sophienguyen
08-26-2018, 01:37 AM
Dân châu Âu thẳng tay vứt bỏ 50 triệu tấn rau củ quả mỗi năm chỉ vì nhìn chúng xấu
Có tới 50 tiệu tấn rau củ quả bị lãng phí chỉ riêng tại Châu Âu chỉ vì hình thức xấu xí. Trong khi đó, 1/10 dân số thế giới vẫn đang thiếu đói. Sự tương phản này quả thực khiến chúng ta phải suy nghĩ lại về cách sử dụng tài nguyên.
Thế giới chưa bao giờ thoát khỏi nạn đói, đặc biệt tại các quốc gia nghèo và chậm phát triển. Thế nhưng tại nhiều quốc gia phương Tây, cụ thể như Châu Âu, có tới 1/3 số rau củ quả không thể có mặt trên các kệ hàng và tới tay người tiêu dùng chỉ vì trông xấu mã.
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2018/08/25/lang-phi-rau-cu.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2018/08/25/lang-phi-rau-cu.jpg)
Chỉ vì nhìn xấu mã mà dân châu Âu vứt bỏ tới 50 triệu tấn rau củ mỗi năm.
Theo các nhà khoa học tại Đại học Edinburgh, Anh Quốc, đây là một sự lãng phí nghiêm trọng và có tác động không nhỏ tới an ninh lương thực.
Nếu như chúng ta sống ở gần nguồn sản xuất rau củ quả, ví dụ ở vùng nông thôn hoặc ở các nông trại, tất nhiên chúng ta chẳng bao lo về việc thiếu các thực phẩm như vậy. Tuy nhiên tại nhiều nơi không có nguồn đất canh tác, việc vứt bỏ rau củ quả chì vì chúng không đẹp về mặt hình thức là một sự lãng phí đáng lên án.
Tại nhiều thành phố và các đô thị lớn, người dân khi mua rau củ quả trong các siêu thị đa số thường chỉ lựa chọn các loại rau hay củ quả có ngoại hình đẹp mắt và ưa nhìn. Đó là lý do khiến nhiều siêu thị không chấp nhận những loại quả "xấu mã" từ các nông trại.
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2018/08/25/lang-phi-rau-cu-1.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2018/08/25/lang-phi-rau-cu-1.jpg)
Việc vứt bỏ rau củ quả chì vì chúng không đẹp về mặt hình thức là một sự lãng phí đáng lên án.
Ước tính có tới hơn 50 triệu tấn trái cây, rau, quả bị vứt đi không thương tiếc, chỉ tính riêng tai khu vực Châu Âu. Số lượng rau củ lãng phí này tương đương với lượng khí thải carbon phát ra từ gần 400 ngàn chiếc xe hơi. Nguyên nhân chủ yếu vẫn đến từ thị hiếu của khách hàng và yêu cầu của các siêu thị.
Tất nhiên 50 tấn rau củ quả này không bị thải bỏ hết mà chúng thường được tận dụng để làm phân bón hoặc thức ăn cho động vật. Đôi khi chúng cũng được bán cho người dân nhưng với mức giá thấp hơn vì hình thức xấu. Mặc dù vậy, số lượng rau củ quả bị vứt đi và không dùng đến vẫn rất lớn.
Người nông dân luôn biết rằng, trái cây, rau, củ quả của họ có thể sẽ không phát triển đúng như ý muốn, đó đơn giản là do tác động của tự nhiên. Bởi vậy mà họ tích cực trồng nhiều hơn để có đủ nguồn cung cho các siêu thị. Nếu không đủ nguồn cung chất lượng, giá rau củ quả sẽ trở nên đắt hơn và gây lãng phí nhân lực, tài nguyên đất.
Con người có thể làm gì để thay đổi điều này không? Tất nhiên là có rồi, đầu tiên phải là thay đổi nhận thức.
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2018/08/25/lang-phi-rau-cu-2.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2018/08/25/lang-phi-rau-cu-2.jpg)
Rau củ quả tuy xấu nhưng vẫn có đủ chất dinh dưỡng và vị ngon như bao loại rau củ lành lặn khác.
Mọi người cần phải hiểu rằng, các loại rau củ quả tuy xấu về hình thức một chút nhưng vẫn có đủ chất dinh dưỡng và vị ngon như bao loại rau củ lành lặn khác. Hơn hết, việc mua những loại rau củ như thế còn rẻ hơn đáng kể so với các loại tuyển chọn.
Thay vì thải bỏ ra ngoài môi trường, tận dụng rau củ quả xấu mã để làm các loại thực phẩm chế biến, đóng hộp cũng rất hiệu quả bởi vừa tiết kiệm tài nguyên vừa đem lại lợi nhuận.
Stephen Porter, thành viên trong nhóm nghiên cứu tại Đại học Edinburgh tin rằng, việc thay đổi nhận thức của mọi người về hình thức của rau củ quả sẽ góp phần giúp cắt giảm khí thải nhà kính, giảm tác động của nông nghiệp tới khí hậu và tăng nguồn cung thực phẩm cho con người.
Theo Trí Thức Trẻ
Có tới 50 tiệu tấn rau củ quả bị lãng phí chỉ riêng tại Châu Âu chỉ vì hình thức xấu xí. Trong khi đó, 1/10 dân số thế giới vẫn đang thiếu đói. Sự tương phản này quả thực khiến chúng ta phải suy nghĩ lại về cách sử dụng tài nguyên.
Thế giới chưa bao giờ thoát khỏi nạn đói, đặc biệt tại các quốc gia nghèo và chậm phát triển. Thế nhưng tại nhiều quốc gia phương Tây, cụ thể như Châu Âu, có tới 1/3 số rau củ quả không thể có mặt trên các kệ hàng và tới tay người tiêu dùng chỉ vì trông xấu mã.
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2018/08/25/lang-phi-rau-cu.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2018/08/25/lang-phi-rau-cu.jpg)
Chỉ vì nhìn xấu mã mà dân châu Âu vứt bỏ tới 50 triệu tấn rau củ mỗi năm.
Theo các nhà khoa học tại Đại học Edinburgh, Anh Quốc, đây là một sự lãng phí nghiêm trọng và có tác động không nhỏ tới an ninh lương thực.
Nếu như chúng ta sống ở gần nguồn sản xuất rau củ quả, ví dụ ở vùng nông thôn hoặc ở các nông trại, tất nhiên chúng ta chẳng bao lo về việc thiếu các thực phẩm như vậy. Tuy nhiên tại nhiều nơi không có nguồn đất canh tác, việc vứt bỏ rau củ quả chì vì chúng không đẹp về mặt hình thức là một sự lãng phí đáng lên án.
Tại nhiều thành phố và các đô thị lớn, người dân khi mua rau củ quả trong các siêu thị đa số thường chỉ lựa chọn các loại rau hay củ quả có ngoại hình đẹp mắt và ưa nhìn. Đó là lý do khiến nhiều siêu thị không chấp nhận những loại quả "xấu mã" từ các nông trại.
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2018/08/25/lang-phi-rau-cu-1.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2018/08/25/lang-phi-rau-cu-1.jpg)
Việc vứt bỏ rau củ quả chì vì chúng không đẹp về mặt hình thức là một sự lãng phí đáng lên án.
Ước tính có tới hơn 50 triệu tấn trái cây, rau, quả bị vứt đi không thương tiếc, chỉ tính riêng tai khu vực Châu Âu. Số lượng rau củ lãng phí này tương đương với lượng khí thải carbon phát ra từ gần 400 ngàn chiếc xe hơi. Nguyên nhân chủ yếu vẫn đến từ thị hiếu của khách hàng và yêu cầu của các siêu thị.
Tất nhiên 50 tấn rau củ quả này không bị thải bỏ hết mà chúng thường được tận dụng để làm phân bón hoặc thức ăn cho động vật. Đôi khi chúng cũng được bán cho người dân nhưng với mức giá thấp hơn vì hình thức xấu. Mặc dù vậy, số lượng rau củ quả bị vứt đi và không dùng đến vẫn rất lớn.
Người nông dân luôn biết rằng, trái cây, rau, củ quả của họ có thể sẽ không phát triển đúng như ý muốn, đó đơn giản là do tác động của tự nhiên. Bởi vậy mà họ tích cực trồng nhiều hơn để có đủ nguồn cung cho các siêu thị. Nếu không đủ nguồn cung chất lượng, giá rau củ quả sẽ trở nên đắt hơn và gây lãng phí nhân lực, tài nguyên đất.
Con người có thể làm gì để thay đổi điều này không? Tất nhiên là có rồi, đầu tiên phải là thay đổi nhận thức.
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2018/08/25/lang-phi-rau-cu-2.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2018/08/25/lang-phi-rau-cu-2.jpg)
Rau củ quả tuy xấu nhưng vẫn có đủ chất dinh dưỡng và vị ngon như bao loại rau củ lành lặn khác.
Mọi người cần phải hiểu rằng, các loại rau củ quả tuy xấu về hình thức một chút nhưng vẫn có đủ chất dinh dưỡng và vị ngon như bao loại rau củ lành lặn khác. Hơn hết, việc mua những loại rau củ như thế còn rẻ hơn đáng kể so với các loại tuyển chọn.
Thay vì thải bỏ ra ngoài môi trường, tận dụng rau củ quả xấu mã để làm các loại thực phẩm chế biến, đóng hộp cũng rất hiệu quả bởi vừa tiết kiệm tài nguyên vừa đem lại lợi nhuận.
Stephen Porter, thành viên trong nhóm nghiên cứu tại Đại học Edinburgh tin rằng, việc thay đổi nhận thức của mọi người về hình thức của rau củ quả sẽ góp phần giúp cắt giảm khí thải nhà kính, giảm tác động của nông nghiệp tới khí hậu và tăng nguồn cung thực phẩm cho con người.
Theo Trí Thức Trẻ