giahamdzui
09-25-2018, 09:55 PM
Nhận vốn từ Trung Quốc, châu Phi thế chấp tài sản cho Bắc Kinh
https://www.youtube.com/watch?v=SBF22bO69RQ&feature=youtu.be
Đầu tư của Trung Quốc vào Châu Phi có thể thúc đẩy nợ trên toàn lục địa và tạo ra các nền kinh tế “hoàn toàn phụ thuộc vào Trung Quốc”.
Đã có khoảng 86 tỷ USD trong các khoản vay được Trung Quốc “móc hầu bao” từ giai đoạn 2000-2014 nhằm tài trợ cho hơn 3.000 dự án cơ sở hạ tầng ở châu Phi. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo những khoản đầu tư này không phải chỉ màu hồng.
Ông Zuneid Yousuf, Chủ tịch tập đoàn MBI Group, cho biết: “10.000 công ty nhà nước tại Trung Quốc đã để lại các khoản đầu tư khổng lồ và không nghi ngờ gì về việc những khoản đầu tư đã tác động tích cực tới nhiều nơi tại khu vực này. Các dự án cơ sở hạ tầng tạo công ăn việc làm, tạo cơ hội cho phát triển các kỹ năng và chuyển giao công nghệ mới. Tuy nhiên, những công ty được đầu tư chịu sự ràng buộc về ‘quan hệ đối tác’, kết hợp lợi ích ngắn hạn nhằm che đậy những vấn đề dài hạn”.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/09/chau-phi-e1537610105373.png
Biểu đồ của Diễn đàn kinh tế Thế giới cho thấy 20 quốc gia tại châu Phi mà Trung Quốc đã gia tăng hiện diện thông qua đầu tư. (Ảnh: Brook/ weforum)
Một trong những vấn đề chính trong các phương pháp tiếp cận của Trung Quốc đối với các thị trường mục tiêu, đó là những khoản nợ “nguy hiểm” mà nó mang lại, thể hiện tình trạng không bền vững đối với những nền kinh tế đang phát triển. Ngoài ra còn có một nguy cơ khác, toàn bộ lục địa châu Phi trở nên quá lệ thuộc vào một quốc gia, khiến Trung Quốc nắm trong tay quyền thao túng ở mức độ đáng lo ngại, theo Independent.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/09/dien-dan-hop-tac-trung-quoc-chau-phi-e1537612231238.jpg
Tổng thống Zambia Lungu và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và những người đứng đầu nhà nước các quốc gia châu Phi tại Diễn đàn Trung Quốc – Châu Phi (FOCAC). (Ảnh: lusakatimes)
Ông Yousuf cho biết: “Trung Quốc đang tìm cách thể hiện bản thân như một gương mặt mới của toàn cầu hóa. Nhưng vấn đề là mô hình hiện tại của ‘toàn cầu hoá’ theo cách Trung Quốc không khuyến khích tăng cường tương tác giữa các quốc gia toàn cầu. Thực tế là ở châu Phi, mô hình toàn cầu hoá chỉ hoạt động vì lợi ích của Trung Quốc”.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/09/linh-vuc-e1537611704685.png
Biểu đồ các lĩnh vực Trung Quốc đầu tư tại châu Phi giai đoạn 1998-2012. (Ảnh: Brook.gs)
Ông Yousuf đưa ra giải pháp: “Một mô hình hiệu quả hơn, không làm mất đi lợi ích ngắn hạn mà tránh được cạm bẫy nợ không bền vững, đó là nên tập trung đầu tư quan hệ đối tác giữa các doanh nghiệp địa phương. Bằng cách này sẽ không cần thiết tới các khoản vay lớn của chính phủ, và tạo ra việc làm, phát triển kỹ năng và chuyển giao công nghệ sâu rộng ở cấp địa phương và phát triển hữu cơ”.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/09/chau-phi-von-trung-quoc-e1537612026947.jpg
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn Hợp tác Trung Phi tổ chức tại Nam Phi, với kế hoạch 10 lĩnh vực được nhận quỹ tài trợ bao gồm các dự án cơ sở hạ tầng. (Ảnh: Reuters)
Trong các quốc gia châu Phi, Zambia là một trường hợp điển hình về mối quan hệ châu Phi – Trung Quốc. Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của quốc gia này, nhưng Zambia thường được nhìn nhận là một ví dụ minh chứng cho những hạn chế trong đầu tư của Bắc Kinh.
Kiểu cho vay theo mô hình “top-down” (cách tiếp cận từ trên xuống dưới) đã gây nên những căng thẳng. Không những thế, Trung Quốc còn liên can đến vấn đề luật lao động tại đây, với việc các nhà đầu tư Trung Quốc ngăn cản khiến đại diện của những người lao động không được xuất hiện tại các công trường xây dựng.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/09/pjimage-5-3.jpg
Đường sắt Kenya trị giá 4 tỷ USD với khoản vay từ Ngân hàng Exim Bank Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images)
Trong một bài báo đăng tải ngày 18/9/2018 trên tờ Quartz Africa, ký giả Lynsey Chutel cho hay: Sau khi Tổng thống Zambian Edgar Lungu quay trở về từ Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – châu Phi (FOCAC) tại Bắc Kinh, bắt đầu có tin đồn lan truyền rằng Zambia đang đàm phán để có một khoản vay mới, có thể là “sự thế chấp” công ty điện lực quốc gia, Zesco.
Mặc dù chính phủ Zambia phủ nhận, khả năng Bắc Kinh sở hữu một công ty nhà nước Zambia đã trở thành “câu chuyện cảnh giác” về sự việc đang diễn ra giữa Trung Quốc và châu Phi.
Việc bàn giao tài sản nhà nước là kết quả của việc cho vay và được vay không hạn chế giữa Trung Quốc và các quốc gia châu Phi dưới chính sách Vành đai Con đường, theo các nhà phân tích.
Triệu Hằng
https://www.youtube.com/watch?v=SBF22bO69RQ&feature=youtu.be
Đầu tư của Trung Quốc vào Châu Phi có thể thúc đẩy nợ trên toàn lục địa và tạo ra các nền kinh tế “hoàn toàn phụ thuộc vào Trung Quốc”.
Đã có khoảng 86 tỷ USD trong các khoản vay được Trung Quốc “móc hầu bao” từ giai đoạn 2000-2014 nhằm tài trợ cho hơn 3.000 dự án cơ sở hạ tầng ở châu Phi. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo những khoản đầu tư này không phải chỉ màu hồng.
Ông Zuneid Yousuf, Chủ tịch tập đoàn MBI Group, cho biết: “10.000 công ty nhà nước tại Trung Quốc đã để lại các khoản đầu tư khổng lồ và không nghi ngờ gì về việc những khoản đầu tư đã tác động tích cực tới nhiều nơi tại khu vực này. Các dự án cơ sở hạ tầng tạo công ăn việc làm, tạo cơ hội cho phát triển các kỹ năng và chuyển giao công nghệ mới. Tuy nhiên, những công ty được đầu tư chịu sự ràng buộc về ‘quan hệ đối tác’, kết hợp lợi ích ngắn hạn nhằm che đậy những vấn đề dài hạn”.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/09/chau-phi-e1537610105373.png
Biểu đồ của Diễn đàn kinh tế Thế giới cho thấy 20 quốc gia tại châu Phi mà Trung Quốc đã gia tăng hiện diện thông qua đầu tư. (Ảnh: Brook/ weforum)
Một trong những vấn đề chính trong các phương pháp tiếp cận của Trung Quốc đối với các thị trường mục tiêu, đó là những khoản nợ “nguy hiểm” mà nó mang lại, thể hiện tình trạng không bền vững đối với những nền kinh tế đang phát triển. Ngoài ra còn có một nguy cơ khác, toàn bộ lục địa châu Phi trở nên quá lệ thuộc vào một quốc gia, khiến Trung Quốc nắm trong tay quyền thao túng ở mức độ đáng lo ngại, theo Independent.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/09/dien-dan-hop-tac-trung-quoc-chau-phi-e1537612231238.jpg
Tổng thống Zambia Lungu và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và những người đứng đầu nhà nước các quốc gia châu Phi tại Diễn đàn Trung Quốc – Châu Phi (FOCAC). (Ảnh: lusakatimes)
Ông Yousuf cho biết: “Trung Quốc đang tìm cách thể hiện bản thân như một gương mặt mới của toàn cầu hóa. Nhưng vấn đề là mô hình hiện tại của ‘toàn cầu hoá’ theo cách Trung Quốc không khuyến khích tăng cường tương tác giữa các quốc gia toàn cầu. Thực tế là ở châu Phi, mô hình toàn cầu hoá chỉ hoạt động vì lợi ích của Trung Quốc”.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/09/linh-vuc-e1537611704685.png
Biểu đồ các lĩnh vực Trung Quốc đầu tư tại châu Phi giai đoạn 1998-2012. (Ảnh: Brook.gs)
Ông Yousuf đưa ra giải pháp: “Một mô hình hiệu quả hơn, không làm mất đi lợi ích ngắn hạn mà tránh được cạm bẫy nợ không bền vững, đó là nên tập trung đầu tư quan hệ đối tác giữa các doanh nghiệp địa phương. Bằng cách này sẽ không cần thiết tới các khoản vay lớn của chính phủ, và tạo ra việc làm, phát triển kỹ năng và chuyển giao công nghệ sâu rộng ở cấp địa phương và phát triển hữu cơ”.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/09/chau-phi-von-trung-quoc-e1537612026947.jpg
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn Hợp tác Trung Phi tổ chức tại Nam Phi, với kế hoạch 10 lĩnh vực được nhận quỹ tài trợ bao gồm các dự án cơ sở hạ tầng. (Ảnh: Reuters)
Trong các quốc gia châu Phi, Zambia là một trường hợp điển hình về mối quan hệ châu Phi – Trung Quốc. Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của quốc gia này, nhưng Zambia thường được nhìn nhận là một ví dụ minh chứng cho những hạn chế trong đầu tư của Bắc Kinh.
Kiểu cho vay theo mô hình “top-down” (cách tiếp cận từ trên xuống dưới) đã gây nên những căng thẳng. Không những thế, Trung Quốc còn liên can đến vấn đề luật lao động tại đây, với việc các nhà đầu tư Trung Quốc ngăn cản khiến đại diện của những người lao động không được xuất hiện tại các công trường xây dựng.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/09/pjimage-5-3.jpg
Đường sắt Kenya trị giá 4 tỷ USD với khoản vay từ Ngân hàng Exim Bank Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images)
Trong một bài báo đăng tải ngày 18/9/2018 trên tờ Quartz Africa, ký giả Lynsey Chutel cho hay: Sau khi Tổng thống Zambian Edgar Lungu quay trở về từ Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – châu Phi (FOCAC) tại Bắc Kinh, bắt đầu có tin đồn lan truyền rằng Zambia đang đàm phán để có một khoản vay mới, có thể là “sự thế chấp” công ty điện lực quốc gia, Zesco.
Mặc dù chính phủ Zambia phủ nhận, khả năng Bắc Kinh sở hữu một công ty nhà nước Zambia đã trở thành “câu chuyện cảnh giác” về sự việc đang diễn ra giữa Trung Quốc và châu Phi.
Việc bàn giao tài sản nhà nước là kết quả của việc cho vay và được vay không hạn chế giữa Trung Quốc và các quốc gia châu Phi dưới chính sách Vành đai Con đường, theo các nhà phân tích.
Triệu Hằng