duyanh
07-27-2018, 12:35 PM
Nguyệt thực dài nhất thế kỷ 21 vào tối nay
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2018-07-26t222705z_821985052_rc1921665330_rtrmadp_3_britai n-moon.jpg
Mặt trăng trên bầu trời Luân Đôn, Anh Quốc ngày 26/07/2018.
REUTERS/P
Tối nay, 27/07/2018, từ châu Phi, châu Âu cho đến châu Á và Úc, mọi người sẽ có dịp chứng kiến một phần hay toàn phần hiện tượng nguyệt thực dài nhất trong thế kỷ 21, đồng thời chiêm ngưỡng sao Hỏa, vì hành tinh này đặc biệt sẽ tỏa rất sáng đến mức có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào giữa bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xẩy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm thẳng hàng với nhau, với Trái Đất ở giữa.
Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi ánh sáng mặt trời trực tiếp bị bóng của trái đất che hoàn toàn. Ánh sáng duy nhất nhìn thấy được là khúc xạ qua bóng tối của trái đất. Ánh sáng này có màu đỏ, nên nguyệt thực toàn phần có khi được gọi là « trăng máu ».
Khác với nhật thực, chúng ta có thể xem nguyệt thực bằng mắt thường mà không sợ bị tổn hại thị giác. Dĩ nhiên là nếu có ống nhòm hay viễn vọng kính thì quan sát nhật thực sẽ thú vị hơn.
Tối nay, nhật thực sẽ bắt đầu từ 17 giờ 14, giờ GMT ( 19 giờ 14, giờ Paris ) và sẽ kết thúc lúc 23 giờ 28, giờ GMT ( 01 giờ 28, giờ Paris ). Thời điểm mà Mặt Trăng bị bóng của Trái Đất che khuất hoàn toàn là 19 giờ 30, giờ GMT ( 21 giờ 30, giờ Paris). Giai đoạn nguyệt thực toàn phần sẽ kéo dài 1 tiếng 43 phút, cho nên đây sẽ là nguyệt thực dài nhất trong thế kỹ 21.
Tối nay cũng là một dịp hiếm hoi mà chúng ta có thể chiêm ngưỡng sao Hỏa, vì hành tinh đỏ sẽ chỉ nằm cách Trái Đất có 57,6 triệu km. Phải đợi đến năm 2035, sao Hỏa mới trở lại gần như thế. Nhìn bằng mắt thường, hành tinh này chỉ là một chấm sáng, nhưng với ống nhòm hay viễn vọng kính, ta có thể quan sát các chi tiết của sao Hỏa.
Nhưng đừng nghe tin đồn trên các mạng xã hội là tối nay sẽ nhìn thấy sao Hỏa lớn bằng Mặt Trăng !
RFI
27-07-2018
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2018-07-26t222705z_821985052_rc1921665330_rtrmadp_3_britai n-moon.jpg
Mặt trăng trên bầu trời Luân Đôn, Anh Quốc ngày 26/07/2018.
REUTERS/P
Tối nay, 27/07/2018, từ châu Phi, châu Âu cho đến châu Á và Úc, mọi người sẽ có dịp chứng kiến một phần hay toàn phần hiện tượng nguyệt thực dài nhất trong thế kỷ 21, đồng thời chiêm ngưỡng sao Hỏa, vì hành tinh này đặc biệt sẽ tỏa rất sáng đến mức có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào giữa bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xẩy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm thẳng hàng với nhau, với Trái Đất ở giữa.
Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi ánh sáng mặt trời trực tiếp bị bóng của trái đất che hoàn toàn. Ánh sáng duy nhất nhìn thấy được là khúc xạ qua bóng tối của trái đất. Ánh sáng này có màu đỏ, nên nguyệt thực toàn phần có khi được gọi là « trăng máu ».
Khác với nhật thực, chúng ta có thể xem nguyệt thực bằng mắt thường mà không sợ bị tổn hại thị giác. Dĩ nhiên là nếu có ống nhòm hay viễn vọng kính thì quan sát nhật thực sẽ thú vị hơn.
Tối nay, nhật thực sẽ bắt đầu từ 17 giờ 14, giờ GMT ( 19 giờ 14, giờ Paris ) và sẽ kết thúc lúc 23 giờ 28, giờ GMT ( 01 giờ 28, giờ Paris ). Thời điểm mà Mặt Trăng bị bóng của Trái Đất che khuất hoàn toàn là 19 giờ 30, giờ GMT ( 21 giờ 30, giờ Paris). Giai đoạn nguyệt thực toàn phần sẽ kéo dài 1 tiếng 43 phút, cho nên đây sẽ là nguyệt thực dài nhất trong thế kỹ 21.
Tối nay cũng là một dịp hiếm hoi mà chúng ta có thể chiêm ngưỡng sao Hỏa, vì hành tinh đỏ sẽ chỉ nằm cách Trái Đất có 57,6 triệu km. Phải đợi đến năm 2035, sao Hỏa mới trở lại gần như thế. Nhìn bằng mắt thường, hành tinh này chỉ là một chấm sáng, nhưng với ống nhòm hay viễn vọng kính, ta có thể quan sát các chi tiết của sao Hỏa.
Nhưng đừng nghe tin đồn trên các mạng xã hội là tối nay sẽ nhìn thấy sao Hỏa lớn bằng Mặt Trăng !
RFI
27-07-2018