PDA

View Full Version : TP.HCM nhục nhã bị nhà thầu Nhật đòi nợ, Hà Nội xây 4 trường đua ngựa cho giới cờ bạc: Nghịch lý chi



duyanh
11-30-2018, 01:13 PM
TP.HCM nhục nhã bị nhà thầu Nhật đòi nợ, Hà Nội xây 4 trường đua ngựa cho giới cờ bạc: Nghịch lý chi ngân sách!



Dự án Metro Bến Thành – Suối Tiên được đầu tư từ nguồn vốn ODA trị giá 47.000 tỷ tương đương 2 tỷ đô thì phía Nhật cho vay đến 42.000 tỷ tương đương 1,8 tỷ đô, còn lại 5.000 tỷ tức chỉ chừng 200 triệu đô là vốn đối ứng của phía Việt Nam. Vậy mà nay hết tiền trả nhà thầu đến nỗi phía Nhật gửi thư cảnh báo hủy dự án. Phía Nhật đã giải ngân cho chính phủ Việt Nam đủ để giải quyết cho nhà thầu, nhưng phía nhà thầu Nhật lại bị chậm thanh toán từ phía Việt Nam. Lý do là trung ương không chịu rót vốn về. Nói như vậy để thấy TP.HCM – trung tâm kinh tế của cả nước, đã phải nhục nhã thế nào khi bị đòi tiền, và lại không có tiền chi trả.

Dù TP.HCM tạm ứng tiền thanh toán cho nhà thầu nhưng vẫn đang phải chờ cái gật đầu từ phía Trung ương để chi trả số nợ khoảng 100 triệu USD cho nhà thầu Nhật dự án metro hiện đại. Đáng nói là mỗi ngày Sài Gòn thu hơn 1.000 tỷ, tính ra mỗi năm thu 376.000 tỷ tức hơn 16 tỷ đô. Nghĩa là chỉ cần 5 ngày dân Sài Gòn lao động cật lực cũng đủ số tiền đối ứng cho toàn bộ dự án. Vậy hà cớ gì dân Sài Gòn lại phải chịu nhục, mang tiếng làm dự án mà ăn quịt, không có tiền trả như thế?


https://baolua.net/wp-content/uploads/2018/11/c55fc76a6ec81a3ce9472b65271e91b1.jpg

Bởi cuối cùng doanh thu của TP.HCM làm ra lại nộp về trung ương hết 85% tiền thuế để nuôi những địa phương ăn hại, những biệt phủ nguy nga, những tòa dinh thự tráng lệ như Châu Âu và những tượng đài nghìn tỷ vừa xây xong đã toang hoác. Cái ngân sách mà người dân Sài Gòn vất vả mang về ấy lại phục vụ cho những “đứa” vô dụng, bắt đứa có sức lao động còng lưng làm để nuôi những kẻ lười nhát ăn bám. Những mẫu gia đình như thế không bao giờ khá nổi. Vì sao? Bởi vì bố mẹ đã tước mất cơ hội của đứa giỏi nhất trong nhà và dung túng cho những thói ỉ lại của đám lười.

Trong một năm, ta thấy nhà nước bơm hàng trăm ngàn tỷ vào thị trường để giải quyết vấn đề bội chi ngân sách. Nhà nước đã móc thêm túi dân để giải quyết vấn đề hoang phí của mình, rồi những dự án nghìn tỷ bỏ phế, những trụ sở nghìn tỷ vừa xây xong đã đòi bỏ phế vì không thuận tiện. Tiền của TP.HCM làm ra nộp về Trung ương được xài như thế, bảo sao còn tiền để phát lại cho Sài Gòn làm dự án dân sinh, phát triển kinh tế được?

Thêm nữa, theo chuyên gia của IMF thì ngoại tệ trong dân là 60 tỷ đô và mỗi năm kiều hối về cỡ 13 tỷ đô nữa, con số này đáng tin cậy. Mới hồi ngày 4/5/2018 ông Mai Tiến Dũng thông báo dự trữ ngoại tệ Việt Nam đến 63 tỷ đô, tức bằng 1/4 GDP, một tỷ lệ rất cao, thế nhưng dự án Metro chỉ có vài tỷ đô và chính phủ Nhật đã giải ngân đủ để trả cho nhà thầu nhưng phía Việt Nam chỉ cần 200 triệu USD mà cũng không có là sao?

“Áp lực lên các nhà thầu cũng đã đến mức giới hạn, nếu đến cuối Tháng 12 mà các vấn đề này không được giải quyết thì tôi rất lấy làm tiếc về việc dự án sẽ buộc phải ngừng thi công,” báo Thanh Niên dẫn nội dung bức thư của Đại Sứ Umeda Kunio.


https://baolua.net/wp-content/uploads/2018/11/fbb772b3739ecdc4d96e10bec89ca7c5.jpg

https://baolua.net/wp-content/uploads/2018/11/b0df16b1f96e5fe1c89fe6362620d9af.jpg

TP.HCM đang bị hút máu như thế nào? Còn lại gì để phát triển?

“Việc ‘khát’ vốn ODA, chậm phân bổ vốn cho tuyến metro số 1 đã được thành phố báo cáo các bộ, ngành cấp trung ương từ cách đây hơn một năm nhưng đến giờ này, những khó khăn trên vẫn chưa được giải quyết. Lãnh đạo thành phố nhiều lần nhấn mạnh dự án không thiếu tiền, có sẵn 35,000 tỷ đồng và chỉ chờ các cấp thẩm quyền gật đầu là số vốn này sẵn sàng được sử dụng. Thế nhưng do vướng thủ tục, ‘cái gật đầu’ này chờ mãi vẫn chưa thấy,” báo Thanh Niên cho hay.

Tờ báo này dẫn lời ông Lê Xuân Nghĩa, cựu phó chủ tịch Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia, nhận định thủ tục luôn là nút thắt lớn nhất đối với tất cả các dự án được triển khai tại Việt Nam: “Trước đây, có nhiều dự án chậm trễ như vậy khiến mọi người nghi ngờ có thể do nhà đầu tư nước ngoài nhưng thực tế vấn đề nằm ở cơ chế của nước ta. Thủ tục quá lằng nhằng, rắc rối, chậm chạp khiến các nước không thể chịu nổi.”

Ông Nghĩa nêu ra hai hệ lụy là “Thứ nhất, về mặt tài chính, dự án càng để lâu thì hiệu quả tài chính càng suy giảm nghiêm trọng. Thứ hai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của không chỉ người dân mà với cả các nhà đầu tư nước ngoài. Dân chúng cảm thấy thành phố Hồ Chí Minh không thể có khả năng làm chủ một dự án lớn, còn nhà đầu tư thì e ngại, ‘sợ’ không dám ‘dây vào.’” Dự án Metro số 1 của Sài Gòn có thể hoàn tất vào năm 2020 nếu tiền bạc được giải ngân kịp thời và đầy đủ. Tuy nhiên, với những gì đang diễn ra, không thấy có gì bảo đảm.

Trong khi Sài Gòn đói vốn ngân sách để chi cho các dự án phát triển hạ tầng, nâng cao chất lượng dân sinh thì Hà Nội lại đòi tới 35.650 tỷ xây trường đua ngựa cho giới cờ bạc, tương đương hơn 1.500 tỷ USD. Đáng sợ hơn, dự án đang chuẩn bị được khởi công, và người ta sẵn sàng lấy NGÂN SÁCH – thực chất là tiền mồ hôi nước mắt của dân các tỉnh thành – xây một lúc 4 trường đua ngựa, mà phải là quy mô quốc tế hẳn hoi để thỏa chí tang bồng, “đẹp mặt” với cả nước và khu vực. Không nghĩ đến lòng dân.


https://baolua.net/wp-content/uploads/2018/11/1d48a877484437f601324f8289252ea6.jpg

Đó là các dự án Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng – Trường đua ngựa Sóc Sơn – Hà Nội (500 triệu USD); Dự án Câu lạc bộ Trường đua ngựa Việt Nam (250 triệu USD); Công viên giải trí và trường đua ngựa quốc tế Hà Nội (420 triệu USD); Dự án Trường đua ngựa Chamrvit Hà Nội (380 triệu USD).

Xây một lúc 4 trường đua ngựa tại một tỉnh thành – Hà Nội là một sự vung tay quá sức. Nó trái ngược với đời sống nghèo nàn của dân, với hình ảnh bệnh nhân nằm la liệt từ hành lang ra đến ngoài sân, chờ mổ mà phải trùm bạt nilon che chắn mưa tại các bệnh viện. Nó vô cùng phản cảm và trái ngược với những trường học vùng núi không đủ cơ sở vật chất, xập xệ, gió lùa mang theo những cơn rét cắt da cắt thịt cứa vào trẻ em vùng cao, đường xá ngập ngụa mỗi khi mưa về, trẻ em vùng cao phải đu dây hay chui vô bịch nilon để quần áo không bị ướt khi đến trường.

Lại nói, việc TP.HCM đói vốn gây dựng cơ sở hạ tầng dân sinh, còn Hà Nội hết xây bảo tàng 11.000 tỷ bỏ hoang, công viên 34.000 bỏ phế giờ đến 4 trường đua ngựa quốc tế cho thấy một sự phân biệt khi rót ngân sách từ phía Trung ương. Người dân TP.HCM khi nộp 85% ngân sách thì còn lại gì cho đầu tư phát triển, còn lại gì để nâng cao chất lượng dân sinh, cải thiện hạ tầng để thu hút đầu tư. Cứ như vậy, phải chăng TP.HCM sẽ sớm trở thành vùng đất chê.t? Bị hút cạn đến tận cùng xương tủy để phục vụ cho những đứa con bất tài khắp cả nước, và những đứa con tiêu xài hoang độ như Hà Nội.


(Trần Phương Bình)
30-11-2018