PDA

View Full Version : Trung Quốc ‘nuôi mộng’ thách thức Mỹ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương



duyanh
11-15-2018, 01:21 PM
Trung Quốc ‘nuôi mộng’ thách thức Mỹ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương



https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/11/military.jpg (https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/11/military.jpg)

Trung Quốc có thể sẽ cạnh tranh với Mỹ trong toàn bộ khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương vào năm 2035, theo một báo cáo của Mỹ. (Ảnh: Xinhua)

Trong báo cáo được gửi đến Quốc hội Hoa Kỳ hôm thứ Tư (14/11), Ủy ban Nghiên cứu Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung (UCESRC) cho hay Trung Quốc đang nỗ lực phát triển quân đội để có thể cạnh tranh với Mỹ trong các hoạt động quân sự trên mặt đất, trên không, trên biển và thông tin ở “chuỗi đảo thứ hai”.

Chuỗi đảo thứ hai là tuyến phòng thủ chiến lược của Hoa Kỳ, được hình thành bằng một vành đai quân sự trên các quần đảo Ogasawara, quần đảo Volcano của Nhật Bản, quần đảo Mariana và Palau, theo SCMP.

Báo cáo của UCESRC được viết dựa trên các thông tin thu thập từ các cá nhân và tổ chức ở Nhật và Đài Loan. Báo cáo tiết lộ Chủ tịch Tập Cận Bình đã chỉ đạo quân đội Trung Quốc cần đẩy mạnh việc hiện đại hóa quân sự.


https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/11/xi-1.jpg

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trước Quân đội giải phóng Nhân dân Trung Hoa. (Ảnh: AP)

Bên cạnh đó, theo báo cáo, Bắc Kinh cũng đã cho phát triển hệ thống tên lửa DF và HN có tầm bắn xa và tích cực nâng cấp các loại vũ khí sử dụng cho bộ binh, hải quân và không quân. Đáng chú ý, Trung Quốc đã cho phát triển súng laser và máy bay chiến đấu siêu âm.

Báo cáo cũng đề cập tới tình hình quân sự hoá của Trung Quốc trên Biển Đông và đưa ra cảnh báo rằng Hoa Kỳ cần thận trọng với những kế hoạch quân sự của Trung Quốc.

Theo SCMP, Trung Quốc có thể đủ năng lực để tạo ra thách thức quân sự với Hoa Kỳ vào năm 2035 trên khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Tuy nhiên thực tế cho thấy rất khó để Bắc Kinh thực hiện được điều đó.

Trong lịch sử, vào những năm 50 của thế kỷ trước, dưới thời Mao Trạch Đông, Trung Quốc từng đặt chỉ tiêu 10 năm vượt Anh, 15 năm vượt Mỹ. Nhưng cho tới hiện tại, sau gần 70 năm, Trung Quốc dường như vẫn còn đang “miên man trong giấc mộng” của mình.

Với tham vọng “nắm trọn” Biển Đông và tiến tới phủ bóng ảnh hưởng ra toàn cầu, Trung Quốc biết rằng cần phải có sức mạnh quân sự cạnh tranh được với Mỹ, nên đã không ngừng cho hiện đại hoá hải, lục, không quân. Nhưng mặc dù đã rất nỗ lực, tiềm lực quân sự mà Bắc Kinh sở hữu vẫn chưa thể so sánh với sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ.

Về hải quân, Trung Quốc mới chỉ có 2 tàu sân bay, trong khi Hoa Kỳ sở hữu 73 tàu. Điều đáng nói là, theo Business Insider, Liêu Ninh, một trong hai tàu sân bay của Trung Quốc được phát triển từ một tàu sân bay cũ của Nga, cho thấy rõ sự lạc hậu và khả năng thực chiến thấp khi không tương thích với máy bay F-15 mà Bắc Kinh muốn sử dụng trên tàu sân bay này, trong khi tàu còn lại vẫn còn đang chạy thử nghiệm.

Về không quân, trong dịp kỷ niệm 69 năm thành lập không quân Trung Quốc (11/11/1949 – 11/11/2018), Bắc Kinh dường như muốn “khoe” với thế giới rằng họ có những vũ khí siêu hạng khi cho một trong những đại diện ưu tú nhất của mình là máy bay tiêm kích tàng hình J-20 thực hiện các bài trình diễn. Tuy thế, theo SCMP, chiếc J-20 của Trung Quốc đã tự phơi bày những điểm yếu chết người, mặc dù có kính thước cồng kềnh nhưng nó chỉ mang được 6 tên lửa, có động cơ lạc hậu và có thể không được trang bị pháo. Theo các nhà phân tích, J-20 thực ra được phát triển bằng việc sử dụng động cơ máy bay Su-27 của Nga.

Hiện Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu vũ khí từ Nga, và nhiều vũ khí của quốc gia tham vọng này gán mác “Made in China” nhưng thực chất chúng được phát triển dựa trên sự “xào nấu” vũ khí Nga, trường hợp tàu sân bay Liêu Ninh hay máy bay J-20 là những ví dụ.


Thanh Hiền ( DKN )
15-11-2018