duyanh
09-10-2018, 01:15 PM
Đức: Phe cực hữu vẫn biểu tình chống người nhập cư
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/250/3500/1978/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2018-08-27t164645z_1695245330_rc18eb286a60_rtrmadp_3_germa ny-chemnitz_0.jpg
Phe cực hữu biểu tình tại Chemnitz, Đức, ngày 27/08/2018.
REUTERS/Matthias Rietschel
Sau vụ một thanh niên Đức bị thiệt mạng trong một vụ ẩu đả với hai người gốc Afghanistan ngày 08/09/2018 tại Köthen, bang Sachsen-Anhalt, ở miền trung nước Đức, các phần tử cực hữu lại huy động được đến 2.500 người biểu tình tại thành phố này vào hôm qua, 09/09, để tố cáo người nhập cư và đòi « ăn miếng trả miếng ».
Theo thông tín viên RFI Pascal Thibaut tại Berlin, cuộc tập hợp tại Köthen đã gợi lại những gì xẩy ra hai tuần trước đây tại thành phố Chemnitz, ở Đông Đức cũ.
"Đó là điều người ta có thể gọi là « Hội chứng Chemnitz ». Từ hai tuần nay, cả nước Đức, giới truyền thông cũng như giới chính trị Đức đều chỉ nói đến những gì xẩy ra ở thành phố Chemnitz của bang Sachsen, tại Đông Đức cũ. Thời sự chỉ toàn là những tranh cãi về cách lý giải sự kiện, về những động cơ thúc đẩy phe cực hữu huy động lực lượng, về tuyên bố này hay nọ… Cái chết tối thứ Bảy của một thanh niên Đức không làm tình hình khá lên.
Bối cảnh cuộc ẩu đả chết người ở Köthen, bang Sachsen-Anhalt, trong một cuộc cãi nhau với người Afghanistan, và việc phe cực hữu huy động ngay lập tức lực lượng qua các mạng xã hội, rồi biểu tình vào tối hôm qua, giống một cách lạ lùng những gì xẩy ra ở Chemnitz.
Người ta đã cảm nhận điều này trong những phản ứng đầu tiên của các đại diện dân cử, ở cấp địa phương cũng như cấp vùng. Tất cả đều kêu gọi giữ bình tĩnh, sợ bạo động bùng lên như tại Chemnitz cách nay 2 tuần.
Cuộc tập họp tối qua, kéo theo sự hiện diện đông đảo của lực lượng an ninh, đã không biến thành bạo động, nhưng những lời tuyên bố dữ dội đã gợi lại thời Cộng Hòa Weimar lúc đang suy tàn, mở đường cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít.
Phe cực hữu khai thác những sự cố này. Một cuộc thăm dò dư luận hôm thứ Sáu 07/09, cho thấy đảng cực hữu AfD dường như là đảng đứng đầu ở miền đông nước Đức, nơi mà 3 bang sẽ đi bầu vào năm tới".
RFI
10-8-2018
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/250/3500/1978/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2018-08-27t164645z_1695245330_rc18eb286a60_rtrmadp_3_germa ny-chemnitz_0.jpg
Phe cực hữu biểu tình tại Chemnitz, Đức, ngày 27/08/2018.
REUTERS/Matthias Rietschel
Sau vụ một thanh niên Đức bị thiệt mạng trong một vụ ẩu đả với hai người gốc Afghanistan ngày 08/09/2018 tại Köthen, bang Sachsen-Anhalt, ở miền trung nước Đức, các phần tử cực hữu lại huy động được đến 2.500 người biểu tình tại thành phố này vào hôm qua, 09/09, để tố cáo người nhập cư và đòi « ăn miếng trả miếng ».
Theo thông tín viên RFI Pascal Thibaut tại Berlin, cuộc tập hợp tại Köthen đã gợi lại những gì xẩy ra hai tuần trước đây tại thành phố Chemnitz, ở Đông Đức cũ.
"Đó là điều người ta có thể gọi là « Hội chứng Chemnitz ». Từ hai tuần nay, cả nước Đức, giới truyền thông cũng như giới chính trị Đức đều chỉ nói đến những gì xẩy ra ở thành phố Chemnitz của bang Sachsen, tại Đông Đức cũ. Thời sự chỉ toàn là những tranh cãi về cách lý giải sự kiện, về những động cơ thúc đẩy phe cực hữu huy động lực lượng, về tuyên bố này hay nọ… Cái chết tối thứ Bảy của một thanh niên Đức không làm tình hình khá lên.
Bối cảnh cuộc ẩu đả chết người ở Köthen, bang Sachsen-Anhalt, trong một cuộc cãi nhau với người Afghanistan, và việc phe cực hữu huy động ngay lập tức lực lượng qua các mạng xã hội, rồi biểu tình vào tối hôm qua, giống một cách lạ lùng những gì xẩy ra ở Chemnitz.
Người ta đã cảm nhận điều này trong những phản ứng đầu tiên của các đại diện dân cử, ở cấp địa phương cũng như cấp vùng. Tất cả đều kêu gọi giữ bình tĩnh, sợ bạo động bùng lên như tại Chemnitz cách nay 2 tuần.
Cuộc tập họp tối qua, kéo theo sự hiện diện đông đảo của lực lượng an ninh, đã không biến thành bạo động, nhưng những lời tuyên bố dữ dội đã gợi lại thời Cộng Hòa Weimar lúc đang suy tàn, mở đường cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít.
Phe cực hữu khai thác những sự cố này. Một cuộc thăm dò dư luận hôm thứ Sáu 07/09, cho thấy đảng cực hữu AfD dường như là đảng đứng đầu ở miền đông nước Đức, nơi mà 3 bang sẽ đi bầu vào năm tới".
RFI
10-8-2018