duyanh
09-13-2018, 12:50 PM
Tương lai thành phố thông minh 4.0 tại ASEAN sẽ ra sao?
Một đô thị thông minh phải là một đô thị đáng sống, 100% cư dân có khả năng chi trả cho mọi sinh hoạt và đều cảm thấy hòa nhập.
https://st.galaxypub.vn/staticFile/Subject/2018/09/13/chau-a-thong-minh_131023196.jpg
Xu hướng tất yếu
Đô thị hóa là xu hướng tất yếu của toàn cầu khi một nửa dân số thế giới đang sống tại các thành phố. Do đó, cách thiết kế thành phố sẽ tác động đáng kể lên nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân.
"Thiết kế thành phố 4.0" là chủ đề nhận được nhiều quan tâm tại Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm nay. Buổi hội thảo quy tụ các diễn giả đến từ những quốc gia, thành phố và đại diện các công ty có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế và áp dụng các công nghệ thông minh vào thực tiễn như Singapore, Nhật Bản, Phillipines và TP.HCM (Việt Nam).
Một đô thị thông minh được xác định dựa trên hai yếu tố chính là lấy con người làm trung tâm của quá trình thiết kế, quy hoạch và chính quyền phải biết cách vận hành, quản lý thông minh dựa trên các phân tích và dự báo, từ đó có khả năng ứng phó với những thay đổi bất ngờ.
Dự báo tới năm 2030, sẽ có hơn 90 triệu người dân ASEAN sẽ tiếp tục di cư từ các vùng nông thôn ra thành phố. Do đó, để giải quyết bài toán phát triển đồng bộ và không đẩy áp lực tập trung vào một số ít thành phố, các chính phủ cần rất cẩn thận và rõ ràng trong việc quy hoạch đâu là đô thị trọng tâm và đâu là các đô thị vệ tinh dựa trên các đặc thù về địa lý, kinh tế và cư dân.
Ông Janil Puthucheary, Bộ trưởng Bộ giao thông Singapore chia sẻ: "Nhìn lại lịch sử phát triển của Singapore, có thể thấy rằng chúng tôi gặp phải nhiều thách thức như hạn chế về mặt tài nguyên, diện tích, nhưng chúng tôi đã có cách tiếp cận tất yếu của một đô thị thông minh, thông qua thiết kế hợp lý, tư duy dài hạn, và tạo ra những không gian cần có cho người dân dể họ sinh sống".
"Chúng tôi cũng đưa ra một khái niệm mới là 'smart nation' (quốc gia thông minh), tận dụng những thế mạnh của công nghệ ngày nay làm cốt lõi, và đây cũng là điều mà chúng tôi hướng đến trong công cuộc tái cấu trúc lại nền kinh tế, cấu trúc trong chính phủ."
Theo ông Puthucheary, chính bởi Singapore gặp phải hạn chế về nguồn lực và tài nguyên, nên từ lâu, con người Singapore luôn cho rằng buộc phải thay đổi tư duy để hướng tới mục đích tốt hơn.
https://st.galaxypub.vn/staticFile/Subject/2018/09/13/sing_131017837.png
Ông Janil Puthucheary, Bộ trưởng Bộ giao thông Singapore. Ảnh: Dân Trí
TP.HCM sẽ thế nào?
Chia sẻ về TP.HCM, thành phố được đánh giá là rất "đặc biệt" và thu hút nhiều khách du lịch trên toàn thế giới, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân nhìn nhận đây "là một địa bàn có tính chất mở, có tính dung nạp cao và chúng tôi chấp nhận sự khác biệt".
Mặc dù vậy, theo Bí thư Nguyễn Thiện Nhân, TP.HCM sự tăng trưởng quá nhanh về mặt dân số, cũng như xu hướng chuyển từ nông thôn về thành thị của người dân.
Ngoài ra, sự tăng mạnh của các phương tiện giao thông, khiến cho tắc đường trở thành một "vấn nạn" tại TP.HCM. "Cách đây khoảng 20 năm, cứ 100 người thì chỉ có 25 người sở hữu xe máy. Nhưng giờ đây thì 100 người thì tương đương với 100 xe máy và cả ô tô nữa", Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đánh giá. "Như vậy rõ ràng là không còn chỗ cho giao thông nữa. Và buộc chúng tôi phải đưa ra khái niệm đô thị thông minh và quản lý nhà nước thông minh."
https://st.galaxypub.vn/staticFile/Subject/2018/09/13/nguyen-thien-nhan_131021937.png
Ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy kiêm Trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM, khẳng định "Mỗi người dân đóng vai trò là một cảm biến trong xã hội".
Rõ ràng, đây là một vấn đề chung, không chỉ riêng tại Việt Nam, mà còn xảy ra tại rất nhiều quốc gia khác, và việc xây dựng đô thị thông minh được cho là sẽ giải quyết triệt để vấn đề này. Theo ông Lorenzini, Chủ tịch công ty Siements Thái Lan, việc tạo ra một loạt các hình thức, phương tiện giao thông, sau đó quản lý chúng một cách triệt để chính là "chìa khóa".
"Các hệ thống được kết hợp như tàu điện ngầm, xe ô tô điện, xe tự lái, hay các phương thức chuyên chở khác, bao gồm cả xe máy, sẽ được kết hợp một cách hợp lý để giảm bớt số lượng xe cộ lưu thông trong thành phố", ông Lorenzini nói. "Tuy nhiên, mọi người sẽ phải tuân thủ những quy tắc mới được đề ra. Nếu không thì hệ thống này sẽ không thể hoạt động".
Lê Trang ( Nguoidautu)
Một đô thị thông minh phải là một đô thị đáng sống, 100% cư dân có khả năng chi trả cho mọi sinh hoạt và đều cảm thấy hòa nhập.
https://st.galaxypub.vn/staticFile/Subject/2018/09/13/chau-a-thong-minh_131023196.jpg
Xu hướng tất yếu
Đô thị hóa là xu hướng tất yếu của toàn cầu khi một nửa dân số thế giới đang sống tại các thành phố. Do đó, cách thiết kế thành phố sẽ tác động đáng kể lên nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân.
"Thiết kế thành phố 4.0" là chủ đề nhận được nhiều quan tâm tại Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm nay. Buổi hội thảo quy tụ các diễn giả đến từ những quốc gia, thành phố và đại diện các công ty có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế và áp dụng các công nghệ thông minh vào thực tiễn như Singapore, Nhật Bản, Phillipines và TP.HCM (Việt Nam).
Một đô thị thông minh được xác định dựa trên hai yếu tố chính là lấy con người làm trung tâm của quá trình thiết kế, quy hoạch và chính quyền phải biết cách vận hành, quản lý thông minh dựa trên các phân tích và dự báo, từ đó có khả năng ứng phó với những thay đổi bất ngờ.
Dự báo tới năm 2030, sẽ có hơn 90 triệu người dân ASEAN sẽ tiếp tục di cư từ các vùng nông thôn ra thành phố. Do đó, để giải quyết bài toán phát triển đồng bộ và không đẩy áp lực tập trung vào một số ít thành phố, các chính phủ cần rất cẩn thận và rõ ràng trong việc quy hoạch đâu là đô thị trọng tâm và đâu là các đô thị vệ tinh dựa trên các đặc thù về địa lý, kinh tế và cư dân.
Ông Janil Puthucheary, Bộ trưởng Bộ giao thông Singapore chia sẻ: "Nhìn lại lịch sử phát triển của Singapore, có thể thấy rằng chúng tôi gặp phải nhiều thách thức như hạn chế về mặt tài nguyên, diện tích, nhưng chúng tôi đã có cách tiếp cận tất yếu của một đô thị thông minh, thông qua thiết kế hợp lý, tư duy dài hạn, và tạo ra những không gian cần có cho người dân dể họ sinh sống".
"Chúng tôi cũng đưa ra một khái niệm mới là 'smart nation' (quốc gia thông minh), tận dụng những thế mạnh của công nghệ ngày nay làm cốt lõi, và đây cũng là điều mà chúng tôi hướng đến trong công cuộc tái cấu trúc lại nền kinh tế, cấu trúc trong chính phủ."
Theo ông Puthucheary, chính bởi Singapore gặp phải hạn chế về nguồn lực và tài nguyên, nên từ lâu, con người Singapore luôn cho rằng buộc phải thay đổi tư duy để hướng tới mục đích tốt hơn.
https://st.galaxypub.vn/staticFile/Subject/2018/09/13/sing_131017837.png
Ông Janil Puthucheary, Bộ trưởng Bộ giao thông Singapore. Ảnh: Dân Trí
TP.HCM sẽ thế nào?
Chia sẻ về TP.HCM, thành phố được đánh giá là rất "đặc biệt" và thu hút nhiều khách du lịch trên toàn thế giới, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân nhìn nhận đây "là một địa bàn có tính chất mở, có tính dung nạp cao và chúng tôi chấp nhận sự khác biệt".
Mặc dù vậy, theo Bí thư Nguyễn Thiện Nhân, TP.HCM sự tăng trưởng quá nhanh về mặt dân số, cũng như xu hướng chuyển từ nông thôn về thành thị của người dân.
Ngoài ra, sự tăng mạnh của các phương tiện giao thông, khiến cho tắc đường trở thành một "vấn nạn" tại TP.HCM. "Cách đây khoảng 20 năm, cứ 100 người thì chỉ có 25 người sở hữu xe máy. Nhưng giờ đây thì 100 người thì tương đương với 100 xe máy và cả ô tô nữa", Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đánh giá. "Như vậy rõ ràng là không còn chỗ cho giao thông nữa. Và buộc chúng tôi phải đưa ra khái niệm đô thị thông minh và quản lý nhà nước thông minh."
https://st.galaxypub.vn/staticFile/Subject/2018/09/13/nguyen-thien-nhan_131021937.png
Ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy kiêm Trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM, khẳng định "Mỗi người dân đóng vai trò là một cảm biến trong xã hội".
Rõ ràng, đây là một vấn đề chung, không chỉ riêng tại Việt Nam, mà còn xảy ra tại rất nhiều quốc gia khác, và việc xây dựng đô thị thông minh được cho là sẽ giải quyết triệt để vấn đề này. Theo ông Lorenzini, Chủ tịch công ty Siements Thái Lan, việc tạo ra một loạt các hình thức, phương tiện giao thông, sau đó quản lý chúng một cách triệt để chính là "chìa khóa".
"Các hệ thống được kết hợp như tàu điện ngầm, xe ô tô điện, xe tự lái, hay các phương thức chuyên chở khác, bao gồm cả xe máy, sẽ được kết hợp một cách hợp lý để giảm bớt số lượng xe cộ lưu thông trong thành phố", ông Lorenzini nói. "Tuy nhiên, mọi người sẽ phải tuân thủ những quy tắc mới được đề ra. Nếu không thì hệ thống này sẽ không thể hoạt động".
Lê Trang ( Nguoidautu)