duyanh
07-26-2018, 12:17 PM
Cảnh báo cho Việt Nam từ thảm họa vỡ đập ở Lào
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/laos-dam-disaster-raises-problems-of-hydro-power-in-vn-07252018133810.html/000_17W8JQ.jpg/@@images/1171724c-f39f-4884-b385-2ad5741ce43a.jpeg (https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/laos-dam-disaster-raises-problems-of-hydro-power-in-vn-07252018133810.html/000_17W8JQ.jpg/@@images/1171724c-f39f-4884-b385-2ad5741ce43a.jpeg)
Đập thủy điện Xe Pian - Xe Namnoy của Lào vỡ hôm 23 tháng 7, khiến nửa tỷ mét khối nước tràn vào hạ lưu.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/laos-dam-disaster-raises-problems-of-hydro-power-in-vn-07252018133810.html/HD.mp3
Cảnh báo cho VN
Thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy có trị giá 1,02 tỷ USD đang trong quá trình xây dựng đã vỡ vào ngày 23 tháng 7, khiến nửa tỷ mét khối nước đổ xuống hạ lưu. Thảm họa đã khiến hàng 19 người thiệt mạng, hàng trăm người mất tích và hàng ngàn người phản di tản nhà cửa.
Đây là một dự án xây dựng- vận hành- chuyển giao (BOT) gồm 3 con đập Houay Makchan, Xe Pian và Xe Namnoy nằm trên các nhánh của sông Mekong.
gay sau khi vụ vỡ đập xảy ra, Việt Nam đã họp khẩn về tác động của vụ việc lên khu vực sông Mekong ở Việt Nam. Theo nhận định của cơ quan chức năng, tác động đến vùng đồng bằng Sông Cửu Long không lớn, chỉ làm tăng mực nước lên 5-10 cm trong vài ngày tới. Tuy nhiên, Tiến sĩ Trần Nhơn, nguyên thứ trưởng Bộ Thủy Lợi, chủ tịch Hội Thủy Lợi Việt Nam cho biết sự việc đã để lại bài học quý giá về quản lý thủy điện cho VN:
Những chiến lược để thực hiện phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Phòng phải là quan trọng nhất. Khi mình đã có một công trình đã xây dựng và trong quá trình quản lý vận hành thì luôn phải có phương án phòng tránh và khi có sự cố phải giảm nhẹ sự cố đó. Phải có tinh thần kiểm tra, kiểm soát, rà soát lại trước mùa mưa lũ hàng năm và 3 năm một lần phải tổng kiểm tra.
Nhận định về những hậu quả có thể gây ra với đồng bằng sông Mekong, Tiến sĩ Dương Văn Ni, một chuyên gia về Đồng bằng Sông Cửu Long cho biết:
Tôi nghĩ ảnh hưởng lớn nhất là người dân đồng bằng Sông Cửu Long sẽ rất sợ bởi vì trên dòng Mekong còn nhiều đập lớn nữa đang xây và một số đập dự định xây. Còn về mặt ảnh hưởng trực tiếp của vụ bể đập, thì theo các cơ quan truyền thông, chỉ có khoảng nửa tỷ mét khối nước, mùa này chưa phải đỉnh cao ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long thành thử chắc không ảnh hưởng gì nhiều.
Thảm họa nói trên xảy ra giữa lúc Lào đặt mục tiêu trở thành "nguồn pin của châu Á" bằng cách bán điện cho các nước láng giềng thông qua một loạt dự án thủy điện. Số liệu thống kê cho thấy năm 2017, Lào có 46 nhà máy thủy điện và dự định xây thêm 54 nhà máy từ bây giờ đến năm 2020. Chính phủ Viêng Chăn hiện xuất khẩu 2/3 lượng thủy điện và nguồn thu từ điện chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Tuy nhiên, các nhà hoạt động môi trường ở Lào đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về hậu quả của các đập thủy điện dọc sông Mekong mà Chính phủ Lào đang có kế hoạch xây dựng. Theo đó, khoảng 12 đập lớn và 120 đập ở các nhánh sông này sẽ được xây dựng trong 20 năm tới.
Bản thân dự án Xe Pian Xe Namnoy cũng từng gây tranh cãi vì nó có thể tác động tiêu cực đến sông Mekong và cộng đồng cư dân gần đó.
Tôi nghĩ ảnh hưởng lớn nhất là người dân đồng bằng Sông Cửu Long sẽ rất sợ bởi vì trên dòng Mekong còn nhiều đập lớn nữa đang xây và một số đập dự định xây.
- TS. Dương Văn Ni
Thời báo Châu Á trong số ra ngày 25 tháng 7 đã đăng một bài viết với nhan đề “Thảm họa vỡ đập ở Lào cho thấy những thất bại của chế độ Đảng Cộng sản”. Bài báo nêu rõ sự thờ ơ của cơ quan chức năng Lào trước những hiểm họa vỡ đập Xe Pian Xe Namnoy đã được cảnh báo trước đó. Bài báo dẫn lời Giám đốc chiến dịch Trả tự do cho Lào (Free Laos) - một tổ chức cổ xúy dân chủ quốc tế, ông Joe Rattanakhom cho biết người dân Lào cảm thấy vô vọng vì hầu hết đều sợ lên tiếng nêu lên những sai trái trong quản lý của Chính phủ đối với đất nước và nguồn tài nguyên quốc gia. Người đứng đầu chiến dịch Trả tự do cho Lào nêu rõ chính phủ Viêng Chăn không quan tâm đến những tác động xã hội và môi trường bởi vì họ là những người được hưởng lợi từ thể chế tham nhũng ở Lào, bất kể đó là các dự án thủy điện hay khai thác gỗ. Cũng giống như Việt Nam, Lào theo chế độ Cộng sản do một Đảng duy nhất cầm quyền, và hầu như mọi tiếng nói đối lập đều bị cầm tù.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/laos-dam-disaster-raises-problems-of-hydro-power-in-vn-07252018133810.html/000_HKG2005082198833.jpg/@@images/9b82b7b8-a6ec-4e3d-9bc7-b073376b8c3e.jpeg (https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/laos-dam-disaster-raises-problems-of-hydro-power-in-vn-07252018133810.html/000_HKG2005082198833.jpg/@@images/9b82b7b8-a6ec-4e3d-9bc7-b073376b8c3e.jpeg)
Thủy điện Sơn La của Việt Nam AFP
Công trình thủy điện VN còn nhiều bất cập
Thạc sỹ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập về sinh thái đồng bằng Sông Cửu Long nói với truyền thông trong nước rằng thảm họa vỡ đập ở Lào một lần nữa cho thấy vấn đề an toàn đập trên lưu vực Mekong đáng lo ngại và cho thấy cách làm thủy điện trong lưu vực Mekong chưa đạt độ chuyên nghiệp, tin cậy.
Theo thống kê và khảo sát sơ bộ của cơ quan chức năng vào năm 2013 Việt Nam có hơn hai trăm đập thủy điện và hơn 95% trong số đó là không đạt yêu cầu. Phần lớn đập và hồ chứa tập trung ở miền Trung, nơi có độ dốc cao- một bên giáp núi, một phía giáp biển.
RFA nêu vấn đề chất lượng các công trình thủy điện ở VN với Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật, nhà hoạt động môi trường được biết đến với chiến dịch Bảo vệ Cát Tiên, khu dự trữ sinh quyền thế giới ở tỉnh Đồng Nai, trước sự đe dọa của 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A. Ông cho biết:
Nhiều người cũng đã biết các vụ vỡ đập thủy điện ở VN như cụ thể ở bên Lâm Đồng. Điều đó chứng tỏ việc thiết kế và vận hành thủy điện ở VN có vẫn đề mới dẫn đến việc vỡ đập như vậy, họ không lường trước được những nguy cơ rủi ro.
Vỡ đập thủy điện ở một số nơi ở VN do vấn đề địa chấn, sụt lở đất hoặc
do vấn đề kỹ thuật thiết kế hay do cả hai.
Nhưng điều quan trọng nhất, gốc rễ của mọi vấn đề, đó là nền tảng đạo đức bị suy thoái và vấn đề tham nhũng đang ở đỉnh cao.
- Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật
Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật so sánh các công trình thủy điện ở VN cũng giống như các dự án xây dựng đường sá, cầu cống chưa làm xong đường đã lún hoặc cầu đã sập. Ông cho rằng đây đều là hậu quả của vấn nạn tham nhũng, rút ruột công trình ở VN:
Nó liên quan đến vấn đề năng lực thiết kế, năng lực đấu thầu, cạnh tranh và năng lực xây dựng, thẩm định, giám sát. Nhưng điều quan trọng nhất, gốc rễ của mọi vấn đề, đó là nền tảng đạo đức bị suy thoái và vấn đề tham nhũng đang ở đỉnh cao.
Một nghiên cứu của tổ chức Bảo Tồn Quốc tế (CI), Liên minh quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (IUCN) phối hợp với Ủy ban sông Mekong Campuchia (CNMC) công bố tháng 5 vừa qua cho biết nguồn sinh kế của 3,4 triệu người dân Lào, Campuchia và Việt Nam đang bị đe doạ bởi việc xây dựng 65 đập thuỷ điện tại lưu vực nơi sông Mekong chảy qua các nước này.
Sau đó một tháng, Tổng cục phòng chống thiên tai VN cho biết các đập thủy điện đầu nguồn do Trung Quốc xây dựng trên dòng sông Mekong đang gây sạt lở nghiêm trọng bờ sông và bờ biển khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo nêu rõ vào trước năm 2010, khi Trung Quốc chưa hoàn thành các công trình thủy điện tình trạng sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long không nghiêm trọng. Tuy nhiên kể từ năm 2010 đến nay, khi nhiều dự án thủy điện và hồ chứa của Trung Quốc đã hoàn thành, mức độ sạt lở đã gia tăng nghiêm trọng.
Thêm vào đó, đầu năm nay, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn cho biết VN hiện có khoảng 6.650 hồ chứa thủy lợi nhưng có đến 1.200 hồ chứa trong số này bị xuống cấp nghiêm trọng.
https://www.youtube.com/watch?v=6hcG18yMX0M
RFA
2018-07-25
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/laos-dam-disaster-raises-problems-of-hydro-power-in-vn-07252018133810.html/000_17W8JQ.jpg/@@images/1171724c-f39f-4884-b385-2ad5741ce43a.jpeg (https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/laos-dam-disaster-raises-problems-of-hydro-power-in-vn-07252018133810.html/000_17W8JQ.jpg/@@images/1171724c-f39f-4884-b385-2ad5741ce43a.jpeg)
Đập thủy điện Xe Pian - Xe Namnoy của Lào vỡ hôm 23 tháng 7, khiến nửa tỷ mét khối nước tràn vào hạ lưu.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/laos-dam-disaster-raises-problems-of-hydro-power-in-vn-07252018133810.html/HD.mp3
Cảnh báo cho VN
Thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy có trị giá 1,02 tỷ USD đang trong quá trình xây dựng đã vỡ vào ngày 23 tháng 7, khiến nửa tỷ mét khối nước đổ xuống hạ lưu. Thảm họa đã khiến hàng 19 người thiệt mạng, hàng trăm người mất tích và hàng ngàn người phản di tản nhà cửa.
Đây là một dự án xây dựng- vận hành- chuyển giao (BOT) gồm 3 con đập Houay Makchan, Xe Pian và Xe Namnoy nằm trên các nhánh của sông Mekong.
gay sau khi vụ vỡ đập xảy ra, Việt Nam đã họp khẩn về tác động của vụ việc lên khu vực sông Mekong ở Việt Nam. Theo nhận định của cơ quan chức năng, tác động đến vùng đồng bằng Sông Cửu Long không lớn, chỉ làm tăng mực nước lên 5-10 cm trong vài ngày tới. Tuy nhiên, Tiến sĩ Trần Nhơn, nguyên thứ trưởng Bộ Thủy Lợi, chủ tịch Hội Thủy Lợi Việt Nam cho biết sự việc đã để lại bài học quý giá về quản lý thủy điện cho VN:
Những chiến lược để thực hiện phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Phòng phải là quan trọng nhất. Khi mình đã có một công trình đã xây dựng và trong quá trình quản lý vận hành thì luôn phải có phương án phòng tránh và khi có sự cố phải giảm nhẹ sự cố đó. Phải có tinh thần kiểm tra, kiểm soát, rà soát lại trước mùa mưa lũ hàng năm và 3 năm một lần phải tổng kiểm tra.
Nhận định về những hậu quả có thể gây ra với đồng bằng sông Mekong, Tiến sĩ Dương Văn Ni, một chuyên gia về Đồng bằng Sông Cửu Long cho biết:
Tôi nghĩ ảnh hưởng lớn nhất là người dân đồng bằng Sông Cửu Long sẽ rất sợ bởi vì trên dòng Mekong còn nhiều đập lớn nữa đang xây và một số đập dự định xây. Còn về mặt ảnh hưởng trực tiếp của vụ bể đập, thì theo các cơ quan truyền thông, chỉ có khoảng nửa tỷ mét khối nước, mùa này chưa phải đỉnh cao ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long thành thử chắc không ảnh hưởng gì nhiều.
Thảm họa nói trên xảy ra giữa lúc Lào đặt mục tiêu trở thành "nguồn pin của châu Á" bằng cách bán điện cho các nước láng giềng thông qua một loạt dự án thủy điện. Số liệu thống kê cho thấy năm 2017, Lào có 46 nhà máy thủy điện và dự định xây thêm 54 nhà máy từ bây giờ đến năm 2020. Chính phủ Viêng Chăn hiện xuất khẩu 2/3 lượng thủy điện và nguồn thu từ điện chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Tuy nhiên, các nhà hoạt động môi trường ở Lào đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về hậu quả của các đập thủy điện dọc sông Mekong mà Chính phủ Lào đang có kế hoạch xây dựng. Theo đó, khoảng 12 đập lớn và 120 đập ở các nhánh sông này sẽ được xây dựng trong 20 năm tới.
Bản thân dự án Xe Pian Xe Namnoy cũng từng gây tranh cãi vì nó có thể tác động tiêu cực đến sông Mekong và cộng đồng cư dân gần đó.
Tôi nghĩ ảnh hưởng lớn nhất là người dân đồng bằng Sông Cửu Long sẽ rất sợ bởi vì trên dòng Mekong còn nhiều đập lớn nữa đang xây và một số đập dự định xây.
- TS. Dương Văn Ni
Thời báo Châu Á trong số ra ngày 25 tháng 7 đã đăng một bài viết với nhan đề “Thảm họa vỡ đập ở Lào cho thấy những thất bại của chế độ Đảng Cộng sản”. Bài báo nêu rõ sự thờ ơ của cơ quan chức năng Lào trước những hiểm họa vỡ đập Xe Pian Xe Namnoy đã được cảnh báo trước đó. Bài báo dẫn lời Giám đốc chiến dịch Trả tự do cho Lào (Free Laos) - một tổ chức cổ xúy dân chủ quốc tế, ông Joe Rattanakhom cho biết người dân Lào cảm thấy vô vọng vì hầu hết đều sợ lên tiếng nêu lên những sai trái trong quản lý của Chính phủ đối với đất nước và nguồn tài nguyên quốc gia. Người đứng đầu chiến dịch Trả tự do cho Lào nêu rõ chính phủ Viêng Chăn không quan tâm đến những tác động xã hội và môi trường bởi vì họ là những người được hưởng lợi từ thể chế tham nhũng ở Lào, bất kể đó là các dự án thủy điện hay khai thác gỗ. Cũng giống như Việt Nam, Lào theo chế độ Cộng sản do một Đảng duy nhất cầm quyền, và hầu như mọi tiếng nói đối lập đều bị cầm tù.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/laos-dam-disaster-raises-problems-of-hydro-power-in-vn-07252018133810.html/000_HKG2005082198833.jpg/@@images/9b82b7b8-a6ec-4e3d-9bc7-b073376b8c3e.jpeg (https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/laos-dam-disaster-raises-problems-of-hydro-power-in-vn-07252018133810.html/000_HKG2005082198833.jpg/@@images/9b82b7b8-a6ec-4e3d-9bc7-b073376b8c3e.jpeg)
Thủy điện Sơn La của Việt Nam AFP
Công trình thủy điện VN còn nhiều bất cập
Thạc sỹ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập về sinh thái đồng bằng Sông Cửu Long nói với truyền thông trong nước rằng thảm họa vỡ đập ở Lào một lần nữa cho thấy vấn đề an toàn đập trên lưu vực Mekong đáng lo ngại và cho thấy cách làm thủy điện trong lưu vực Mekong chưa đạt độ chuyên nghiệp, tin cậy.
Theo thống kê và khảo sát sơ bộ của cơ quan chức năng vào năm 2013 Việt Nam có hơn hai trăm đập thủy điện và hơn 95% trong số đó là không đạt yêu cầu. Phần lớn đập và hồ chứa tập trung ở miền Trung, nơi có độ dốc cao- một bên giáp núi, một phía giáp biển.
RFA nêu vấn đề chất lượng các công trình thủy điện ở VN với Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật, nhà hoạt động môi trường được biết đến với chiến dịch Bảo vệ Cát Tiên, khu dự trữ sinh quyền thế giới ở tỉnh Đồng Nai, trước sự đe dọa của 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A. Ông cho biết:
Nhiều người cũng đã biết các vụ vỡ đập thủy điện ở VN như cụ thể ở bên Lâm Đồng. Điều đó chứng tỏ việc thiết kế và vận hành thủy điện ở VN có vẫn đề mới dẫn đến việc vỡ đập như vậy, họ không lường trước được những nguy cơ rủi ro.
Vỡ đập thủy điện ở một số nơi ở VN do vấn đề địa chấn, sụt lở đất hoặc
do vấn đề kỹ thuật thiết kế hay do cả hai.
Nhưng điều quan trọng nhất, gốc rễ của mọi vấn đề, đó là nền tảng đạo đức bị suy thoái và vấn đề tham nhũng đang ở đỉnh cao.
- Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật
Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật so sánh các công trình thủy điện ở VN cũng giống như các dự án xây dựng đường sá, cầu cống chưa làm xong đường đã lún hoặc cầu đã sập. Ông cho rằng đây đều là hậu quả của vấn nạn tham nhũng, rút ruột công trình ở VN:
Nó liên quan đến vấn đề năng lực thiết kế, năng lực đấu thầu, cạnh tranh và năng lực xây dựng, thẩm định, giám sát. Nhưng điều quan trọng nhất, gốc rễ của mọi vấn đề, đó là nền tảng đạo đức bị suy thoái và vấn đề tham nhũng đang ở đỉnh cao.
Một nghiên cứu của tổ chức Bảo Tồn Quốc tế (CI), Liên minh quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (IUCN) phối hợp với Ủy ban sông Mekong Campuchia (CNMC) công bố tháng 5 vừa qua cho biết nguồn sinh kế của 3,4 triệu người dân Lào, Campuchia và Việt Nam đang bị đe doạ bởi việc xây dựng 65 đập thuỷ điện tại lưu vực nơi sông Mekong chảy qua các nước này.
Sau đó một tháng, Tổng cục phòng chống thiên tai VN cho biết các đập thủy điện đầu nguồn do Trung Quốc xây dựng trên dòng sông Mekong đang gây sạt lở nghiêm trọng bờ sông và bờ biển khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo nêu rõ vào trước năm 2010, khi Trung Quốc chưa hoàn thành các công trình thủy điện tình trạng sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long không nghiêm trọng. Tuy nhiên kể từ năm 2010 đến nay, khi nhiều dự án thủy điện và hồ chứa của Trung Quốc đã hoàn thành, mức độ sạt lở đã gia tăng nghiêm trọng.
Thêm vào đó, đầu năm nay, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn cho biết VN hiện có khoảng 6.650 hồ chứa thủy lợi nhưng có đến 1.200 hồ chứa trong số này bị xuống cấp nghiêm trọng.
https://www.youtube.com/watch?v=6hcG18yMX0M
RFA
2018-07-25