enjoy
09-26-2018, 02:54 PM
‘Tai nạn’ rớt chữ, điềm gở trong đám tang ông Trần Đại Quang?
Điềm gở tối kỵ đối với một tang lễ được cho là chuẩn bị kỹ lưỡng, tươm tất trong 5 ngày lại bị một ‘tai nạn’ đột nhiên rớt chữ ‘G’ của từ ‘cùng,’ trong nguyên câu “Vô cùng thương tiếc đồng chí Đại Tướng Trần Đại Quang” treo trong đám tang ông Trần Đại Quang ở Nhà Tang Lễ Quốc Gia, Hà Nội, làm dấy lên nhiều lời bàn tán xôn xao .
https://www.youtube.com/watch?v=_0_ihklw_bE
Chữ G trong cụm từ “cùng” rớt xuống vào lúc 7 giờ 30 phút sáng 26 Tháng Chín trong lúc đám tang được phát trực tiếp trên kênh truyền hình quốc gia VTV1.(Hình chụp qua màn hình)
‘Tai nạn’ khiến câu “Vô cùng thương tiếc…” thành “Vô cùn thương tiếc…” làm mạng xã hội dấy lên nhiều bàn tán cho đây là điềm gở.
Sự việc diễn ra trong lúc người dân tại Việt Nam đang theo dõi đám được phát trực tiếp trên đài truyền hình quốc gia VTV1.
Chữ ‘G’ rớt đúng lúc đoàn của phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa đi qua linh cữu ông Trần Đại Quang và trước đó là dàn lãnh đạo cao cấp, gồm Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, cựu Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu, cựu Chủ Tịch Nước Trần Đức Lương… đã lần lượt chia buồn với bà quả phụ Nguyễn Thị Hiền.
https://i1.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/09/Tran-Dai-Quang-01-thum.jpg?resize=696%2C421&ssl=1
Khi chữ ‘G’ rơi xuống. (Chụp qua màn hình)
Sau đó khoảng 10 phút, người ta thấy chữ ‘G’ được gắn lại như cũ. Hiện tại, ‘tai nạn’ này vẫn có thể xem lại được vào phút 7 giờ 30 phút trong các clip ghi lại sự kiện trên mạng xã hội.
Nhiều blogger suy luận đây là điềm gở tối kỵ đối với một tang lễ được cho là chuẩn bị kỹ lưỡng, tươm tất trong 5 ngày (ông Quang qua đời hôm 21 Tháng Chín) và do đích thân ông Trọng làm “trưởng ban lễ tang”.
Nhưng cũng có ý kiến nói đây là “quả báo” với người từng đứng đầu Bộ Công An và bị cáo buộc đứng sau các vụ hành xử không hay với đám tang của giới bất đồng chính kiến.
https://i2.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/09/Chu-G.png?resize=696%2C350&ssl=1
Sau khi chữ ‘G’ rơi. (Chụp qua màn hình)
Nhà hoạt động Hoàng Dũng ở Sài Gòn bình luận trên trang cá nhân: “Đám tang mẹ ông Lê Thăng Long, vòng hoa của tôi bị đám an ninh ở Sài Gòn giật trắng trợn. Đám tang ông Lê Hiếu Đằng, tôi đứng nhìn đám giật băng tang trên vòng hoa, cũng lại là an ninh ở Sài Gòn. Khi đó, ông Quang đang bộ trưởng Công An. Hôm nay, chữ G trong cụm từ “vô cùng” rớt xuống, trực tiếp trên sóng truyền hình cả nước, trở thành cụm “vô cùn thương tiếc”. Ác giả – ác báo, không khó hiểu, phải không ông? Mà đâu mỗi chuyện rớt điểm G?”
Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng ở Hà Nội chia sẻ trên trang cá nhân: “Mấy thằng đang canh ngõ nhà tao có thấy cái chữ G bị rơi ra không? Cái chữ đó chẳng tự nhiên rơi ra đâu. Nó rơi ra cũng giống như cả cái hệ thống của chúng mày đang rời ra. Đừng để đến phút cuối cùng mới rời tàu, bi đát lắm…”
https://i1.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/09/Tran-Dai-Quang-01.jpg?resize=696%2C379&ssl=1
Từ trước ngày diễn ra quốc tang đối với ông Trần Đại Quang, mạng xã hội đã có nhiều bàn luận về chuyện Giáo Hội Phật Giáo, một số chùa chiền tổ chức cầu siêu, xây lăng mộ rộng lớn tại quê nhà của ông Quang.
Trong một diễn biến khác, bà Hồ Thị Thu Hồng, cựu tổng biên tập báo ‘Thể Thao TP.HCM,’ người được cho là có quan hệ thân tín với nhiều quan chức CSVN, viết trên trang cá nhân: “Ông Trần Đại Quang là người cung tiến cho đền chùa nhiều nhất nước mà tôi được biết. Suốt từ Bắc chí Nam, chùa mới, chùa lớn, đều có lễ của ông. Cách nay 10 năm, đồng tiền còn to, tôi đã thấy ông công đức 50 triệu đồng (nay khoảng $2,142) cho đền Sơn Hải. Ngôi đền nhỏ xíu bên sông Như Nguyệt, tương truyền là nơi Lý Thường Kiệt đọc Nam Quốc Sơn Hà trong chiến tranh Tống-Việt lần hai. [Việc dâng] lễ cuối cùng [của ông Quang] là cặp hạc và đỉnh khổng lồ, hiện đang trưng tại sân chùa Vĩnh Nghiêm, Sài Gòn. “Trăm nén cũng biên một đồng cũng kể”, công đức như thế với nhà chùa thì việc Giáo Hội Phật Giáo tổ chức lễ tưởng niệm ông, là phải đạo, và phải tình người.”
Bài viết của bà Hồng vô hình trung xác nhận việc một quan chức hàng đầu của CSVN đặt nặng vấn đề tâm linh, cúng bái trong lúc người theo cộng sản được hiểu là nghiễm nhiên tuân theo chủ thuyết vô thần, “tam vô” (vô tổ quốc, vô gia đình, vô tôn giáo).
(T.K.)Người Việt
Điềm gở tối kỵ đối với một tang lễ được cho là chuẩn bị kỹ lưỡng, tươm tất trong 5 ngày lại bị một ‘tai nạn’ đột nhiên rớt chữ ‘G’ của từ ‘cùng,’ trong nguyên câu “Vô cùng thương tiếc đồng chí Đại Tướng Trần Đại Quang” treo trong đám tang ông Trần Đại Quang ở Nhà Tang Lễ Quốc Gia, Hà Nội, làm dấy lên nhiều lời bàn tán xôn xao .
https://www.youtube.com/watch?v=_0_ihklw_bE
Chữ G trong cụm từ “cùng” rớt xuống vào lúc 7 giờ 30 phút sáng 26 Tháng Chín trong lúc đám tang được phát trực tiếp trên kênh truyền hình quốc gia VTV1.(Hình chụp qua màn hình)
‘Tai nạn’ khiến câu “Vô cùng thương tiếc…” thành “Vô cùn thương tiếc…” làm mạng xã hội dấy lên nhiều bàn tán cho đây là điềm gở.
Sự việc diễn ra trong lúc người dân tại Việt Nam đang theo dõi đám được phát trực tiếp trên đài truyền hình quốc gia VTV1.
Chữ ‘G’ rớt đúng lúc đoàn của phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa đi qua linh cữu ông Trần Đại Quang và trước đó là dàn lãnh đạo cao cấp, gồm Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, cựu Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu, cựu Chủ Tịch Nước Trần Đức Lương… đã lần lượt chia buồn với bà quả phụ Nguyễn Thị Hiền.
https://i1.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/09/Tran-Dai-Quang-01-thum.jpg?resize=696%2C421&ssl=1
Khi chữ ‘G’ rơi xuống. (Chụp qua màn hình)
Sau đó khoảng 10 phút, người ta thấy chữ ‘G’ được gắn lại như cũ. Hiện tại, ‘tai nạn’ này vẫn có thể xem lại được vào phút 7 giờ 30 phút trong các clip ghi lại sự kiện trên mạng xã hội.
Nhiều blogger suy luận đây là điềm gở tối kỵ đối với một tang lễ được cho là chuẩn bị kỹ lưỡng, tươm tất trong 5 ngày (ông Quang qua đời hôm 21 Tháng Chín) và do đích thân ông Trọng làm “trưởng ban lễ tang”.
Nhưng cũng có ý kiến nói đây là “quả báo” với người từng đứng đầu Bộ Công An và bị cáo buộc đứng sau các vụ hành xử không hay với đám tang của giới bất đồng chính kiến.
https://i2.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/09/Chu-G.png?resize=696%2C350&ssl=1
Sau khi chữ ‘G’ rơi. (Chụp qua màn hình)
Nhà hoạt động Hoàng Dũng ở Sài Gòn bình luận trên trang cá nhân: “Đám tang mẹ ông Lê Thăng Long, vòng hoa của tôi bị đám an ninh ở Sài Gòn giật trắng trợn. Đám tang ông Lê Hiếu Đằng, tôi đứng nhìn đám giật băng tang trên vòng hoa, cũng lại là an ninh ở Sài Gòn. Khi đó, ông Quang đang bộ trưởng Công An. Hôm nay, chữ G trong cụm từ “vô cùng” rớt xuống, trực tiếp trên sóng truyền hình cả nước, trở thành cụm “vô cùn thương tiếc”. Ác giả – ác báo, không khó hiểu, phải không ông? Mà đâu mỗi chuyện rớt điểm G?”
Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng ở Hà Nội chia sẻ trên trang cá nhân: “Mấy thằng đang canh ngõ nhà tao có thấy cái chữ G bị rơi ra không? Cái chữ đó chẳng tự nhiên rơi ra đâu. Nó rơi ra cũng giống như cả cái hệ thống của chúng mày đang rời ra. Đừng để đến phút cuối cùng mới rời tàu, bi đát lắm…”
https://i1.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/09/Tran-Dai-Quang-01.jpg?resize=696%2C379&ssl=1
Từ trước ngày diễn ra quốc tang đối với ông Trần Đại Quang, mạng xã hội đã có nhiều bàn luận về chuyện Giáo Hội Phật Giáo, một số chùa chiền tổ chức cầu siêu, xây lăng mộ rộng lớn tại quê nhà của ông Quang.
Trong một diễn biến khác, bà Hồ Thị Thu Hồng, cựu tổng biên tập báo ‘Thể Thao TP.HCM,’ người được cho là có quan hệ thân tín với nhiều quan chức CSVN, viết trên trang cá nhân: “Ông Trần Đại Quang là người cung tiến cho đền chùa nhiều nhất nước mà tôi được biết. Suốt từ Bắc chí Nam, chùa mới, chùa lớn, đều có lễ của ông. Cách nay 10 năm, đồng tiền còn to, tôi đã thấy ông công đức 50 triệu đồng (nay khoảng $2,142) cho đền Sơn Hải. Ngôi đền nhỏ xíu bên sông Như Nguyệt, tương truyền là nơi Lý Thường Kiệt đọc Nam Quốc Sơn Hà trong chiến tranh Tống-Việt lần hai. [Việc dâng] lễ cuối cùng [của ông Quang] là cặp hạc và đỉnh khổng lồ, hiện đang trưng tại sân chùa Vĩnh Nghiêm, Sài Gòn. “Trăm nén cũng biên một đồng cũng kể”, công đức như thế với nhà chùa thì việc Giáo Hội Phật Giáo tổ chức lễ tưởng niệm ông, là phải đạo, và phải tình người.”
Bài viết của bà Hồng vô hình trung xác nhận việc một quan chức hàng đầu của CSVN đặt nặng vấn đề tâm linh, cúng bái trong lúc người theo cộng sản được hiểu là nghiễm nhiên tuân theo chủ thuyết vô thần, “tam vô” (vô tổ quốc, vô gia đình, vô tôn giáo).
(T.K.)Người Việt