duyanh
09-13-2018, 12:17 PM
Miến Điện : Aung San Suu Kyi biện minh cho việc bỏ tù nhà báo Reuters
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/0/3500/1977/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2018-09-13t042717z_88861427_rc18b86ec5e0_rtrmadp_3_vietnam-myanmar.jpg
Ngoại trưởng Miến Điện, Aung San Suu Kyi dự Diễn Đàn Kinh Tế ASEAN tại Hà Nội. Ảnh ngày 13/09/2018.
REUTERS/Kham/Pool
Hôm nay, 13/09/2018, lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi đã biện minh cho việc kết án tù hai nhà báo của hãng tin Anh Reuters sau khi họ điều tra về vụ quân đội Miến Điện thảm sát người thiểu số Hồi Giáo Rohingya. Tuy nhiên, bà nhìn nhận là cuộc khủng hoảng, mà Liên Hiệp Quốc xem là một cuộc diệt chủng, lẽ ra có thể được xử lý tốt hơn.
Phát biểu bên lề Diễn đàn Kinh tế ASEAN ở Hà Nội, bà Aung San Suu Kyi khẳng định hai nhà báo nói trên đã bị cầm tù « không phải bởi vì họ là nhà báo », mà là vì « tòa án đã phán quyết là họ đã vi phạm pháp luật ». Đây là lần đầu tiên lãnh đạo Miến Điện bình luận về phiên xử ngày 04/09/2018, tuyên án 7 năm tù hai nhà báo Wa Lone và Kyaw Soe Oo, làm việc cho hãng tin Reuters
Mặc dù ngành tư pháp của Miến Điện không được xem là độc lập, bà Aung San Suu Kyi nói thêm : « Nếu chúng ta tin vào Nhà nước pháp quyền, họ hoàn toàn có quyền kháng án ».
Tổ chức bảo vệ nhân quyền của Mỹ ngay lập tức đã lên tiếng chỉ trích : « Một lần nữa, Aung San Suu Kyi lại sai lầm hoàn toàn. Bà không hiểu rằng Nhà nước pháp quyền có nghĩa là phải tôn trọng những bằng chứng được đưa ra trước tòa ». Trong khi đó, một đại diện của Ủy ban Luật gia Quốc tế thì xem phiên xử vừa qua là « một thất bại hiển nhiên của Nhà nước pháp quyền ».
Ngoài việc biện hộ cho bản án đối với hai nhà báo Reuters, lãnh đạo Miến Điện còn bác bỏ mọi cáo buộc rằng quân đội Miến Điện đang phạm tội ác diệt chủng đối với người Rohingya. Tuy nhiên, bà Aung San Suu Kyi nhìn nhận là quân đội lẽ ra có thể « xử lý tốt hơn » cuộc khủng hoảng, đã khiến 700 000 người phải chạy sang Bangladesh lánh nạn kể từ mùa hè năm ngoái.
Nghị viện châu Âu hôm nay vừa yêu cầu Miến Điện trả tự do " ngay lập tức và vô điều kiện" cho hai nhà báo Reuters và hủy bỏ các cáo buôc đối với họ.
RFI
13-9-2018
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/0/3500/1977/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2018-09-13t042717z_88861427_rc18b86ec5e0_rtrmadp_3_vietnam-myanmar.jpg
Ngoại trưởng Miến Điện, Aung San Suu Kyi dự Diễn Đàn Kinh Tế ASEAN tại Hà Nội. Ảnh ngày 13/09/2018.
REUTERS/Kham/Pool
Hôm nay, 13/09/2018, lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi đã biện minh cho việc kết án tù hai nhà báo của hãng tin Anh Reuters sau khi họ điều tra về vụ quân đội Miến Điện thảm sát người thiểu số Hồi Giáo Rohingya. Tuy nhiên, bà nhìn nhận là cuộc khủng hoảng, mà Liên Hiệp Quốc xem là một cuộc diệt chủng, lẽ ra có thể được xử lý tốt hơn.
Phát biểu bên lề Diễn đàn Kinh tế ASEAN ở Hà Nội, bà Aung San Suu Kyi khẳng định hai nhà báo nói trên đã bị cầm tù « không phải bởi vì họ là nhà báo », mà là vì « tòa án đã phán quyết là họ đã vi phạm pháp luật ». Đây là lần đầu tiên lãnh đạo Miến Điện bình luận về phiên xử ngày 04/09/2018, tuyên án 7 năm tù hai nhà báo Wa Lone và Kyaw Soe Oo, làm việc cho hãng tin Reuters
Mặc dù ngành tư pháp của Miến Điện không được xem là độc lập, bà Aung San Suu Kyi nói thêm : « Nếu chúng ta tin vào Nhà nước pháp quyền, họ hoàn toàn có quyền kháng án ».
Tổ chức bảo vệ nhân quyền của Mỹ ngay lập tức đã lên tiếng chỉ trích : « Một lần nữa, Aung San Suu Kyi lại sai lầm hoàn toàn. Bà không hiểu rằng Nhà nước pháp quyền có nghĩa là phải tôn trọng những bằng chứng được đưa ra trước tòa ». Trong khi đó, một đại diện của Ủy ban Luật gia Quốc tế thì xem phiên xử vừa qua là « một thất bại hiển nhiên của Nhà nước pháp quyền ».
Ngoài việc biện hộ cho bản án đối với hai nhà báo Reuters, lãnh đạo Miến Điện còn bác bỏ mọi cáo buộc rằng quân đội Miến Điện đang phạm tội ác diệt chủng đối với người Rohingya. Tuy nhiên, bà Aung San Suu Kyi nhìn nhận là quân đội lẽ ra có thể « xử lý tốt hơn » cuộc khủng hoảng, đã khiến 700 000 người phải chạy sang Bangladesh lánh nạn kể từ mùa hè năm ngoái.
Nghị viện châu Âu hôm nay vừa yêu cầu Miến Điện trả tự do " ngay lập tức và vô điều kiện" cho hai nhà báo Reuters và hủy bỏ các cáo buôc đối với họ.
RFI
13-9-2018