duyanh
09-06-2018, 12:25 PM
Venezuela : Nguyên nhân dẫn đến tình trạng siêu lạm phát
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2018-08-24t205122z_267912030_rc1c91a9cce0_rtrmadp_3_venezu ela-migration-peru.jpg
Một gia đình di dân Venezuela chờ qua cửa khẩu giữa Ecuador và Peru ở Tumbes, Peru, ngày 24/08/2018.
REUTERS/Douglas Juarez
Khoảng 1,6 triệu người Venezuela phải bỏ xứ ra đi vì khủng hoảng kinh tế. Lạm phát tại Venezuela được Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (FMI) thẩm định có thể lên đến 1 triệu phần trăm từ nay đến cuối năm 2018. Theo báo cáo được công bố ngày 05/09/2018 của Quốc Hội Venezuela, lạm phát đã tăng thêm 200% chỉ trong tháng Tám, có nghĩa là trong vòng một năm, vật giá đã tăng 200.000%.
Đồng tiền quốc gia bolivar như tờ giấy lộn, mang một đống tiền chỉ có thể mua được một cuộn giấy vệ sinh, hoặc một cân cà rốt, hoặc một con gà... Chính phủ phải phát hành tiền mới bỏ bớt 5 số 0, có hiệu lực từ ngày 20/08/2018, lập sổ yêu nước để có thể mua xăng dầu với giá ưu đãi, tăng lương tối thiểu thêm 34 lần, từ 52 bolivar/tháng lên thành 1.800 bolivar/tháng. Người nghỉ hưu xếp hàng hơn 5 tiếng để nhận được khoản lương hưu tương đương với một hộp cá mòi.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng chưa từng có ở Venezuela, kinh tế gia Eduardo Garzón, thành viên Hội đồng Khoa học Attac Tây Ban Nha, có một cách nhìn khác trong bài phân tích : “Nguyên nhân của tình trạng siêu lạm phát ở Venezuela”, được đăng trên trang Venesol (01/09/2018). RFI tiếng Việt tóm lược một số nội dung chính.
4 đặc điểm của nền kinh tế Venezuela
Theo kinh tế gia Eduardo Garzón, để hiểu được quá trình lạm phát phi mã tại Venezuela cần phải hiểu được nền kinh tế nước này vận hành như thế nào, cơ cấu sản xuất ra sao, cách thâm nhập ra thị trường nước ngoài, chế độ chính trị, thể chế và xã hội, hệ thống tiền tệ và tài chính... Vì vậy, ông khuyến cáo nên cẩn thận với những phân tích cho rằng nền kinh tế Venezuela lộn xộn hoặc so sánh với một nền kinh tế phát triển hoặc ở châu Âu.
Ông Eduardo Garzón nêu lên bốn đặc điểm chính của nền kinh tế Venezuela :
Thứ nhất, Venezuela luôn có tỉ lệ lạm phát rất cao. Trong những năm 1980, giá cả tăng còn nhanh hơn so với những năm cầm quyền của chính phủ theo chủ nghĩa Bolivar, ngoại trừ năm 2018. Điều này rất quan trọng để hiểu rằng đây không phải là trường hợp mới, có thể hoàn toàn bị tác động do những sự kiện diễn ra gần đây, mà vấn đề này đã có từ lâu.
Tình trạng lạm phát cao và bất thường có thể bắt nguồn từ nhiều vấn đề : Thị trường độc quyền, nhiều lĩnh vực quan trọng nằm trong tay các đại tập đoàn quyền lực, nhà nước không có khả năng điều tiết và kiểm soát cạnh tranh trong giới chủ, tình trạng tham nhũng, tội phạm...
Thứ hai, cần nhắc lại là chế độ Bolivar, bắt đầu từ tổng thống Chavez và đang được tổng thống Maduro tiếp nối, luôn bị đe dọa vì những đặc quyền của tầng lớp tinh hoa trong nước. Quá trình quốc hữu hóa và kiểm soát một phần lớn các lĩnh vực sản xuất chiến lược (đặc biệt là dầu lửa), cũng như việc phân phối rộng hơn về thu nhập (theo CEPAL, Venezuela là nước ít bất công nhất châu Mỹ Latinh) đã đánh vào quyền lực và sự giầu có của tầng lớp lãnh đạo Venezuela. Từ đó, tầng lớp này đã tập hợp dưới nhiều hình thức để cố lật đổ chính phủ và lấy lại những đặc quyền của họ.
Một số ví dụ tiêu biểu là cuộc đảo chính hụt năm 2002, các cuộc biểu tình có vũ trang, tạo khan hiếm nhiều mặt hàng có chủ đích và có kế hoạch trước các kỳ bầu cử, truyền tải hình ảnh xấu thông qua các cơ quan truyền thông quyền lực bên trong và ngoài nước… Tất cả những điều này không có gì mới và cũng chẳng đặc biệt : các nhóm quyền lực đã sử dụng chiến lược từ thời Chilê của tổng thống Allende trong những năm 1970-1973 và ở Nicaragua cuối những năm 1980.
Điểm thứ ba, cơ cấu sản xuất của Venezuela không giống cơ cấu của một nền kinh tế phát triển. Venezuela không có mạng lưới sản xuất đa dạng có khả năng chế tạo các sản phẩm đủ chủng loại, đủ mầu sắc… mà chỉ tập trung vào các lĩnh vực sơ cấp, các ngành công nghiệp và dịch vụ thứ yếu. Vì vậy, người Venezuela phải mua gần như một nửa nhu yếu phẩm từ nước ngoài.
Dầu lửa là lĩnh vực khổng lồ của nền kinh tế, mang lại 95% ngoại hối cho đất nước, 4% còn lại là nhờ vào xuất khẩu nguyên liệu. Có nghĩa là, để người dân có thể có được nhu yếu phẩm hàng ngày, thì phải cần đến ngoại tệ, chủ yếu là đồng đô la Mỹ mà nền kinh tế Venezuela có được nhờ vào xuất khẩu dầu lửa. Đây là một nền kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào một lĩnh vực duy nhất và lĩnh vực này lại có điểm yếu vô cùng lớn. Thực vậy, giá dầu giảm vào năm 2014 đã gây ra một lỗ hổng trong nguồn thu bằng đô la. Điều này tác động đến nhập khẩu, gây khan hiếm hàng hóa, vật giá tăng nhanh trên thị trường nội địa.
Thứ tư, chính phủ Venezuela kiểm soát giá của nhiều mặt hàng cơ bản để bảo đảm cung cấp cho người dân nghèo khó nhất. Điều này lại dẫn đến tình trạng thị trường đen phát triển và chi phối các loại giá cả khác. Để tránh tình trạng người dân đổi đô la Mỹ mang ra nước ngoài, gây chảy máu vốn, vào năm 2003, chính phủ Venezuela áp dụng kiểm soát tỉ giá hối đoái, có nghĩa là áp dụng tỉ giá cố định đối với việc đổi đồng bolivar sang đô la Mỹ. Chính điều này lại dẫn đến việc xuất hiện thị trường đen, nơi đồng bolivar được đổi sang đô la với giá thấp hơn.
5 yếu tố giải thích tình trạng siêu lạm phát
Theo kinh tế gia Eduardo Garzón, bốn đặc điểm về nền kinh tế Venezuela được nêu ở trên giúp hiểu rõ vòng xoáy siêu lạm phát hiện nay, được giải thích theo năm yếu tố chính :
Thứ nhất là tình trạng khan hiếm hàng hóa một cách có tổ chức và có chọn lọc. Các tập đoàn lớn đối lập với chính phủ Venezuela, có sức mạnh kiểm soát thị trường trong lĩnh vực của họ (như các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm vệ sinh kiểm soát đến 99% lĩnh vực) “hô biến” khỏi thị trường chính thức một lượng lớn hàng hóa nhưng lại được bán ở chợ đen. Điều này dẫn đến tình trạng giá cả tăng một cách chóng mặt do thiếu hàng hóa và lạm dụng giá trong mạng lưới phân phối bất hợp pháp.
Thứ hai là lạm phát nhập khẩu. Các công ty nhập hàng hóa từ nước ngoài thường thanh toán theo tỉ giá hối đoái chính thức, nhưng họ lại bán ra thị trường nội địa theo tỉ giá không chính thức. Vì vậy, họ vừa thu lợi từ tiền chênh lệch vừa khiến giá cả tăng giả. Đây là yếu tố chính giải thích tình trạng giá cả tăng chóng mặt tại Venezuela, đặc biệt là vào cuối năm 2017 : chỉ trong vòng hai tháng, từ 3.000 bolivar đổi được 1 đô la lên thành 52.000 bolivar một đô la. Chính quyền Venezuela cáo buộc các doanh nghiệp thao túng tỉ giá để thu lợi bất chính và gây bất ổn về kinh tế, xã hội.
Thứ ba, Hoa Kỳ cấm vận tài chính. Ngày 25/08/2018, “để chống lại chế độ chuyên quyền và tái lập nền dân chủ”, tổng thống Mỹ Donald Trump đã gia tăng biện pháp phong tỏa về kinh tế, thương mại và tài chính đối với Venezuela.
Nói một cách khác, chính quyền Caracas gặp thêm khó khăn trong việc nợ bằng đô la và những nguồn thu bằng đô la (trên thị trường chính thức) để nhập khẩu hàng hóa. Điều này cũng dẫn đến việc phải tìm đô la trên thị trường đen với giá đắt hơn. Hậu quả là tình trạng khan hiếm hàng hóa thêm nghiêm trọng, đồng bolivar bị mất giá so với đồng đô la trên thị trường đen và giá cả không ngừng tăng.
Thứ tư, người dân không tin vào đồng tiền quốc gia. Đồng bolivar của Venezuela thực sự chưa bao giờ được ưa chuộng ở trong và ngoài nước vì từ trước đến giờ, đồng tiền của Venezuela vẫn bị mất giá nghiêm trọng và ngày càng bị sụt giá so đồng tiền quy chiếu truyền thống là đô la Mỹ. Điều này lại càng thôi thúc người dân Venezuela không muốn giữ tài sản vốn được định giá bằng bolivar và thay chúng bằng tài sản định giá bằng đô la. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc đồng bolivar mất giá. Nền kinh tế bị đô la hóa, giá cả tăng thông qua nhập khẩu là những yếu tố cho thấy chính quyền bất lực trong việc bắt sử dụng đồng tiền quốc gia.
Kinh tế gia Eduardo Garzón nhận định tình trạng siêu lạm phát ở Venezuela là do nhiều yếu tố khác nhau, như cơ cấu sản xuất và xuất khẩu yếu kém, thế lực của các tập đoàn kinh tế đối lập… Vì vậy, việc in hàng loạt tiền không liên quan gì đến tình trạng siêu lạm phát hiện nay ở Venezuela. Đây không phải là nguyên nhân mà là hậu quả : để có thể thanh toán và mua hàng hóa ngày càng đắt do siêu lạm phát, cần phải có thêm nhiều tiền, chính vì thế khối lượng tiền không ngừng tăng ở Venezuela.
RFI
6-9-2018
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2018-08-24t205122z_267912030_rc1c91a9cce0_rtrmadp_3_venezu ela-migration-peru.jpg
Một gia đình di dân Venezuela chờ qua cửa khẩu giữa Ecuador và Peru ở Tumbes, Peru, ngày 24/08/2018.
REUTERS/Douglas Juarez
Khoảng 1,6 triệu người Venezuela phải bỏ xứ ra đi vì khủng hoảng kinh tế. Lạm phát tại Venezuela được Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (FMI) thẩm định có thể lên đến 1 triệu phần trăm từ nay đến cuối năm 2018. Theo báo cáo được công bố ngày 05/09/2018 của Quốc Hội Venezuela, lạm phát đã tăng thêm 200% chỉ trong tháng Tám, có nghĩa là trong vòng một năm, vật giá đã tăng 200.000%.
Đồng tiền quốc gia bolivar như tờ giấy lộn, mang một đống tiền chỉ có thể mua được một cuộn giấy vệ sinh, hoặc một cân cà rốt, hoặc một con gà... Chính phủ phải phát hành tiền mới bỏ bớt 5 số 0, có hiệu lực từ ngày 20/08/2018, lập sổ yêu nước để có thể mua xăng dầu với giá ưu đãi, tăng lương tối thiểu thêm 34 lần, từ 52 bolivar/tháng lên thành 1.800 bolivar/tháng. Người nghỉ hưu xếp hàng hơn 5 tiếng để nhận được khoản lương hưu tương đương với một hộp cá mòi.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng chưa từng có ở Venezuela, kinh tế gia Eduardo Garzón, thành viên Hội đồng Khoa học Attac Tây Ban Nha, có một cách nhìn khác trong bài phân tích : “Nguyên nhân của tình trạng siêu lạm phát ở Venezuela”, được đăng trên trang Venesol (01/09/2018). RFI tiếng Việt tóm lược một số nội dung chính.
4 đặc điểm của nền kinh tế Venezuela
Theo kinh tế gia Eduardo Garzón, để hiểu được quá trình lạm phát phi mã tại Venezuela cần phải hiểu được nền kinh tế nước này vận hành như thế nào, cơ cấu sản xuất ra sao, cách thâm nhập ra thị trường nước ngoài, chế độ chính trị, thể chế và xã hội, hệ thống tiền tệ và tài chính... Vì vậy, ông khuyến cáo nên cẩn thận với những phân tích cho rằng nền kinh tế Venezuela lộn xộn hoặc so sánh với một nền kinh tế phát triển hoặc ở châu Âu.
Ông Eduardo Garzón nêu lên bốn đặc điểm chính của nền kinh tế Venezuela :
Thứ nhất, Venezuela luôn có tỉ lệ lạm phát rất cao. Trong những năm 1980, giá cả tăng còn nhanh hơn so với những năm cầm quyền của chính phủ theo chủ nghĩa Bolivar, ngoại trừ năm 2018. Điều này rất quan trọng để hiểu rằng đây không phải là trường hợp mới, có thể hoàn toàn bị tác động do những sự kiện diễn ra gần đây, mà vấn đề này đã có từ lâu.
Tình trạng lạm phát cao và bất thường có thể bắt nguồn từ nhiều vấn đề : Thị trường độc quyền, nhiều lĩnh vực quan trọng nằm trong tay các đại tập đoàn quyền lực, nhà nước không có khả năng điều tiết và kiểm soát cạnh tranh trong giới chủ, tình trạng tham nhũng, tội phạm...
Thứ hai, cần nhắc lại là chế độ Bolivar, bắt đầu từ tổng thống Chavez và đang được tổng thống Maduro tiếp nối, luôn bị đe dọa vì những đặc quyền của tầng lớp tinh hoa trong nước. Quá trình quốc hữu hóa và kiểm soát một phần lớn các lĩnh vực sản xuất chiến lược (đặc biệt là dầu lửa), cũng như việc phân phối rộng hơn về thu nhập (theo CEPAL, Venezuela là nước ít bất công nhất châu Mỹ Latinh) đã đánh vào quyền lực và sự giầu có của tầng lớp lãnh đạo Venezuela. Từ đó, tầng lớp này đã tập hợp dưới nhiều hình thức để cố lật đổ chính phủ và lấy lại những đặc quyền của họ.
Một số ví dụ tiêu biểu là cuộc đảo chính hụt năm 2002, các cuộc biểu tình có vũ trang, tạo khan hiếm nhiều mặt hàng có chủ đích và có kế hoạch trước các kỳ bầu cử, truyền tải hình ảnh xấu thông qua các cơ quan truyền thông quyền lực bên trong và ngoài nước… Tất cả những điều này không có gì mới và cũng chẳng đặc biệt : các nhóm quyền lực đã sử dụng chiến lược từ thời Chilê của tổng thống Allende trong những năm 1970-1973 và ở Nicaragua cuối những năm 1980.
Điểm thứ ba, cơ cấu sản xuất của Venezuela không giống cơ cấu của một nền kinh tế phát triển. Venezuela không có mạng lưới sản xuất đa dạng có khả năng chế tạo các sản phẩm đủ chủng loại, đủ mầu sắc… mà chỉ tập trung vào các lĩnh vực sơ cấp, các ngành công nghiệp và dịch vụ thứ yếu. Vì vậy, người Venezuela phải mua gần như một nửa nhu yếu phẩm từ nước ngoài.
Dầu lửa là lĩnh vực khổng lồ của nền kinh tế, mang lại 95% ngoại hối cho đất nước, 4% còn lại là nhờ vào xuất khẩu nguyên liệu. Có nghĩa là, để người dân có thể có được nhu yếu phẩm hàng ngày, thì phải cần đến ngoại tệ, chủ yếu là đồng đô la Mỹ mà nền kinh tế Venezuela có được nhờ vào xuất khẩu dầu lửa. Đây là một nền kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào một lĩnh vực duy nhất và lĩnh vực này lại có điểm yếu vô cùng lớn. Thực vậy, giá dầu giảm vào năm 2014 đã gây ra một lỗ hổng trong nguồn thu bằng đô la. Điều này tác động đến nhập khẩu, gây khan hiếm hàng hóa, vật giá tăng nhanh trên thị trường nội địa.
Thứ tư, chính phủ Venezuela kiểm soát giá của nhiều mặt hàng cơ bản để bảo đảm cung cấp cho người dân nghèo khó nhất. Điều này lại dẫn đến tình trạng thị trường đen phát triển và chi phối các loại giá cả khác. Để tránh tình trạng người dân đổi đô la Mỹ mang ra nước ngoài, gây chảy máu vốn, vào năm 2003, chính phủ Venezuela áp dụng kiểm soát tỉ giá hối đoái, có nghĩa là áp dụng tỉ giá cố định đối với việc đổi đồng bolivar sang đô la Mỹ. Chính điều này lại dẫn đến việc xuất hiện thị trường đen, nơi đồng bolivar được đổi sang đô la với giá thấp hơn.
5 yếu tố giải thích tình trạng siêu lạm phát
Theo kinh tế gia Eduardo Garzón, bốn đặc điểm về nền kinh tế Venezuela được nêu ở trên giúp hiểu rõ vòng xoáy siêu lạm phát hiện nay, được giải thích theo năm yếu tố chính :
Thứ nhất là tình trạng khan hiếm hàng hóa một cách có tổ chức và có chọn lọc. Các tập đoàn lớn đối lập với chính phủ Venezuela, có sức mạnh kiểm soát thị trường trong lĩnh vực của họ (như các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm vệ sinh kiểm soát đến 99% lĩnh vực) “hô biến” khỏi thị trường chính thức một lượng lớn hàng hóa nhưng lại được bán ở chợ đen. Điều này dẫn đến tình trạng giá cả tăng một cách chóng mặt do thiếu hàng hóa và lạm dụng giá trong mạng lưới phân phối bất hợp pháp.
Thứ hai là lạm phát nhập khẩu. Các công ty nhập hàng hóa từ nước ngoài thường thanh toán theo tỉ giá hối đoái chính thức, nhưng họ lại bán ra thị trường nội địa theo tỉ giá không chính thức. Vì vậy, họ vừa thu lợi từ tiền chênh lệch vừa khiến giá cả tăng giả. Đây là yếu tố chính giải thích tình trạng giá cả tăng chóng mặt tại Venezuela, đặc biệt là vào cuối năm 2017 : chỉ trong vòng hai tháng, từ 3.000 bolivar đổi được 1 đô la lên thành 52.000 bolivar một đô la. Chính quyền Venezuela cáo buộc các doanh nghiệp thao túng tỉ giá để thu lợi bất chính và gây bất ổn về kinh tế, xã hội.
Thứ ba, Hoa Kỳ cấm vận tài chính. Ngày 25/08/2018, “để chống lại chế độ chuyên quyền và tái lập nền dân chủ”, tổng thống Mỹ Donald Trump đã gia tăng biện pháp phong tỏa về kinh tế, thương mại và tài chính đối với Venezuela.
Nói một cách khác, chính quyền Caracas gặp thêm khó khăn trong việc nợ bằng đô la và những nguồn thu bằng đô la (trên thị trường chính thức) để nhập khẩu hàng hóa. Điều này cũng dẫn đến việc phải tìm đô la trên thị trường đen với giá đắt hơn. Hậu quả là tình trạng khan hiếm hàng hóa thêm nghiêm trọng, đồng bolivar bị mất giá so với đồng đô la trên thị trường đen và giá cả không ngừng tăng.
Thứ tư, người dân không tin vào đồng tiền quốc gia. Đồng bolivar của Venezuela thực sự chưa bao giờ được ưa chuộng ở trong và ngoài nước vì từ trước đến giờ, đồng tiền của Venezuela vẫn bị mất giá nghiêm trọng và ngày càng bị sụt giá so đồng tiền quy chiếu truyền thống là đô la Mỹ. Điều này lại càng thôi thúc người dân Venezuela không muốn giữ tài sản vốn được định giá bằng bolivar và thay chúng bằng tài sản định giá bằng đô la. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc đồng bolivar mất giá. Nền kinh tế bị đô la hóa, giá cả tăng thông qua nhập khẩu là những yếu tố cho thấy chính quyền bất lực trong việc bắt sử dụng đồng tiền quốc gia.
Kinh tế gia Eduardo Garzón nhận định tình trạng siêu lạm phát ở Venezuela là do nhiều yếu tố khác nhau, như cơ cấu sản xuất và xuất khẩu yếu kém, thế lực của các tập đoàn kinh tế đối lập… Vì vậy, việc in hàng loạt tiền không liên quan gì đến tình trạng siêu lạm phát hiện nay ở Venezuela. Đây không phải là nguyên nhân mà là hậu quả : để có thể thanh toán và mua hàng hóa ngày càng đắt do siêu lạm phát, cần phải có thêm nhiều tiền, chính vì thế khối lượng tiền không ngừng tăng ở Venezuela.
RFI
6-9-2018