được cài cắm vào Việt Nam, có nhiệm vụ vừa hút tài nguyên đất nước về phục vụ cho “nước mẹ”, vừa phá hoại môi trường và phá hoại an ninh lương thực của Việt Nam, ép dân phải chọn than mà bỏ nhà cửa, ruộng vườn, bỏ cả vựa lúa lớn thứ 2 của đất nước để giao đất cho người ta khai thác than.
Thật là một kế hoạch thâm độc nhưng vô cùng vẹn toàn. E.V.N đã ra tối hậu thư, người dân Bắc Bộ và cả nước hãy chọn đi!!!
(Trung Quân)Bão Lửa
6-12-2018