duyanh
08-13-2018, 12:40 PM
VN ngại TQ khi cùng Nhật khai thác khí đốt Biển Đông
https://ichef.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/18046/production/_102947389_gettyimages-687114964-1.jpg
Việt Nam lo ngại phản ứng của Trung Quốc khi ký kết dự án khai thác khí đôt với Nhật Bản trên Biển Đông (Ảnh chỉ có tính chất minh họa)
Trong một động thái có thể khiến Trung Quốc giận dữ, hai công ty Nhật Bản đã ký một thỏa thuận giúp Việt Nam phát triển và bán khí đốt ở khu vực Biển Đông, theo The National Interest.
Câu hỏi được đặt ra là TQ sẽ phản ứng thế nào trước sự kiện này, khi trước đó từng gây sức ép khiến Việt Nam ngưng dự án khai thác dầu với công ty Repsol của Tây Ban Nha ở vùng biển tranh chấp.
Hai công ty Nhật Bản là Idemitsu Kosan và Teikoku Oil ký thỏa thuận với công ty dầu khí quốc gia Việt Nam, PetroVietnam, vào ngày 31/7 để triển khai dự án Sao Vàng-Đại Nguyệt.
“Dự án này rất quan trọng kể từ khi các hoạt động thăm dò và khai thác chậm lại trong những năm gần đây do căng thẳng ở Biển Đông, công cuộc chống tham nhũng đang tiếp diễn và giá dầu thô giữ ở mức thấp”, một quan chức của PetroVietnam nói với Reuters.
Dự án Sao Vàng-Đại Nguyệt sẽ khai thác khí đốt tại Lô 05-1b & 05-1c ở Biển Đông. Bản đồ của Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, đã chỉ ra rằng “hầu hết (và có thể là tất cả) lô này “nằm trong cái gọi là đường chín vạch của Trung Quốc”.
Các lô 05-1b & 05-1c có phần gần Việt Nam hơn so với các lô thuộc dự án của Repsol và Rosneft, và không rõ liệu Trung Quốc có chính thức phản đối chúng hay không, theo bài báo trên The National Interest.
PetroVietnam phát biểu trong một thông cáo rằng dự án với Nhật Bản sẽ “đóng góp đáng kể trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước”, theo Power Technology.
Các lô này cũng gần các dự án khai thác dầu khí do công ty năng lượng Tây Ban Nha Repsol và Rosneft của Nga thực hiện.
Đầu năm nay, PetroVietnam đã phải đề nghị Repsol dừng dự án khai thác dầu ở lô gần đó dưới sức ép của Trung Quốc, chỉ vài ngày sau khi một mỏ khí đốt được phát hiện ở khu vực này.
Thời điểm đó, một nguồn tin từ ngành dầu khí Việt Nam cho BBC hay: “Giới chức Hà Nội nói với các nhà điều hành của Repsol rằng Trung Quốc đe dọa tấn công các căn cứ của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa nếu Việt Nam không dừng việc thăm dò dầu khí”.
Việt Nam được cho là có trữ lượng dầu thô và khí đốt từ 3,3 tỷ đến 4,4 tỷ tấn trong vùng biển của mình. PetroVietnam sản xuất khoảng 22 triệu đến 33 triệu tấn dầu tương đương hàng năm từ các lô khai thác, theo tờ The Japan Times.
Việc dự án Sao Vàng-Đại Nguyệt được triển khai sẽ rất cần thiết với PetroVietnam, vốn đã rơi vào những thời điểm khó khăn vào cuối năm. Trong bảy tháng đầu năm nay, sản lượng dầu thô của Việt Nam đã giảm 11,3% so với một năm trước đó.
Kế hoạch hiện tại là dự án Sao Vàng-Đại Nguyệt bắt đầu sản xuất khí thương mại vào quý ba năm 2020. Idemitsu Kosan sẽ sở hữu 43% dự án, Reikok sở hữu khoảng 37%, PetroVietnam 20%.
Việc các công ty Nhật Bản có lợi ích kinh tế ở Biển Đông có thể là một lý do khác cho chính phủ Nhật Bản gia tăng sự tham gia của mình vào vùng biển tranh chấp.
Theo BBC
August 13, 2018
https://ichef.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/18046/production/_102947389_gettyimages-687114964-1.jpg
Việt Nam lo ngại phản ứng của Trung Quốc khi ký kết dự án khai thác khí đôt với Nhật Bản trên Biển Đông (Ảnh chỉ có tính chất minh họa)
Trong một động thái có thể khiến Trung Quốc giận dữ, hai công ty Nhật Bản đã ký một thỏa thuận giúp Việt Nam phát triển và bán khí đốt ở khu vực Biển Đông, theo The National Interest.
Câu hỏi được đặt ra là TQ sẽ phản ứng thế nào trước sự kiện này, khi trước đó từng gây sức ép khiến Việt Nam ngưng dự án khai thác dầu với công ty Repsol của Tây Ban Nha ở vùng biển tranh chấp.
Hai công ty Nhật Bản là Idemitsu Kosan và Teikoku Oil ký thỏa thuận với công ty dầu khí quốc gia Việt Nam, PetroVietnam, vào ngày 31/7 để triển khai dự án Sao Vàng-Đại Nguyệt.
“Dự án này rất quan trọng kể từ khi các hoạt động thăm dò và khai thác chậm lại trong những năm gần đây do căng thẳng ở Biển Đông, công cuộc chống tham nhũng đang tiếp diễn và giá dầu thô giữ ở mức thấp”, một quan chức của PetroVietnam nói với Reuters.
Dự án Sao Vàng-Đại Nguyệt sẽ khai thác khí đốt tại Lô 05-1b & 05-1c ở Biển Đông. Bản đồ của Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, đã chỉ ra rằng “hầu hết (và có thể là tất cả) lô này “nằm trong cái gọi là đường chín vạch của Trung Quốc”.
Các lô 05-1b & 05-1c có phần gần Việt Nam hơn so với các lô thuộc dự án của Repsol và Rosneft, và không rõ liệu Trung Quốc có chính thức phản đối chúng hay không, theo bài báo trên The National Interest.
PetroVietnam phát biểu trong một thông cáo rằng dự án với Nhật Bản sẽ “đóng góp đáng kể trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước”, theo Power Technology.
Các lô này cũng gần các dự án khai thác dầu khí do công ty năng lượng Tây Ban Nha Repsol và Rosneft của Nga thực hiện.
Đầu năm nay, PetroVietnam đã phải đề nghị Repsol dừng dự án khai thác dầu ở lô gần đó dưới sức ép của Trung Quốc, chỉ vài ngày sau khi một mỏ khí đốt được phát hiện ở khu vực này.
Thời điểm đó, một nguồn tin từ ngành dầu khí Việt Nam cho BBC hay: “Giới chức Hà Nội nói với các nhà điều hành của Repsol rằng Trung Quốc đe dọa tấn công các căn cứ của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa nếu Việt Nam không dừng việc thăm dò dầu khí”.
Việt Nam được cho là có trữ lượng dầu thô và khí đốt từ 3,3 tỷ đến 4,4 tỷ tấn trong vùng biển của mình. PetroVietnam sản xuất khoảng 22 triệu đến 33 triệu tấn dầu tương đương hàng năm từ các lô khai thác, theo tờ The Japan Times.
Việc dự án Sao Vàng-Đại Nguyệt được triển khai sẽ rất cần thiết với PetroVietnam, vốn đã rơi vào những thời điểm khó khăn vào cuối năm. Trong bảy tháng đầu năm nay, sản lượng dầu thô của Việt Nam đã giảm 11,3% so với một năm trước đó.
Kế hoạch hiện tại là dự án Sao Vàng-Đại Nguyệt bắt đầu sản xuất khí thương mại vào quý ba năm 2020. Idemitsu Kosan sẽ sở hữu 43% dự án, Reikok sở hữu khoảng 37%, PetroVietnam 20%.
Việc các công ty Nhật Bản có lợi ích kinh tế ở Biển Đông có thể là một lý do khác cho chính phủ Nhật Bản gia tăng sự tham gia của mình vào vùng biển tranh chấp.
Theo BBC
August 13, 2018