duyanh
08-30-2018, 12:23 PM
15 thuyền nhân Việt tới Bắc Úc bị đưa ra đảo Christmas, chờ trục xuất?
https://gdb.voanews.com/AF5AE661-30E4-4C51-83D6-E39122F5C66A_w1023_r1_s.jpg (https://gdb.voanews.com/AF5AE661-30E4-4C51-83D6-E39122F5C66A_w1023_r1_s.jpg)
Chiếc tàu của người xin tị nạn Việt nam bị bỏ rơi gần cửa sông Daintree ở Bắc Úc
Một nhóm thuyền nhân đã tới bờ biển ở vùng cực Bắc nước Úc và đang bị chính quyền tạm giam sau khi ngư dân địa phương phát hiện ra chiếc tàu bỏ trống của họ cách bờ biển không xa hôm Chủ nhật 26/8. Báo chí Úc và cộng đồng người Việt liên bang Úc châu xác nhận nhóm thuyền nhân này đến từ Việt Nam. VOA-Việt ngữ tiếp xúc với cộng đồng người Việt ở Úc và có thêm các chi tiết sau đây.
Một ngư dân địa phương phát hiện ra chiếc tàu bị mắc cạn gần cửa sông Daintree ở phía bắc thành phố Cairns, cách bờ biển khoảng 200 m. Những người trên tàu đã bỏ trốn.
15 người đã bị bắt hôm thứ Hai 27/8, và hai người cuối cùng được cho là hai anh em, người lái tàu và phụ lái tàu, bị bắt ngày hôm sau trong khi đang tìm cách băng qua sông Daintree bằng phà.
https://gdb.voanews.com/7BAC623A-8A9B-4864-ABF7-168CD61DDF44_w250_r1_s.jpg (https://gdb.voanews.com/7BAC623A-8A9B-4864-ABF7-168CD61DDF44_w250_r1_s.jpg)
Người xin tị nạn Việt Nam bị nghi là tới Úc bất hợp pháp trên chiếc tàu bị bỏ rơi ở Daintree, Queensland (Credit: Courier Mail)
Những người chứng kiến cho biết hai anh em không chống cự khi bị đưa lên xe cảnh sát sau 9g sáng thứ Ba 28/8. Cùng ngày, quyền Giám Đốc khu vực của Dịch Vụ Khẩn Cấp tiểu bang Peter Rinaudo xác nhận với đài ABC rằng tất cả các thuyền nhân đã bị bắt.
Trong cuộc trao đổi với VOA-Việt ngữ vào sáng thứ Tư, giờ Washington, Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự do Liên bang Úc Châu (CDNVTD) Nguyễn văn Bon xác nhận nhóm người này là người Việt:
“Cho đến giờ phút này, báo chí Úc đã kiểm chứng và xác nhận họ là người Việt Nam.”
Ông Nguyễn Văn Bon nói chính phủ Úc có chính sách rất cứng rắn đối với người tị nạn, không chỉ đối với người Việt Nam mà đối với tất cả những người tị nạn, cho dù họ đến từ bất cứ nước nào.
“Chính phủ Úc có một chính sách là hễ ai đến bằng thuyền thì sẽ bị trả về nguyên quán. Chính sách của nước Úc này rất là rõ.”
Hôm Thứ Hai, Bộ Trưởng Nội Vụ Úc Peter Dutton nói đây là tàu chở người xin tị nạn đầu tiên tới được bờ biển nước Úc tính từ năm 2014.
Ông nói: “Chúng tôi tin rằng nước Úc đã tiếp nhận chiếc tàu đầu tiên, chuyến buôn người đầu tiên trong hơn 1.400 ngày.”
Bộ trưởng nội vụ Úc nhấn mạnh rằng nhóm thuyền nhân sẽ không được phép định cư ở Úc, dựa trên chính sách di trú hiện hành. Chính sách di trú vô cùng khắt khe của Úc, vốn được siết chặt trong mấy năm trở lại đây, quy định rằng bất cứ người xin tị nạn nào đi bằng tàu cập vào bến bờ nước Úc bất hợp pháp sẽ bị đuổi ra biển trở lại, hoặc đưa tới những trại tạm giam trên những hòn đảo hẻo lánh trong Thái Bình Dương trong khi chờ hoàn tất các thủ tục di trú.
Trang mạng của Hệ thống Truyền thông Úc Châu- ABC dẫn lời người phát ngôn của Bộ trưởng Nội vụ Úc xác nhận rằng 17 thuyền nhân đã được đưa tới đảo Christmas giam giữ và đang chờ được các giới chức di trú thẩm vấn.
Trang mạng abc.net.au nói hiện chưa rõ nhóm người xuất phát từ vùng nào của Việt Nam và lý do họ muốn trốn sang Úc. Nhưng tại sao hơn 4 thập niên sau khi thống nhất đất nước, vẫn còn thuyền nhân Việt Nam muốn bỏ xứ ra đi?
“Tôi xin thưa rằng đây không phải là vấn đề kinh tế. Người dân của bất cứ xứ nào đều được quyền sinh hoạt, đánh cá trên biển. Trong tình trạng biển người dân chúng ta không thể đánh cá, Trung cộng có thể cấm người dân đánh cá bất cứ lúc nào, thì người ta phải vượt biên sang nước khác thôi,..nếu người Việt Nam ở trong nước cảm thấy quyền tự do, nhân quyền của họ bị mất thì họ phải xin tị nạn ở nước khác thôi
Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự do Úc Châu Nguyễn Văn Bon :
Chủ tịch Cộng đồng người Việt Tự do Liên bang Úc Châu Nguyễn văn Bon:
“Đã bốn mươi mấy năm nhưng mà tình trạng nhân quyền tại Việt Nam càng ngày càng tệ hơn. Chính phủ Úc có một chính sách là đối thoại nhân quyền với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam để mà cải thiện tình trạng nhân quyền. Chương trình này đã bắt đầu từ năm 2001, tính cho tới nay đã được 15 vòng rồi, nhưng tình hình nhân quyền còn đi thụt lùi trở
https://gdb.voanews.com/67A4419A-DA90-44C7-99C8-D089A11E14DF_w250_r0_s.png
Người Việt xin tị nạn bị cảnh sát bắt lại nữa… ”
Ông Ian Rintoul, người phát ngôn của Liên minh Hành động vì Người Tị nạn nói ông hy vọng rằng 17 thuyền nhân đã tới đảo Christmas sẽ được cho biết là họ có thể làm thủ tục xin tị nạn trong thời gian bị tạm giam trên đảo này.
Thế cộng đồng người Việt Úc châu nghĩ như thế nào nếu giả dụ nhóm người mới tới là những ngư dân bỏ nước ra đi bởi vì họ không thể nuôi sống gia đình trong hoàn cảnh bị “tàu lạ” thường xuyên xua đuổi ra khỏi ngư trường truyền thống, hoặc những người khác ra đi vì lý do kinh tế?
Ông Nguyễn Văn Bon nói:
“Tôi xin thưa rằng đây nó không phải là vấn đề kinh tế. Người dân của bất cứ xứ nào đều được quyền sinh hoạt, đánh cá trên biển. Trong cái tình trạng biển thì người dân chúng ta không thể đánh cá, còn Trung cộng có thể cấm người dân chúng ta đánh cá vào bất cứ lúc nào, cho nên đây là vấn đề người ta phải vượt biên sang những nước khác, nước Úc không phải là nước duy nhất mà người Việt chúng ta đến đâu! Có những người họ đến Thái Lan họ đã liên lạc thẳng với chúng tôi và nhờ sự giúp đỡ ở đây. Tôi cho rằng 17 người này tới đây không phải là một sự ngẫu nhiên, mà tôi nghĩ đây chỉ là sự bắt đầu của những đợt vượt biên sắp tới, nếu người Việt Nam ở trong nước họ cảm thấy cái quyền tự do của họ, nhân quyền của họ, bị mất thì họ phải xin tị nạn ở các nước khác thôi.”
Được hỏi cộng đồng người Việt đã làm gì để giúp 17 người mới tới, nếu thực sự họ cần được giúp đỡ?
Ông Nguyễn Văn Bon:
“Ngày hôm nay chúng tôi đã liên lạc với báo chí chính mạch để trình bày việc này. Quan điểm của CDNVTD Úc Châu rất là rõ ràng. Nước Úc là một thành viên của Liên Hiệp Quốc thì buộc phải tôn trọng nhân quyền và có bổn phận giúp đỡ những người tới đây xin tị nạn. Chúng tôi duy trì quan điểm đó, chúng tôi đã viết thư và sẽ liên tục viết thư gửi đến Bộ trưởng Di trú để mà bày tỏ quan điểm. Đương nhiên nước Úc có một luật rõ ràng, là tất cả mọi người đều được cái quyền để được xét hồ sơ một cách công bằng. Thì đây là quan điềm của CDNVTD Úc Châu, không phải chỉ riêng cho người Việt tị nạn chúng ta không mà thôi, mà đối với tất cả mọi người ti nạn đến từ nước khác…”
Ông Nguyễn Văn Bon nhấn mạnh rằng nếu nhóm người đang bị tạm giam ở đảo Christmas là những người có lý do chính đáng để xin tị nạn chính trị, thì cộng đồng người Việt Liên bang Úc Châu sẽ cố gắng hết sức để vận động với chính quyền Úc để giúp họ có cơ hội được ở lại và sống trên một xứ sở tự do.
“Chúng tôi rất quan ngại nhóm người này sẽ bị trả về Việt Nam trong tình huống này bởi vì họ có thể bị đàn áp, chúng tôi luôn luôn yêu cầu mọi sự phải minh bạch, rõ ràng là Úc dự định làm gì với nhóm người này?”
Human Rights Watch
Tổ chức Human Rights Watch kêu gọi Canberra hãy tuân thủ các tiến trình đúng đắn để xác định liệu những người Việt đang bị giam trên đảo Christmas có phải là những người tị nạn đích thực hay không.
Human Rights Watch kêu gọi chính phủ Úc hãy cho phép Cảo Ủy Tị nạn tiếp xúc với nhóm người Việt này, tổ chức bênh vực nhân quyền quốc tế nói:
“Chúng tôi rất quan ngại nhóm người này sẽ bị trả về Việt Nam trong tình huống này bởi vì họ có thể bị đàn áp, chúng tôi luôn luôn yêu cầu mọi sự phải minh bạch, rõ ràng là Úc dự định làm gì với nhóm người này?”
Chính phủ liên bang Úc quy lỗi cho những kẻ buôn người về sự xuất hiện của nhóm thuyền nhân đầu tiên trong 4 năm qua. Hôm 28/8, Bộ trưởng Nội vụ Peter Dutton nói những thuyền nhân này đã đến Úc bất hợp pháp, và “sẽ bị trục xuất sớm nhất có thể”.
Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền chỉ trích chính sách di trú quá khắt khe của Úc mà có người cho là ‘tàn ác’, nói rằng chính sách đó vi phạm Công Ước Về Quyền của Người Tị Nạn năm 1951 mà Úc đã ký kết.
VOA
30/08/2018
https://gdb.voanews.com/AF5AE661-30E4-4C51-83D6-E39122F5C66A_w1023_r1_s.jpg (https://gdb.voanews.com/AF5AE661-30E4-4C51-83D6-E39122F5C66A_w1023_r1_s.jpg)
Chiếc tàu của người xin tị nạn Việt nam bị bỏ rơi gần cửa sông Daintree ở Bắc Úc
Một nhóm thuyền nhân đã tới bờ biển ở vùng cực Bắc nước Úc và đang bị chính quyền tạm giam sau khi ngư dân địa phương phát hiện ra chiếc tàu bỏ trống của họ cách bờ biển không xa hôm Chủ nhật 26/8. Báo chí Úc và cộng đồng người Việt liên bang Úc châu xác nhận nhóm thuyền nhân này đến từ Việt Nam. VOA-Việt ngữ tiếp xúc với cộng đồng người Việt ở Úc và có thêm các chi tiết sau đây.
Một ngư dân địa phương phát hiện ra chiếc tàu bị mắc cạn gần cửa sông Daintree ở phía bắc thành phố Cairns, cách bờ biển khoảng 200 m. Những người trên tàu đã bỏ trốn.
15 người đã bị bắt hôm thứ Hai 27/8, và hai người cuối cùng được cho là hai anh em, người lái tàu và phụ lái tàu, bị bắt ngày hôm sau trong khi đang tìm cách băng qua sông Daintree bằng phà.
https://gdb.voanews.com/7BAC623A-8A9B-4864-ABF7-168CD61DDF44_w250_r1_s.jpg (https://gdb.voanews.com/7BAC623A-8A9B-4864-ABF7-168CD61DDF44_w250_r1_s.jpg)
Người xin tị nạn Việt Nam bị nghi là tới Úc bất hợp pháp trên chiếc tàu bị bỏ rơi ở Daintree, Queensland (Credit: Courier Mail)
Những người chứng kiến cho biết hai anh em không chống cự khi bị đưa lên xe cảnh sát sau 9g sáng thứ Ba 28/8. Cùng ngày, quyền Giám Đốc khu vực của Dịch Vụ Khẩn Cấp tiểu bang Peter Rinaudo xác nhận với đài ABC rằng tất cả các thuyền nhân đã bị bắt.
Trong cuộc trao đổi với VOA-Việt ngữ vào sáng thứ Tư, giờ Washington, Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự do Liên bang Úc Châu (CDNVTD) Nguyễn văn Bon xác nhận nhóm người này là người Việt:
“Cho đến giờ phút này, báo chí Úc đã kiểm chứng và xác nhận họ là người Việt Nam.”
Ông Nguyễn Văn Bon nói chính phủ Úc có chính sách rất cứng rắn đối với người tị nạn, không chỉ đối với người Việt Nam mà đối với tất cả những người tị nạn, cho dù họ đến từ bất cứ nước nào.
“Chính phủ Úc có một chính sách là hễ ai đến bằng thuyền thì sẽ bị trả về nguyên quán. Chính sách của nước Úc này rất là rõ.”
Hôm Thứ Hai, Bộ Trưởng Nội Vụ Úc Peter Dutton nói đây là tàu chở người xin tị nạn đầu tiên tới được bờ biển nước Úc tính từ năm 2014.
Ông nói: “Chúng tôi tin rằng nước Úc đã tiếp nhận chiếc tàu đầu tiên, chuyến buôn người đầu tiên trong hơn 1.400 ngày.”
Bộ trưởng nội vụ Úc nhấn mạnh rằng nhóm thuyền nhân sẽ không được phép định cư ở Úc, dựa trên chính sách di trú hiện hành. Chính sách di trú vô cùng khắt khe của Úc, vốn được siết chặt trong mấy năm trở lại đây, quy định rằng bất cứ người xin tị nạn nào đi bằng tàu cập vào bến bờ nước Úc bất hợp pháp sẽ bị đuổi ra biển trở lại, hoặc đưa tới những trại tạm giam trên những hòn đảo hẻo lánh trong Thái Bình Dương trong khi chờ hoàn tất các thủ tục di trú.
Trang mạng của Hệ thống Truyền thông Úc Châu- ABC dẫn lời người phát ngôn của Bộ trưởng Nội vụ Úc xác nhận rằng 17 thuyền nhân đã được đưa tới đảo Christmas giam giữ và đang chờ được các giới chức di trú thẩm vấn.
Trang mạng abc.net.au nói hiện chưa rõ nhóm người xuất phát từ vùng nào của Việt Nam và lý do họ muốn trốn sang Úc. Nhưng tại sao hơn 4 thập niên sau khi thống nhất đất nước, vẫn còn thuyền nhân Việt Nam muốn bỏ xứ ra đi?
“Tôi xin thưa rằng đây không phải là vấn đề kinh tế. Người dân của bất cứ xứ nào đều được quyền sinh hoạt, đánh cá trên biển. Trong tình trạng biển người dân chúng ta không thể đánh cá, Trung cộng có thể cấm người dân đánh cá bất cứ lúc nào, thì người ta phải vượt biên sang nước khác thôi,..nếu người Việt Nam ở trong nước cảm thấy quyền tự do, nhân quyền của họ bị mất thì họ phải xin tị nạn ở nước khác thôi
Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự do Úc Châu Nguyễn Văn Bon :
Chủ tịch Cộng đồng người Việt Tự do Liên bang Úc Châu Nguyễn văn Bon:
“Đã bốn mươi mấy năm nhưng mà tình trạng nhân quyền tại Việt Nam càng ngày càng tệ hơn. Chính phủ Úc có một chính sách là đối thoại nhân quyền với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam để mà cải thiện tình trạng nhân quyền. Chương trình này đã bắt đầu từ năm 2001, tính cho tới nay đã được 15 vòng rồi, nhưng tình hình nhân quyền còn đi thụt lùi trở
https://gdb.voanews.com/67A4419A-DA90-44C7-99C8-D089A11E14DF_w250_r0_s.png
Người Việt xin tị nạn bị cảnh sát bắt lại nữa… ”
Ông Ian Rintoul, người phát ngôn của Liên minh Hành động vì Người Tị nạn nói ông hy vọng rằng 17 thuyền nhân đã tới đảo Christmas sẽ được cho biết là họ có thể làm thủ tục xin tị nạn trong thời gian bị tạm giam trên đảo này.
Thế cộng đồng người Việt Úc châu nghĩ như thế nào nếu giả dụ nhóm người mới tới là những ngư dân bỏ nước ra đi bởi vì họ không thể nuôi sống gia đình trong hoàn cảnh bị “tàu lạ” thường xuyên xua đuổi ra khỏi ngư trường truyền thống, hoặc những người khác ra đi vì lý do kinh tế?
Ông Nguyễn Văn Bon nói:
“Tôi xin thưa rằng đây nó không phải là vấn đề kinh tế. Người dân của bất cứ xứ nào đều được quyền sinh hoạt, đánh cá trên biển. Trong cái tình trạng biển thì người dân chúng ta không thể đánh cá, còn Trung cộng có thể cấm người dân chúng ta đánh cá vào bất cứ lúc nào, cho nên đây là vấn đề người ta phải vượt biên sang những nước khác, nước Úc không phải là nước duy nhất mà người Việt chúng ta đến đâu! Có những người họ đến Thái Lan họ đã liên lạc thẳng với chúng tôi và nhờ sự giúp đỡ ở đây. Tôi cho rằng 17 người này tới đây không phải là một sự ngẫu nhiên, mà tôi nghĩ đây chỉ là sự bắt đầu của những đợt vượt biên sắp tới, nếu người Việt Nam ở trong nước họ cảm thấy cái quyền tự do của họ, nhân quyền của họ, bị mất thì họ phải xin tị nạn ở các nước khác thôi.”
Được hỏi cộng đồng người Việt đã làm gì để giúp 17 người mới tới, nếu thực sự họ cần được giúp đỡ?
Ông Nguyễn Văn Bon:
“Ngày hôm nay chúng tôi đã liên lạc với báo chí chính mạch để trình bày việc này. Quan điểm của CDNVTD Úc Châu rất là rõ ràng. Nước Úc là một thành viên của Liên Hiệp Quốc thì buộc phải tôn trọng nhân quyền và có bổn phận giúp đỡ những người tới đây xin tị nạn. Chúng tôi duy trì quan điểm đó, chúng tôi đã viết thư và sẽ liên tục viết thư gửi đến Bộ trưởng Di trú để mà bày tỏ quan điểm. Đương nhiên nước Úc có một luật rõ ràng, là tất cả mọi người đều được cái quyền để được xét hồ sơ một cách công bằng. Thì đây là quan điềm của CDNVTD Úc Châu, không phải chỉ riêng cho người Việt tị nạn chúng ta không mà thôi, mà đối với tất cả mọi người ti nạn đến từ nước khác…”
Ông Nguyễn Văn Bon nhấn mạnh rằng nếu nhóm người đang bị tạm giam ở đảo Christmas là những người có lý do chính đáng để xin tị nạn chính trị, thì cộng đồng người Việt Liên bang Úc Châu sẽ cố gắng hết sức để vận động với chính quyền Úc để giúp họ có cơ hội được ở lại và sống trên một xứ sở tự do.
“Chúng tôi rất quan ngại nhóm người này sẽ bị trả về Việt Nam trong tình huống này bởi vì họ có thể bị đàn áp, chúng tôi luôn luôn yêu cầu mọi sự phải minh bạch, rõ ràng là Úc dự định làm gì với nhóm người này?”
Human Rights Watch
Tổ chức Human Rights Watch kêu gọi Canberra hãy tuân thủ các tiến trình đúng đắn để xác định liệu những người Việt đang bị giam trên đảo Christmas có phải là những người tị nạn đích thực hay không.
Human Rights Watch kêu gọi chính phủ Úc hãy cho phép Cảo Ủy Tị nạn tiếp xúc với nhóm người Việt này, tổ chức bênh vực nhân quyền quốc tế nói:
“Chúng tôi rất quan ngại nhóm người này sẽ bị trả về Việt Nam trong tình huống này bởi vì họ có thể bị đàn áp, chúng tôi luôn luôn yêu cầu mọi sự phải minh bạch, rõ ràng là Úc dự định làm gì với nhóm người này?”
Chính phủ liên bang Úc quy lỗi cho những kẻ buôn người về sự xuất hiện của nhóm thuyền nhân đầu tiên trong 4 năm qua. Hôm 28/8, Bộ trưởng Nội vụ Peter Dutton nói những thuyền nhân này đã đến Úc bất hợp pháp, và “sẽ bị trục xuất sớm nhất có thể”.
Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền chỉ trích chính sách di trú quá khắt khe của Úc mà có người cho là ‘tàn ác’, nói rằng chính sách đó vi phạm Công Ước Về Quyền của Người Tị Nạn năm 1951 mà Úc đã ký kết.
VOA
30/08/2018