duyanh
10-17-2018, 01:22 PM
Lo ngại săn trộm hải sâm, Nhật Bản xiết chặt kiểm soát
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/10/braised-sea-cucumber.jpg
Hải sâm được chế biến cùng với bào ngư và cải súp lơ xanh. (Ảnh: rasamalaysia)
Nạn săn trộm hải sâm trên lãnh hải Nhật Bản không có dấu hiệu giảm giữa bối cảnh món ăn đắt tiền tăng doanh số bán tại Trung Quốc, theo Japan Times.
Chính phủ Nhật Bản đang xem xét thiết lập một hệ thống nhằm đảm bảo các nhà xuất khẩu hải sâm chứng minh được nguồn hàng của họ là thu hoạch hợp pháp, và chứng nhận này sẽ được trình với nhà chức trách tại thời điểm xuất khẩu.
Hải sâm từ đảo Hokkaido đặc biệt phổ biến tại Trung Quốc, mặc dù các báo cáo cho thấy nạn săn trộm còn xảy ra tại các khu vực khác của Nhật, bao gồm tỉnh Aomori và Hirosima, theo tờ Japan Times.
Thống kê thương mại của Bộ Tài chính Nhật Bản cho hay, xuất khẩu hải sâm của nước này đạt 207 triệu USD trong năm 2017. Hầu hết sản lượng được vận chuyển tới Hồng Kông và Trung Quốc đại lục. Các mặt hàng qua chế biến được giao dịch ở mức khoảng 27.000 yen một kg (5,6 triệu VNĐ).
Nhằm chấm dứt nạn săn trộm, Cơ quan Thủy sản đang xem xét liệu có nên yêu cầu các nhà xuất khẩu trình giấy chứng nhận xuất xứ nhằm chứng minh chính xác nơi họ thu mua hải sâm. Cơ quan này coi hải sâm là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng cùng với sò và trai.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/10/pjimage-1-13.jpg
Hải sâm được chế biến thành món ăn. (Ảnh: tripadvisor)
Cảnh sát Nhật Bản hồi tháng 6 đã bắt giữ một số thành viên các tổ chức tội phạm và nghi phạm, bởi nghi ngờ săn trộm khoảng 450 kg hải sâm ngoài khơi biển Ishikari, và khoảng 400 kg ngoài khơi Wakkanai, 2 vùng biển đều thuộc Hokkaido.
Một quan chức cảnh sát tại Hokkaido cảnh báo, các vụ trộm được xử lý tại Nhật Bản chỉ là “đỉnh của tảng băng trôi”, và lưu ý rằng đã có khoảng 30 trường hợp mỗi năm trong những năm gần đây.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/10/hai-sam-nhat-ban.jpg
Hải sâm được chào bán trên sàn thương mại điện tử Rakuten. (Ảnh: Rakuten)
Giữa bối cảnh thu hoạch giảm sút tại Hokkaido, nạn săn trộm đã thực sự tác động mạnh tới thu nhập của ngư dân địa phương vì hải sâm biển chiếm 30-50% thu nhập của họ, theo quan chức Hợp tác xã thủy sản thị trấn Suttsu.
Tại Hokkaido, sản lượng hải sâm giảm xuống 2.143 tấn trong năm 2016, từ sản lượng 2.835 tấn năm 2007. Người dân địa phương đã lắp đặt camera giám sát quanh khu vực đánh bắt thuỷ sản và tăng cường tuần tra khu vực nhằm ngăn chặn những kẻ săn trộm.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/10/hop-hai-sam-e1539748175704.jpg
Các hộp hải sâm biển bị tịch thu từ những kẻ săn trộm ngoài khơi bờ biển Ishikari, Hokkaido. (Ảnh: HOKKAIDO PREFECTURAL POLICE / VIA KYODO)
“Theo quan điểm bảo tồn tài nguyên là tốt nhất, chúng tôi cần các phương pháp ngăn chặn săn trộm”, theo ông Masahito Hirota, dẫn đầu nhóm nghiên cứu thuộc Cơ quan nghiên cứu và giáo dục thủy sản Nhật Bản (Japan Fisheries Research and Education Agency).
Ông Masahito chỉ ra rằng một số khu vực đã đình chỉ việc đánh bắt hải sâm bởi loài sinh vật biển này đang suy giảm.
Triệu Hằng
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/10/braised-sea-cucumber.jpg
Hải sâm được chế biến cùng với bào ngư và cải súp lơ xanh. (Ảnh: rasamalaysia)
Nạn săn trộm hải sâm trên lãnh hải Nhật Bản không có dấu hiệu giảm giữa bối cảnh món ăn đắt tiền tăng doanh số bán tại Trung Quốc, theo Japan Times.
Chính phủ Nhật Bản đang xem xét thiết lập một hệ thống nhằm đảm bảo các nhà xuất khẩu hải sâm chứng minh được nguồn hàng của họ là thu hoạch hợp pháp, và chứng nhận này sẽ được trình với nhà chức trách tại thời điểm xuất khẩu.
Hải sâm từ đảo Hokkaido đặc biệt phổ biến tại Trung Quốc, mặc dù các báo cáo cho thấy nạn săn trộm còn xảy ra tại các khu vực khác của Nhật, bao gồm tỉnh Aomori và Hirosima, theo tờ Japan Times.
Thống kê thương mại của Bộ Tài chính Nhật Bản cho hay, xuất khẩu hải sâm của nước này đạt 207 triệu USD trong năm 2017. Hầu hết sản lượng được vận chuyển tới Hồng Kông và Trung Quốc đại lục. Các mặt hàng qua chế biến được giao dịch ở mức khoảng 27.000 yen một kg (5,6 triệu VNĐ).
Nhằm chấm dứt nạn săn trộm, Cơ quan Thủy sản đang xem xét liệu có nên yêu cầu các nhà xuất khẩu trình giấy chứng nhận xuất xứ nhằm chứng minh chính xác nơi họ thu mua hải sâm. Cơ quan này coi hải sâm là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng cùng với sò và trai.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/10/pjimage-1-13.jpg
Hải sâm được chế biến thành món ăn. (Ảnh: tripadvisor)
Cảnh sát Nhật Bản hồi tháng 6 đã bắt giữ một số thành viên các tổ chức tội phạm và nghi phạm, bởi nghi ngờ săn trộm khoảng 450 kg hải sâm ngoài khơi biển Ishikari, và khoảng 400 kg ngoài khơi Wakkanai, 2 vùng biển đều thuộc Hokkaido.
Một quan chức cảnh sát tại Hokkaido cảnh báo, các vụ trộm được xử lý tại Nhật Bản chỉ là “đỉnh của tảng băng trôi”, và lưu ý rằng đã có khoảng 30 trường hợp mỗi năm trong những năm gần đây.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/10/hai-sam-nhat-ban.jpg
Hải sâm được chào bán trên sàn thương mại điện tử Rakuten. (Ảnh: Rakuten)
Giữa bối cảnh thu hoạch giảm sút tại Hokkaido, nạn săn trộm đã thực sự tác động mạnh tới thu nhập của ngư dân địa phương vì hải sâm biển chiếm 30-50% thu nhập của họ, theo quan chức Hợp tác xã thủy sản thị trấn Suttsu.
Tại Hokkaido, sản lượng hải sâm giảm xuống 2.143 tấn trong năm 2016, từ sản lượng 2.835 tấn năm 2007. Người dân địa phương đã lắp đặt camera giám sát quanh khu vực đánh bắt thuỷ sản và tăng cường tuần tra khu vực nhằm ngăn chặn những kẻ săn trộm.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/10/hop-hai-sam-e1539748175704.jpg
Các hộp hải sâm biển bị tịch thu từ những kẻ săn trộm ngoài khơi bờ biển Ishikari, Hokkaido. (Ảnh: HOKKAIDO PREFECTURAL POLICE / VIA KYODO)
“Theo quan điểm bảo tồn tài nguyên là tốt nhất, chúng tôi cần các phương pháp ngăn chặn săn trộm”, theo ông Masahito Hirota, dẫn đầu nhóm nghiên cứu thuộc Cơ quan nghiên cứu và giáo dục thủy sản Nhật Bản (Japan Fisheries Research and Education Agency).
Ông Masahito chỉ ra rằng một số khu vực đã đình chỉ việc đánh bắt hải sâm bởi loài sinh vật biển này đang suy giảm.
Triệu Hằng