duyanh
09-18-2018, 01:17 PM
Thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba khai mạc tại Bình Nhưỡng
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2018-09-18t082714z_604189786_rc197e6986c0_rtrmadp_3_northk orea-southkorea-summit.jpg (http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2018-09-18t082714z_604189786_rc197e6986c0_rtrmadp_3_northk orea-southkorea-summit.jpg)
Vào thời điểm hội nghị liên Triều lần 3, người Triều Tiên bày tỏ mong muốn hai miền được thống nhất. Tuy nhiên, người dân Hàn Quốc láng giềng dường như lại có suy nghĩ khác.
Ri Jin Ryong, 16 tuổi, thành viên Đội dân quân Công Nông Đỏ Triều Tiên, nói rằng anh có lời nhắn gửi người Hàn Quốc nếu hai nước tái thống nhất.
“Tôi sẽ cho cả thế giới biết ở trong vòng tay của Nguyên soái Kim Jong Un kính yêu tuyệt vời như thế nào”, Ri nói với Reuters tại sở thú Bình Nhưỡng, nơi anh cùng nhiều binh sĩ khác được thưởng một ngày nghỉ sau khi tham gia lễ diễu binh quốc khánh hôm 9/9.
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Kim Jong Un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In tại Bình Nhưỡng, qua truyền thông và các sự kiện lớn, Triều Tiên một lần nữa nêu rõ mong muốn thống nhất hai miền bán đảo bị chia cắt từ những năm 1940.
https://images2-focus-opensocial.googleusercontent.com/gadgets/proxy?container=focus&gadget=a&no_expand=1&refresh=604800&url=https://znews-photo-td.zadn.vn/w1024/Uploaded/mdf_xqymrk/2018_09_18/trieu_tien_quoc_khanh.jpg&site=news.zing.vn
Những người tham dự Lễ hội Biển người kỷ niệm 70 năm quốc khánh Triều Tiên tạo hình bán đảo Triều Tiên. Ảnh: Reuters.
Dẫu vậy, tại Hàn Quốc, khái niệm thống nhất đang ngày càng trở nên phức tạp và được coi là phi thực tế trong bối cảnh khoảng cách giữa hai nước lớn hơn bao giờ hết.
“Triều Tiên nói về thống nhất không phải bởi họ thực sự tin vào thống nhất ngay lập tức mà nó giống như câu khẩu hiệu giúp họ cải thiện quan hệ liên Triều”, Lim Eul Chul, giáo sư nghiên cứu về Triều Tiên tại Đại học Kyungnam, Seoul, nhận định.
“Đối với người Hàn Quốc, khái niệm thống nhất không thực sự hấp dẫn đến vậy bởi nó nhắc họ nhớ đến gánh nặng chi phí thống nhất”, nhà nghiên cứu nói.
Tổng thu nhập quốc gia của Triều Tiên là 1,46 triệu won (khoảng 1.285 USD), chỉ bằng 4,4% con số của Hàn Quốc, theo số liệu của ngân hàng trung ương Hàn Quốc. Dù ước tính về chi phí tái thống nhất có nhiều dao động và có thể lên tới 5.000 tỷ USD, Hàn Quốc được cho là sẽ gánh phần lớn khoản chi phí này.
Vài ngày trước cuộc gặp lần liên Triều thứ 3 trong năm nay, Rodong Sinmun dẫn lời ông Kim Jong Un nói: “Chúng ta nên phá bỏ bức tường mâu thuẫn để đáp ứng lý tưởng và nhu cầu không đổi của người dân bán đảo Triều Tiên mở ra con đường vĩ đại tới thống nhất”.
“Một đất nước, hai hệ thống”
Cấm vận quốc tế đối với Triều Tiên vì vũ khí hạt nhân đã hạn chế nhiều dự án hợp tác và trao đổi thương mại. Đây là một cản trở lớn đối với việc cải thiện quan hệ Hàn – Triều, chưa kể đến việc thống nhất.
Tuy nhiên, những khảo sát trước đây cho thấy những người đào tẩu từ Triều Tiên thường có xu hướng ủng hộ thống nhất hơn người dân Hàn Quốc láng giềng. Theo nghiên cứu của Viện Hòa Bình và Thống nhất thuộc Đại học Quốc gia Seoul năm 2017, hơn 95% người Triều Tiên được khảo sát cho rằng thống nhất là cần thiết. Trong khi đó, khoảng 53% người Hàn Quốc được hỏi đồng ý với ý kiến này.
https://images2-focus-opensocial.googleusercontent.com/gadgets/proxy?container=focus&gadget=a&no_expand=1&refresh=604800&url=https://znews-photo-td.zadn.vn/w1024/Uploaded/mdf_xqymrk/2018_09_18/18091812374001pyongyangsummitexlarge169.jpg&site=news.zing.vn
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un gặp mặt sáng 18/9. Ảnh: Reuters.
Trong hàng chục năm qua, người Triều Tiên thúc đẩy khái niệm “một quốc gia, hai chế độ”, tức là đất nước thống nhất sẽ duy trì hai hệ thống chính phủ khác nhau ở miền Bắc và Nam, ít nhất cho đến khi hai nước có thể giải hòa.
“Chúng tôi hiểu rằng nên thừa nhận sự khác nhau giữa hai miền Bắc, Nam về tư tưởng, tôn giáo, niềm tin và hợp tác với nhau”, một người Triều Tiên đào tẩu tới Hàn Quốc vào năm 2013 chia sẻ.
Sau cuộc gặp đầu tiên giữa lãnh đạo hai miền năm 2000, hai bên đồng ý cân nhắc ý tưởng “một quốc gia, hai chế độ”, ít nhất như bước quá độ tới thống nhất. Tuy nhiên, Viện Giáo dục Thống nhất thuộc Bộ Thống nhất Hàn Quốc đăng trên trang web chính thức rằng ý tưởng về một liên bang gồm hai chính quyền với hệ tư tưởng và hệ thống vận hành khác nhau “không có khả năng trở thành hiện thực khi không hề có tiền lệ lịch sử”.
“Cách nói của Triều Tiên tập trung vào thống nhất nhưng ý nghĩa thực sự của nó là họ nghĩ thống nhất hai miền sẽ chứng minh cho việc họ không tôn trọng luật cấm vận và quan hệ quốc tế là đúng”, Shin Beom Chul, nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Asan tại Seoul, nhận định.
“Trong bối cảnh lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc và Mỹ vẫn tồn tại, Hàn Quốc khó có thể thuận theo ý tưởng của Triều Tiên”.
Lệnh trừng phạt cấm hầu hết hoạt động giao thương, cô lập Triều Tiên đã gây cản trở tới ngay cả sự giao lưu song phương của nước này với các láng giềng. Hàn Quốc và Triều Tiên mở văn phòng liên lạc hôm 14/9 sau nhiều tuần trì hoãn trong lúc Seoul nỗ lực giải quyết quan ngại của Washington về khả năng lệnh cấm vận bị vi phạm.
“Một dòng máu”
Trên đường phố Bình Nhưỡng, những người được
Reuters phỏng vấn đều đồng loạt ủng hộ thống nhất và nói rằng ông Kim Jong Un đang khiến viễn cảnh ngày càng có khả năng trở thành hiện thực.
https://images2-focus-opensocial.googleusercontent.com/gadgets/proxy?container=focus&gadget=a&no_expand=1&refresh=604800&url=https://znews-photo-td.zadn.vn/w1024/Uploaded/mdf_xqymrk/2018_09_18/trieu_tien.jpg&site=news.zing.vn
Người Triều Tiên biểu diễn nghệ thuật mừng quốc khánh hôm 9/9. Ảnh: Reuters.
“Dưới sự lãnh đạo vượt bậc của lãnh đạo kính yêu, tôi tin rằng thống nhất đất nước chắc chắn sẽ trở thành hiện thực nếu miền Bắc và Nam hợp tác từ bây giờ”, Ri Hae Kyong, thu ngân 53 tuổi, nói.
Giống như mọi người dân Triều Tiên được phỏng vấn, cô Ri trả lời trước mặt nhân viên chính phủ, những người đi cùng phóng viên Reuters mọi nơi nên khó có thể thực sự đánh giá quan điểm của người Triều về thống nhất.
Tuy nhiên, Yang Su Jong, 27 tuổi, chia sẻ cô tin rằng “không lâu nữa” hai miền sẽ thống nhất, một phần vì ông Kim đã đưa Triều Tiên trở thành “cường quốc hạt nhân”.
Người Triều Tiên cũng nói họ nhìn nhận người dân Hàn Quốc láng giềng là gia đình.
“Bắc và Nam chung một dòng máu. Là thế hệ mới, chúng tôi muốn chung sống cùng đồng bào miền Nam như một dân tộc, chúng tôi muốn tất cả cùng đùm bọc nhau trong vòng tay của lãnh đạo Kim Jong Un”, Song Jin A, bồi bàn tại Bình Nhưỡng, nói với Reuters.
Triều Tiên
https://images2-focus-opensocial.googleusercontent.com/gadgets/proxy?container=focus&gadget=a&no_expand=1&refresh=604800&url=https://znews-stc.zdn.vn/static/topic/location/northkorea.png&site=news.zing.vn
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên - còn gọi là Triều Tiên, Bắc Triều Tiên hay Bắc Hàn - là một quốc gia Đông Á trên phần phía bắc Bán đảo Triều Tiên. Ở phía nam, nước này giáp biên giới với Hàn Quốc, nước từng cùng là một quốc gia duy nhất với quốc hiệu là Triều Tiên cho tới tận năm 1945. Biên giới phía bắc đa phần giáp với Trung Quốc dọc theo sông Áp Lục và Đồ Môn. Bắc Triều Tiên và Liên bang Nga có chung biên giới dài chỉ 18.3 km dọc theo sông Đồ Môn ở góc đông bắc đất nước. Triều Tiên và Hàn Quốc về lý thuyết vẫn đang ở trong tình trạng chiến tranh sau thỏa hiệp ngừng bắn vào ngày 27/7/1953.
Đầu Báo
18-9-2018
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2018-09-18t082714z_604189786_rc197e6986c0_rtrmadp_3_northk orea-southkorea-summit.jpg (http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2018-09-18t082714z_604189786_rc197e6986c0_rtrmadp_3_northk orea-southkorea-summit.jpg)
Vào thời điểm hội nghị liên Triều lần 3, người Triều Tiên bày tỏ mong muốn hai miền được thống nhất. Tuy nhiên, người dân Hàn Quốc láng giềng dường như lại có suy nghĩ khác.
Ri Jin Ryong, 16 tuổi, thành viên Đội dân quân Công Nông Đỏ Triều Tiên, nói rằng anh có lời nhắn gửi người Hàn Quốc nếu hai nước tái thống nhất.
“Tôi sẽ cho cả thế giới biết ở trong vòng tay của Nguyên soái Kim Jong Un kính yêu tuyệt vời như thế nào”, Ri nói với Reuters tại sở thú Bình Nhưỡng, nơi anh cùng nhiều binh sĩ khác được thưởng một ngày nghỉ sau khi tham gia lễ diễu binh quốc khánh hôm 9/9.
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Kim Jong Un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In tại Bình Nhưỡng, qua truyền thông và các sự kiện lớn, Triều Tiên một lần nữa nêu rõ mong muốn thống nhất hai miền bán đảo bị chia cắt từ những năm 1940.
https://images2-focus-opensocial.googleusercontent.com/gadgets/proxy?container=focus&gadget=a&no_expand=1&refresh=604800&url=https://znews-photo-td.zadn.vn/w1024/Uploaded/mdf_xqymrk/2018_09_18/trieu_tien_quoc_khanh.jpg&site=news.zing.vn
Những người tham dự Lễ hội Biển người kỷ niệm 70 năm quốc khánh Triều Tiên tạo hình bán đảo Triều Tiên. Ảnh: Reuters.
Dẫu vậy, tại Hàn Quốc, khái niệm thống nhất đang ngày càng trở nên phức tạp và được coi là phi thực tế trong bối cảnh khoảng cách giữa hai nước lớn hơn bao giờ hết.
“Triều Tiên nói về thống nhất không phải bởi họ thực sự tin vào thống nhất ngay lập tức mà nó giống như câu khẩu hiệu giúp họ cải thiện quan hệ liên Triều”, Lim Eul Chul, giáo sư nghiên cứu về Triều Tiên tại Đại học Kyungnam, Seoul, nhận định.
“Đối với người Hàn Quốc, khái niệm thống nhất không thực sự hấp dẫn đến vậy bởi nó nhắc họ nhớ đến gánh nặng chi phí thống nhất”, nhà nghiên cứu nói.
Tổng thu nhập quốc gia của Triều Tiên là 1,46 triệu won (khoảng 1.285 USD), chỉ bằng 4,4% con số của Hàn Quốc, theo số liệu của ngân hàng trung ương Hàn Quốc. Dù ước tính về chi phí tái thống nhất có nhiều dao động và có thể lên tới 5.000 tỷ USD, Hàn Quốc được cho là sẽ gánh phần lớn khoản chi phí này.
Vài ngày trước cuộc gặp lần liên Triều thứ 3 trong năm nay, Rodong Sinmun dẫn lời ông Kim Jong Un nói: “Chúng ta nên phá bỏ bức tường mâu thuẫn để đáp ứng lý tưởng và nhu cầu không đổi của người dân bán đảo Triều Tiên mở ra con đường vĩ đại tới thống nhất”.
“Một đất nước, hai hệ thống”
Cấm vận quốc tế đối với Triều Tiên vì vũ khí hạt nhân đã hạn chế nhiều dự án hợp tác và trao đổi thương mại. Đây là một cản trở lớn đối với việc cải thiện quan hệ Hàn – Triều, chưa kể đến việc thống nhất.
Tuy nhiên, những khảo sát trước đây cho thấy những người đào tẩu từ Triều Tiên thường có xu hướng ủng hộ thống nhất hơn người dân Hàn Quốc láng giềng. Theo nghiên cứu của Viện Hòa Bình và Thống nhất thuộc Đại học Quốc gia Seoul năm 2017, hơn 95% người Triều Tiên được khảo sát cho rằng thống nhất là cần thiết. Trong khi đó, khoảng 53% người Hàn Quốc được hỏi đồng ý với ý kiến này.
https://images2-focus-opensocial.googleusercontent.com/gadgets/proxy?container=focus&gadget=a&no_expand=1&refresh=604800&url=https://znews-photo-td.zadn.vn/w1024/Uploaded/mdf_xqymrk/2018_09_18/18091812374001pyongyangsummitexlarge169.jpg&site=news.zing.vn
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un gặp mặt sáng 18/9. Ảnh: Reuters.
Trong hàng chục năm qua, người Triều Tiên thúc đẩy khái niệm “một quốc gia, hai chế độ”, tức là đất nước thống nhất sẽ duy trì hai hệ thống chính phủ khác nhau ở miền Bắc và Nam, ít nhất cho đến khi hai nước có thể giải hòa.
“Chúng tôi hiểu rằng nên thừa nhận sự khác nhau giữa hai miền Bắc, Nam về tư tưởng, tôn giáo, niềm tin và hợp tác với nhau”, một người Triều Tiên đào tẩu tới Hàn Quốc vào năm 2013 chia sẻ.
Sau cuộc gặp đầu tiên giữa lãnh đạo hai miền năm 2000, hai bên đồng ý cân nhắc ý tưởng “một quốc gia, hai chế độ”, ít nhất như bước quá độ tới thống nhất. Tuy nhiên, Viện Giáo dục Thống nhất thuộc Bộ Thống nhất Hàn Quốc đăng trên trang web chính thức rằng ý tưởng về một liên bang gồm hai chính quyền với hệ tư tưởng và hệ thống vận hành khác nhau “không có khả năng trở thành hiện thực khi không hề có tiền lệ lịch sử”.
“Cách nói của Triều Tiên tập trung vào thống nhất nhưng ý nghĩa thực sự của nó là họ nghĩ thống nhất hai miền sẽ chứng minh cho việc họ không tôn trọng luật cấm vận và quan hệ quốc tế là đúng”, Shin Beom Chul, nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Asan tại Seoul, nhận định.
“Trong bối cảnh lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc và Mỹ vẫn tồn tại, Hàn Quốc khó có thể thuận theo ý tưởng của Triều Tiên”.
Lệnh trừng phạt cấm hầu hết hoạt động giao thương, cô lập Triều Tiên đã gây cản trở tới ngay cả sự giao lưu song phương của nước này với các láng giềng. Hàn Quốc và Triều Tiên mở văn phòng liên lạc hôm 14/9 sau nhiều tuần trì hoãn trong lúc Seoul nỗ lực giải quyết quan ngại của Washington về khả năng lệnh cấm vận bị vi phạm.
“Một dòng máu”
Trên đường phố Bình Nhưỡng, những người được
Reuters phỏng vấn đều đồng loạt ủng hộ thống nhất và nói rằng ông Kim Jong Un đang khiến viễn cảnh ngày càng có khả năng trở thành hiện thực.
https://images2-focus-opensocial.googleusercontent.com/gadgets/proxy?container=focus&gadget=a&no_expand=1&refresh=604800&url=https://znews-photo-td.zadn.vn/w1024/Uploaded/mdf_xqymrk/2018_09_18/trieu_tien.jpg&site=news.zing.vn
Người Triều Tiên biểu diễn nghệ thuật mừng quốc khánh hôm 9/9. Ảnh: Reuters.
“Dưới sự lãnh đạo vượt bậc của lãnh đạo kính yêu, tôi tin rằng thống nhất đất nước chắc chắn sẽ trở thành hiện thực nếu miền Bắc và Nam hợp tác từ bây giờ”, Ri Hae Kyong, thu ngân 53 tuổi, nói.
Giống như mọi người dân Triều Tiên được phỏng vấn, cô Ri trả lời trước mặt nhân viên chính phủ, những người đi cùng phóng viên Reuters mọi nơi nên khó có thể thực sự đánh giá quan điểm của người Triều về thống nhất.
Tuy nhiên, Yang Su Jong, 27 tuổi, chia sẻ cô tin rằng “không lâu nữa” hai miền sẽ thống nhất, một phần vì ông Kim đã đưa Triều Tiên trở thành “cường quốc hạt nhân”.
Người Triều Tiên cũng nói họ nhìn nhận người dân Hàn Quốc láng giềng là gia đình.
“Bắc và Nam chung một dòng máu. Là thế hệ mới, chúng tôi muốn chung sống cùng đồng bào miền Nam như một dân tộc, chúng tôi muốn tất cả cùng đùm bọc nhau trong vòng tay của lãnh đạo Kim Jong Un”, Song Jin A, bồi bàn tại Bình Nhưỡng, nói với Reuters.
Triều Tiên
https://images2-focus-opensocial.googleusercontent.com/gadgets/proxy?container=focus&gadget=a&no_expand=1&refresh=604800&url=https://znews-stc.zdn.vn/static/topic/location/northkorea.png&site=news.zing.vn
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên - còn gọi là Triều Tiên, Bắc Triều Tiên hay Bắc Hàn - là một quốc gia Đông Á trên phần phía bắc Bán đảo Triều Tiên. Ở phía nam, nước này giáp biên giới với Hàn Quốc, nước từng cùng là một quốc gia duy nhất với quốc hiệu là Triều Tiên cho tới tận năm 1945. Biên giới phía bắc đa phần giáp với Trung Quốc dọc theo sông Áp Lục và Đồ Môn. Bắc Triều Tiên và Liên bang Nga có chung biên giới dài chỉ 18.3 km dọc theo sông Đồ Môn ở góc đông bắc đất nước. Triều Tiên và Hàn Quốc về lý thuyết vẫn đang ở trong tình trạng chiến tranh sau thỏa hiệp ngừng bắn vào ngày 27/7/1953.
Đầu Báo
18-9-2018