PDA

View Full Version : Mỹ tiến hành thanh tra hàng ngàn hồ sơ của công dân nhập tịch, sẽ tước quốc tịch nếu có vi phạm



giavui
08-18-2018, 10:22 PM
Mỹ tiến hành thanh tra hàng ngàn hồ sơ của công dân nhập tịch, sẽ tước quốc tịch nếu có vi phạm



https://ichef-1.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/650B/production/_98676852_369ecfd9-87df-48c9-bf5f-d295bfcde87e.jpg


Theo thông tin mới nhất từ Mỹ thì sắp tới sẽ chính thức tiến hành thanh tra khoảng 2500 hồ sơ của công dân nhập tịch. Có rất nhiều hồ sơ trong số này có dấu hiệu gian lận cần phải được tìm ra. Nhiều khả năng nhưng hồ sơ vi phạm sẽ bị Mỹ tiến hành tước quốc tịch. Theo phát ngôn nhân cho Cơ quan Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ – USCIS, có khoảng 100 trong số 2500 hồ sơ “có dấu hiệu đáng ngờ” và đã được chuyển sang cho Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp sẽ đánh giá liệu có bắt đầu lại thủ tục pháp lý của những trường hợp này hay không, và một bước trong thủ tục này là thu hồi quốc tịch của người đó, phát ngôn nhân Claire Nicholson cho tờ EFE hay.

Việc thẩm định các hồ sơ nằm trong nỗ lực trị giá hàng triệu Mỹ kim của chính phủ ông Trump, nhằm tìm ra những người gian lận trong quá trình làm thủ tục nhập tịch hoặc trở thành thường trú nhân hợp pháp, hoặc những người phạm tội trước khi nhập tịch nhưng không khai báo.

Chính phủ trong mùa hè năm nay thông báo đã lập một nhóm các luật sư và nhà điều tra thuộc Cơ quan Di trú và Quan thuế làm công tác thẩm định thủ tục nhập tịch. Từ tháng Giêng năm 2017, nhân viên USCIS đã xem xét các hồ sơ có thể bị thu hồi quốc tịch, Giám đốc Cơ quan – ông L. Francis Cissna cho hay.Bộ Nội an cũng dự tính chi hơn $207,6 triệu Mỹ kim cho một dự án khác liên quan đến Cơ quan Thực thi Di trú và Quan thuế (ICE). ICE sẽ dùng ngân sách này để mướn các nhân viên mới cho ban Điều tra An ninh Quốc gia chuyên tập trung vào gian lận quốc tịch và thẻ xanh. Một trong những nhiệm vụ của nhóm này là xác định và tìm ra những người bị buộc phải rời khỏi quốc gia nhưng vẫn ở lại và nhập tịch dưới một danh tánh khác.

Để xác định được hồ sơ có thể phạm tội gian lận, các nhà điều tra tập trung vào hồ sơ vân tay trong lệnh trục xuất từ những năm 1990 trở về trước, thời gian hồ sơ chưa được điện tử hoá. Những thông tin này được đem ra so sánh với các hồ sơ gần đây. Chính quyền dự tính sẽ chuyển khoảng 1600 hồ sơ loại này cho Bộ Tư pháp.

Nỗ lực thu hồi quốc tịch không hề mới nhưng được gia tăng dưới thời ông Trump. Trong thời gian giữa năm 1990 và 2017, có 305 trường hợp pháp lý bị thu hồi quốc tịch, trong bình 11 trường hợp mỗi năm. Dưới thời Tổng thống Obama, có số trung bình tăng lên 15 trong năm 2016, năm cuối cùng ông tại nhiệm. Con số này tăng gấp đôi lên 30 vào năm 2017 sau khi ông Trump nhậm chức, và được dự báo sẽ cao hơn trong năm nay.

Các nhà ủng hộ và luật sư di trú tỏ ra quan ngại rằng kế hoạch này sẽ gây sợ hãi cho người nhập cư, những biện pháp này có thể ảnh hưởng đến những người phạm tội nhiều thập niên trước.

Như bà Norma Borgono – 63 tuổi – đến từ Peru và đã sinh sống tại Miami 28 năm qua. Bà Borgono vào năm 2012 bị tuyên án một năm tù giam lỏng và 4 năm quản chế vì đã liên can đến vụ gian lận $24 triệu Mỹ kim cách đây hơn một thập niên. Vào lúc đó, người phụ nữ làm thư ký cho một công ty xuất nhập cảng có tên Texon Inc. Bà làm giấy tờ sổ sách cho chủ, nhưng người này lại trộm tiền từ các khoảng vay gian lận nhận được từ Ngân hàng Xuất Nhập cảng Mỹ. Borgono không kiếm chác gì từ vụ gian lận này, và đã hợp tác với các nhà điều tra.

Sau đó, bà thụ án, trả góp tiền bồi thường $5000 Mỹ kim. Nhưng mới đây bà nhận được thư từ chính phủ liên bang, thông báo họ đang tìm cách thu hồi quốc tịch và trục xuất bà về lại Peru.

Chính phủ cáo buộc Borgono đã nhập tịch sau khi hoạt gian lận bắt đầu. Mặc dù bà không bị cáo buộc hình sự khi nộp đơn xin quốc tịch, nhưng Bộ Tư pháp cho rằng, Borgono đã khai man khi nhập tịch, không khai hoạt động bất hợp pháp trong đơn. Luật sư của người phụ nữ tranh cãi rằng, vụ việc của thân chủ cho thấy sự lạm dụng của các viên chức chính phủ đối với những hồ sơ thu hồi quốc tịch.

USCIS cũng thông báo, những người dùng danh tánh giả để nhập tịch cũng không quá ngạc nhiên khi bị chuyển sang Bộ Tư pháp để rút quốc tịch.


Tin Nước Mỹ