duyanh
11-08-2018, 01:16 PM
Cho xã vay tiền, gần 10 năm dân Nghệ An chưa đòi được
https://i0.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/11/VN-Nghe-An-uy-ban-vay-tien_1.jpg?resize=696%2C522&ssl=1
Bà Lý đòi tiền xã “vay nóng” từ năm 2010 gần 10 năm không được. (Hình: Thanh Niên)
NGHỆ AN, Việt Nam (NV) – Hết tiền chi tiêu, chính quyền xã Quỳnh Lộc, thị xã Hoàng Mai, đã vay nóng tiền của người dân và doanh nghiệp, hứa một tuần trả. Tin lời cán bộ xã, họ đã móc tiền túi, thậm chí đi vay ngân hàng để cho xã mượn, để rồi 10 năm trôi qua, mặc dân đòi xã vẫn không trả.
Hôm 5 Tháng Mười Một, 2018, kể với báo Thanh Niên, bà Nguyễn Thị Lý (ở xóm 10 xã Quỳnh Lộc, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An) cho biết bà là một trong những “chủ nợ khó đòi” của Ủy Ban Nhân Dân xã Quỳnh Lộc
Năm 2010, gia đình bà nhận tiền đền bù đất nông nghiệp do bị nhà nước thu hồi để làm Khu Công Nghiệp Hoàng Mai.
Sau khi trả nợ, ông Hồ Sỹ Hồng, chồng bà Lý, khi đó đang là phó chủ tịch Hội Nông Dân xã Quỳnh Lộc, đã mang số tiền còn lại và vay thêm ngân hàng để đủ 245 triệu đồng (hơn $10,500) cho ông Hồ Sỹ Hữu (lúc đó đang giữ chức chủ tịch xã Quỳnh Lộc) để xã “đảo khế” nợ vay, đảo xong sẽ trả.
Ông Hồng tin tưởng ông Hữu nên cho xã vay. Việc vay mượn có làm giấy tờ, có chữ ký của ông Hữu, đóng dấu đỏ, chữ ký của kế toán và thủ quỹ xã.
https://i1.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/11/VN-Nghe-An-uy-ban-vay-tien_2.jpg?resize=696%2C489&ssl=1
Khế ước vay tiền của Ủy Ban Nhân Dân xã Quỳnh Lộc. (Hình: Thanh Niên)
Số tiền này ủy ban xã nói “vay nóng trong vòng 1 tuần rồi trả,” thế nhưng đến nay đã 8 năm trôi qua, gia đình bà vẫn chưa đòi được và còn phải trả lãi suất vay ngân hàng.
Bà Lý kể trong nước mắt: “Khi đó, tui không dám hỏi tiền đền bù ông ấy sử dụng việc chi. Mãi sau này, khi biết bị mắc căn bệnh ung thư, ông ấy mới nói lại cho vợ con biết là đã cho Ủy Ban Nhân Dân xã vay nóng nhưng chưa đòi được.”
Trước khi chết, ngày 21 Tháng Tư, 2016, ông Hồng đã làm đơn “xin thanh toán tiền vay” gửi lãnh đạo xã Quỳnh Lộc với lời lẽ khẩn thiết: “Đến nay đã sáu năm rồi mà chưa trả. Gia đình tôi trực tiếp đề nghị rất nhiều lần nhưng không thấy thanh toán. Hiện nay, gia đình tôi gặp nhiều khó khăn về tài chính, vay mượn nhiều, bản thân ốm yếu, vợ mù hai mắt không làm gì được. Vậy tôi viết đơn này đề nghị Đảng Ủy, Hội Đồng Nhân Dân, Ủy Ban Nhân Dân quan tâm giúp đỡ để gia đình tôi vượt qua khó khăn và trả nợ ngân hàng.”
Sau khi bố mất năm 2016, anh Hồ Sỹ Quân, con trai của ông Hồng tiếp tục lên xã đòi nợ và được cán bộ xã hứa năm 2017 sẽ sắp xếp trả. Tuy nhiên, đến hết năm 2017, xã lại nói “chưa có nguồn.”
https://i2.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/11/VN-Nghe-An-uy-ban-vay-tien_3.jpg?resize=696%2C446&ssl=1
Trụ sở Ủy Ban Nhân Dân xã Quỳnh Lộc, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. (Hình: Tuổi Trẻ)
Một chủ nợ khác của Ủy Ban Nhân Dân xã Quỳnh Lộc là ông Phan Thanh Tuấn (ở xóm 5, xã Quỳnh Lộc). Ông Tuấn cho biết, năm 2007, bạn ông là Chủ Tịch Xã Hồ Sỹ Hữu đến nhà đứng ra vay của gia đình ông 50 triệu đồng (hơn $2,143) cho ủy ban xã “chi thường xuyên.” Vì tin tưởng nên ông cho vay. Trong khế ước do cán bộ xã lập không ghi thời hạn trả, chỉ ghi lãi suất khoản vay này là 14.5%. Năm 2009, ủy ban xã Quỳnh Lộc lại vay tiếp của gia đình ông 100 triệu đồng (hơn $4,286), lãi suất 1%.
Ông Tuấn bất bình nói: “Cũng vì tin tưởng bạn bè là cán bộ nên tôi mới cho họ vay 150 triệu đồng tiền vợ chồng tôi tích cóp. Không ngờ sau khi cho vay, tôi đi đòi hết lần này lượt khác, quá mệt mỏi, họ vẫn không trả. Nếu lần này không được thì tôi sẽ khởi kiện ra tòa.”
Nói với báo Thanh Niên, ông Hồ Quốc Úy, phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân xã Quỳnh Lộc, cho biết về nguyên tắc, xã không được vay tiền để “chi thường xuyên” nên theo quy định không thể lấy nguồn khác để trả. Do đó nguồn thu từ bán đất công chỉ được dùng cho đầu tư xây dựng hạ tầng.
Ông Úy cũng cho rằng, nguyên tắc kế thừa nên nhiệm kỳ trước vay thì nhiệm kỳ sau phải trả. Tuy nhiên, việc trả nợ đang rất khó khăn cho địa phương.
Theo kết luận thanh tra ngày 18 Tháng Chín, 2018 của Thanh Tra thị xã Hoàng Mai, từ năm 2007- 2010, Ủy Ban Nhân Dân xã Quỳnh Lộc đã vay tiền mặt của ba người dân và ba doanh nghiệp ở thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu số tiền 1 tỷ 225 triệu đồng (hơn $52,512).
Các khoản vay chủ yếu “chi hoạt động thường xuyên và một phần trả nợ xây dựng tại địa phương.” Đến thời điểm này, xã Quỳnh Lộc vẫn còn nợ nguyên số tiền trên. Đây là số tiền vay trái quy định. Mặc dù vay tiền của dân nhưng từ năm 2011 đến nay, xã Quỳnh Lộc vẫn không có kế hoạch để trả nợ.
(Tr.N)
https://i0.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/11/VN-Nghe-An-uy-ban-vay-tien_1.jpg?resize=696%2C522&ssl=1
Bà Lý đòi tiền xã “vay nóng” từ năm 2010 gần 10 năm không được. (Hình: Thanh Niên)
NGHỆ AN, Việt Nam (NV) – Hết tiền chi tiêu, chính quyền xã Quỳnh Lộc, thị xã Hoàng Mai, đã vay nóng tiền của người dân và doanh nghiệp, hứa một tuần trả. Tin lời cán bộ xã, họ đã móc tiền túi, thậm chí đi vay ngân hàng để cho xã mượn, để rồi 10 năm trôi qua, mặc dân đòi xã vẫn không trả.
Hôm 5 Tháng Mười Một, 2018, kể với báo Thanh Niên, bà Nguyễn Thị Lý (ở xóm 10 xã Quỳnh Lộc, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An) cho biết bà là một trong những “chủ nợ khó đòi” của Ủy Ban Nhân Dân xã Quỳnh Lộc
Năm 2010, gia đình bà nhận tiền đền bù đất nông nghiệp do bị nhà nước thu hồi để làm Khu Công Nghiệp Hoàng Mai.
Sau khi trả nợ, ông Hồ Sỹ Hồng, chồng bà Lý, khi đó đang là phó chủ tịch Hội Nông Dân xã Quỳnh Lộc, đã mang số tiền còn lại và vay thêm ngân hàng để đủ 245 triệu đồng (hơn $10,500) cho ông Hồ Sỹ Hữu (lúc đó đang giữ chức chủ tịch xã Quỳnh Lộc) để xã “đảo khế” nợ vay, đảo xong sẽ trả.
Ông Hồng tin tưởng ông Hữu nên cho xã vay. Việc vay mượn có làm giấy tờ, có chữ ký của ông Hữu, đóng dấu đỏ, chữ ký của kế toán và thủ quỹ xã.
https://i1.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/11/VN-Nghe-An-uy-ban-vay-tien_2.jpg?resize=696%2C489&ssl=1
Khế ước vay tiền của Ủy Ban Nhân Dân xã Quỳnh Lộc. (Hình: Thanh Niên)
Số tiền này ủy ban xã nói “vay nóng trong vòng 1 tuần rồi trả,” thế nhưng đến nay đã 8 năm trôi qua, gia đình bà vẫn chưa đòi được và còn phải trả lãi suất vay ngân hàng.
Bà Lý kể trong nước mắt: “Khi đó, tui không dám hỏi tiền đền bù ông ấy sử dụng việc chi. Mãi sau này, khi biết bị mắc căn bệnh ung thư, ông ấy mới nói lại cho vợ con biết là đã cho Ủy Ban Nhân Dân xã vay nóng nhưng chưa đòi được.”
Trước khi chết, ngày 21 Tháng Tư, 2016, ông Hồng đã làm đơn “xin thanh toán tiền vay” gửi lãnh đạo xã Quỳnh Lộc với lời lẽ khẩn thiết: “Đến nay đã sáu năm rồi mà chưa trả. Gia đình tôi trực tiếp đề nghị rất nhiều lần nhưng không thấy thanh toán. Hiện nay, gia đình tôi gặp nhiều khó khăn về tài chính, vay mượn nhiều, bản thân ốm yếu, vợ mù hai mắt không làm gì được. Vậy tôi viết đơn này đề nghị Đảng Ủy, Hội Đồng Nhân Dân, Ủy Ban Nhân Dân quan tâm giúp đỡ để gia đình tôi vượt qua khó khăn và trả nợ ngân hàng.”
Sau khi bố mất năm 2016, anh Hồ Sỹ Quân, con trai của ông Hồng tiếp tục lên xã đòi nợ và được cán bộ xã hứa năm 2017 sẽ sắp xếp trả. Tuy nhiên, đến hết năm 2017, xã lại nói “chưa có nguồn.”
https://i2.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/11/VN-Nghe-An-uy-ban-vay-tien_3.jpg?resize=696%2C446&ssl=1
Trụ sở Ủy Ban Nhân Dân xã Quỳnh Lộc, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. (Hình: Tuổi Trẻ)
Một chủ nợ khác của Ủy Ban Nhân Dân xã Quỳnh Lộc là ông Phan Thanh Tuấn (ở xóm 5, xã Quỳnh Lộc). Ông Tuấn cho biết, năm 2007, bạn ông là Chủ Tịch Xã Hồ Sỹ Hữu đến nhà đứng ra vay của gia đình ông 50 triệu đồng (hơn $2,143) cho ủy ban xã “chi thường xuyên.” Vì tin tưởng nên ông cho vay. Trong khế ước do cán bộ xã lập không ghi thời hạn trả, chỉ ghi lãi suất khoản vay này là 14.5%. Năm 2009, ủy ban xã Quỳnh Lộc lại vay tiếp của gia đình ông 100 triệu đồng (hơn $4,286), lãi suất 1%.
Ông Tuấn bất bình nói: “Cũng vì tin tưởng bạn bè là cán bộ nên tôi mới cho họ vay 150 triệu đồng tiền vợ chồng tôi tích cóp. Không ngờ sau khi cho vay, tôi đi đòi hết lần này lượt khác, quá mệt mỏi, họ vẫn không trả. Nếu lần này không được thì tôi sẽ khởi kiện ra tòa.”
Nói với báo Thanh Niên, ông Hồ Quốc Úy, phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân xã Quỳnh Lộc, cho biết về nguyên tắc, xã không được vay tiền để “chi thường xuyên” nên theo quy định không thể lấy nguồn khác để trả. Do đó nguồn thu từ bán đất công chỉ được dùng cho đầu tư xây dựng hạ tầng.
Ông Úy cũng cho rằng, nguyên tắc kế thừa nên nhiệm kỳ trước vay thì nhiệm kỳ sau phải trả. Tuy nhiên, việc trả nợ đang rất khó khăn cho địa phương.
Theo kết luận thanh tra ngày 18 Tháng Chín, 2018 của Thanh Tra thị xã Hoàng Mai, từ năm 2007- 2010, Ủy Ban Nhân Dân xã Quỳnh Lộc đã vay tiền mặt của ba người dân và ba doanh nghiệp ở thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu số tiền 1 tỷ 225 triệu đồng (hơn $52,512).
Các khoản vay chủ yếu “chi hoạt động thường xuyên và một phần trả nợ xây dựng tại địa phương.” Đến thời điểm này, xã Quỳnh Lộc vẫn còn nợ nguyên số tiền trên. Đây là số tiền vay trái quy định. Mặc dù vay tiền của dân nhưng từ năm 2011 đến nay, xã Quỳnh Lộc vẫn không có kế hoạch để trả nợ.
(Tr.N)