duyanh
10-09-2018, 12:58 PM
Báo giới Hồng Kông phản đối vụ biên tập viên Financial Times bị bác visa
https://gdb.voanews.com/16D952E9-8CF6-4F33-9F95-043FD23F3CC6_w1023_r1_s.jpg
Các nhà báo vây quanh nhà hoạt động ủng hộ độc lập cho Hong Kong Andy Chan, trái, khi ông rời Câu lạc bộ Phóng viên Nước ngoài. Ảnh chụp ngày 14/8/2018. (AP Photo/Vincent Yu)
Các hiệp hội báo chí Hồng Kông đã bày tỏ bất bình về quyết định của chính quyền từ chối gia hạn thị thực làm việc cho một biên tập viên của tờ Financial Times.
Các đại diện của Câu lạc bộ Phóng viên nước ngoài Hong Kong, Hiệp hội các nhà báo Hồng Kông và các nhóm bảo vệ ký giả khác tụ tập tại các văn phòng chính phủ trung ương hôm thứ Hai để trao thư phản đối cho một đại diện của chính quyền Hồng Kông.
Ộng Chris Yeung thuộc Hiệp hội các nhà báo Hồng Kông nói:
“Chúng tôi bị sốc và lo ngại sâu sắc về quyết định của chính quyền Hồng Kông, từ chối gia hạn thị thực cho Victor Mallet, biên tập viên về Tin tức Á châu của tờ Financial Times”.
Ông nói việc bác visa cho ông Mallet "đặt ra một tiền lệ tệ hại cho thanh danh của Hồng Kông như một nơi mà các quy tắc của pháp luật được áp dụng, và nơi tự do ngôn luận được bảo vệ bởi pháp luật."
Trung Quốc bênh vực quyết định từ chối cấp thị thực làm việc mới cho ông Mallet, người còn giữ chức Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Phóng viên nước ngoài. Nhà chức trách chỉ trích Câu lạc bộ này vì đã chủ trì một buổi nói chuyện của người lãnh đạo Đảng độc lập ủng hộ Hồng Kông hiện đang bị cấm hồi tháng 8.
Trong khuôn khổ cuộc bàn giao Hồng Kông lại cho Trung Quốc kiểm soát hồi năm 1997, Hồng Kông được cam kết sẽ được hưởng quy chế bán tự trị trong 50 năm, bảo đảm vùng lãnh thổ này được duy trì một nền dân chủ hạn chế với các quyền tự do hội họp và tự do ngôn luận, hiện không được áp dụng trên lục địa Trung Quốc.
Các nhóm bảo vệ nhân quyền miêu tả việc bác thị thực cho biên tập viên Mallet là dấu hiệu mới nhất về những sự hạn chế của Bắc Kinh dang ngày bị siết chặt hơn trên khắp vùng lãnh thổ Hồng Kông, trong đó có các vụ kiện chống lại các nhà lập pháp thân dân chủ, và những người tổ chức các cuộc biểu tình chống chính phủ quy mô lớn hồi năm 2014.
Tờ Financial Times của London nói trong một thông báo nói rằng không có lý do gì khiến đơn xin của Mallet bị bác.
Các nhóm khác cũng lên tiếng phản đối vụ này có Hiệp hội các nhà Bình luận độc lập Hồng Kông, Liên đoàn nhà báo quốc tế, Hội các nhà đào tạo Phóng viên Hồng Kông về Tự do báo chí và phóng viên không biên giới.
Câu lạc bộ Phóng viên nước ngoài là một tổ chức có chiều dài hơn 75 năm, thời Hồng Kông còn là thuộc địa của Anh.
VOA
9-10-2018
https://gdb.voanews.com/16D952E9-8CF6-4F33-9F95-043FD23F3CC6_w1023_r1_s.jpg
Các nhà báo vây quanh nhà hoạt động ủng hộ độc lập cho Hong Kong Andy Chan, trái, khi ông rời Câu lạc bộ Phóng viên Nước ngoài. Ảnh chụp ngày 14/8/2018. (AP Photo/Vincent Yu)
Các hiệp hội báo chí Hồng Kông đã bày tỏ bất bình về quyết định của chính quyền từ chối gia hạn thị thực làm việc cho một biên tập viên của tờ Financial Times.
Các đại diện của Câu lạc bộ Phóng viên nước ngoài Hong Kong, Hiệp hội các nhà báo Hồng Kông và các nhóm bảo vệ ký giả khác tụ tập tại các văn phòng chính phủ trung ương hôm thứ Hai để trao thư phản đối cho một đại diện của chính quyền Hồng Kông.
Ộng Chris Yeung thuộc Hiệp hội các nhà báo Hồng Kông nói:
“Chúng tôi bị sốc và lo ngại sâu sắc về quyết định của chính quyền Hồng Kông, từ chối gia hạn thị thực cho Victor Mallet, biên tập viên về Tin tức Á châu của tờ Financial Times”.
Ông nói việc bác visa cho ông Mallet "đặt ra một tiền lệ tệ hại cho thanh danh của Hồng Kông như một nơi mà các quy tắc của pháp luật được áp dụng, và nơi tự do ngôn luận được bảo vệ bởi pháp luật."
Trung Quốc bênh vực quyết định từ chối cấp thị thực làm việc mới cho ông Mallet, người còn giữ chức Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Phóng viên nước ngoài. Nhà chức trách chỉ trích Câu lạc bộ này vì đã chủ trì một buổi nói chuyện của người lãnh đạo Đảng độc lập ủng hộ Hồng Kông hiện đang bị cấm hồi tháng 8.
Trong khuôn khổ cuộc bàn giao Hồng Kông lại cho Trung Quốc kiểm soát hồi năm 1997, Hồng Kông được cam kết sẽ được hưởng quy chế bán tự trị trong 50 năm, bảo đảm vùng lãnh thổ này được duy trì một nền dân chủ hạn chế với các quyền tự do hội họp và tự do ngôn luận, hiện không được áp dụng trên lục địa Trung Quốc.
Các nhóm bảo vệ nhân quyền miêu tả việc bác thị thực cho biên tập viên Mallet là dấu hiệu mới nhất về những sự hạn chế của Bắc Kinh dang ngày bị siết chặt hơn trên khắp vùng lãnh thổ Hồng Kông, trong đó có các vụ kiện chống lại các nhà lập pháp thân dân chủ, và những người tổ chức các cuộc biểu tình chống chính phủ quy mô lớn hồi năm 2014.
Tờ Financial Times của London nói trong một thông báo nói rằng không có lý do gì khiến đơn xin của Mallet bị bác.
Các nhóm khác cũng lên tiếng phản đối vụ này có Hiệp hội các nhà Bình luận độc lập Hồng Kông, Liên đoàn nhà báo quốc tế, Hội các nhà đào tạo Phóng viên Hồng Kông về Tự do báo chí và phóng viên không biên giới.
Câu lạc bộ Phóng viên nước ngoài là một tổ chức có chiều dài hơn 75 năm, thời Hồng Kông còn là thuộc địa của Anh.
VOA
9-10-2018