khieman
07-16-2018, 12:23 AM
.
Cập nhật những "thành công" mới cho dân Mỹ
chỉ trong 10 ngày qua vì chiêu áp thuế 34 tỷ
(Note: Tôi biết nhiều bạn VN vì bất đồng chính kiến, vì lý do kiến thức hay vì không thích học hỏi nên vội cho rằng người viết bài là "Thiên Tả" "Thân Cộng" "Thân Tàu" v.v. Thì cứ cho là tôi là người Tàu đi tôi cũng chẳng sợ gì vì đã là nam nhi, tôi sống vì lẽ phải, sống để bảo vệ sự thật và đem công bằng cho con người yếu thế dù người đó là Tàu, VN, Mỹ hay người Mễ nghèo nàn. Vài lời dèm pha vô giá trị và hạ cấp không đáng bàn thêm)
Vừa qua, mình đã có dịp nhìn thấy sự mất mát đáng kể và đáng lo cho biết bao nhiêu gia đình nông gia soy bean Mỹ phải gánh nhận một hậu quả khá lớn với hơn 450 tr USD soybean vì áp thuế mà các nhà nhập khẩu TQ đã không mua số hàng khổng lồ là 1 tr 114 ngàn tấn.
Vận mạng của hàng chục ngàn cty Mỹ và hàng trăm ngàn gia đình nông gia đem xương máu và tài sản ra để tìm một cuộc sống khiêm tốn, nhưng nay bị dùng làm trò chơi để thỏa mãn cái tôi phách lối của một người kinh nghiệm lừa gái và cờ bạc nhiều hơn là giao thương quốc tế.
Cũng như tất cả những gì tôi đã viết, một sách lược giao thương quốc tế là một hành xử quan thuế vì lợi ích kinh tế của quốc gia HK nói chung và tương lai kinh doanh của hàng trăm ngàn dân Mỹ nói riêng. Con số lời lỗ rõ ràng không liên quan gì đến chính trị. Thiên tả hay thiên hữu, nếu sách lược dở, kế hoạch dở, kỹ thương và nông gia Mỹ sẽ mất vài chục tỷ, hàng trăm ngàn người thất nghiệp. Đúng sai đã quá rõ rệt rồi với bằng chứng thất thu hàng loạt sản phẩm và khu vực kinh tế khác nhau.
Nhưng để theo dõi và kiểm chứng tốt/xấu cho kỹ thương Mỹ, tôi đã quan sát thêm tình hình xuất khẩu của các nhóm sản phẩm tiêu biểu cho các khu kinh tế khác trong lẫn ngoài nông sản: Heo thit, hải sản, solar panels, kỹ nghệ gian thông và sản xuất xe hơi. Nếu còn thời gian, tôi sẽ bàn với các bạn về khu sản phẩm công nghệ cao.
Kiểm chứng tình hình các khu kinh tế khác sẽ cho ta một kết luận về:
a) Tương lai tốt/xấu cho xuất khẩu Mỹ;
b) Nhận diện nguyên do và yếu tố nào làm cho các sản phẩm này thất thu.
Nếu chỉ soybean ảnh hưởng, sự thua thiệt đó tuy xấu nhưng có thể bù đắp sau 1 thời gian. Nếu thất thu đồng bộ, đồng loạt, kinh tế Mỹ không chết dù chỉ hơn vài triệu người phải phá sản, Mỹ phải gấp rút tái tạo khu xuất khẩu vì trước viễn ảnh 1.2 trillion nợ công trong năm nay + thêm 5 trillion nợ cũ, chính phủ phí phạm quá nhiều hàng tháng, kinh tế Mỹ không chết nhưng sẽ thua TQ.
1. HEO THỊT: Sau soybeans, kỹ nghệ xuất heo thịt Mỹ ở TB phía nam như TN, OK, ALA, v.v. đang phải chuẩn bị đối phó với thất thu. Trước khi Trump phát động vụ chống nhập khẩu và cô lập kinh tế Mỹ theo "triết lý" kinh tế bài ngoại của White Supremacists, Mễ và TQ nhập tổng cộng 40% số heo thịt xuất khẩu của Mỹ trị giá 2.5 tỷ (1.1 tỷ cho TQ và 1.4 tỷ cho Mễ) và TQ là khách hàng lớn thứ 3 của Mỹ. Nông nghiệp dùng đất và phân bón nhiều hơn nhưng ít lao động, nhưng sản xuất heo thịt xuất khẩu của Mỹ quan trọng ở nhân dụng (employment):
Kỹ nghệ heo thịt Mỹ dùng 550,000 nhân viên, trong đó 110,000 trong khu xuất khẩu (https://www.msn.com/en-us/money/companies/us-pig-farmers-asked-to-be-good-patriots-brace-for-new-round-of-pork-tariffs-from-china-mexico/ar-AAzAt21). Trong vòng 1 tuần khi áp thuế 34-tỷ, số heo thịt bán qua TQ giảm 11% và nông gia Mỹ thất thu 121 tr USD ngay trong 1 tuần qua vì TQ mua chỗ khác rồi.
Cũng như soybean, thay vì trả thêm tiền áp thuế, TQ với sự hướng dẫn và hỗ trợ của chính phủ, đã mua từ hơn 10 quốc gia khác dẫn đầu là Germany, Canada, Spain, Denmark, Netherlands, Brazil. Chuyên gia trong ngành này dự kiến là TQ sẽ tiếp tục mua hàng của nước khác thay vì mua của Mỹ và số thất thu sẽ hơn 300 tr USD đến tháng 8.
Một lần nữa, chính phủ Trump làm việc thiếu chiều sâu và thiếu nghiên cứu. Bán lẻ vài đồng mà người bán phách lối thì mình có thích mua hàng không? Người khôn không bao giờ dùng thái độ hận thù, chảnh chẹ khi buôn bán. Người Á Châu nhiều tự ái, trọng danh dự sẽ không thèm mua khi cảm thấy mất danh dự. TQ không những không muốn trả thêm áp thuế mà còn khuyến khích công ty TQ cancel luôn đơn hàng và mua chỗ khác vì thái độ thiếu chuyên nghiệp và làm việc không có kế hoạch trước khi hành động của chính phủ Mỹ.
2. HẢI SẢN: Hải Sản khá quan trọng cho dân ở một số tiểu bang ven biển và thiệt hại lớn nhất là Alaska với trị giá hải sản xuất qua TQ năm 2017 lên đến 988 tr USD, kế đến là Seattle với khoảng 315 tr USD và 148 tr tổng hợp từ vùng MD, VA, FL, LA (https://www.adn.com/business-economy/2018/06/18/china-is-the-biggest-market-for-alaska-seafood-exports-and-new-tariffs-are-raising-concerns/; https://www.undercurrentnews.com/2018/06/15/lobster-and-salmon-among-us-products-hit-hard-by-chinese-tariffs/)
Tổng số xuất qua TQ khoảng 1.5 tỷ USD và số nhân dụng là gần 100,000 người. Hiện nay tôi chưa có thống kê thất thu vì dữ kiện xuất khẩu chưa thể cập nhật nhưng trừ một số các loại hải sản đặc biệt, số lượng xuất khẩu thất thu ước tính là 35 đền 40% (https://www.seafoodnews.com/Story/1107044/BREAKING-NEWS-China-Slams-Alaska-and-US-Seafood-Industry-with-25-percent-Tariff-on-1-Billion-in-Exports).
Ngay sau khi Trump dọa nạt, công ty TQ đã liên lạc ngay với các quốc gia khác như Norway, Canada, Chile, New Zealand và Australia và để thay thế hàng Mỹ.
Khâu hải sản ở Alaska, Seattle, Maryland, Florida và Louisiana khá quan trọng cho dân địa phương về lao động, và số phần trăm người VN trong nghề này khá lớn. Tại sao TQ không mua hàng Mỹ nhanh như vậy?
Từ năm 2015, Norway dưới sự lãnh đạo của bà Einar Gerhardsen, đã thiết lập chương trình phát triển ngành xuất khẩu hải sản qua TQ và Mỹ với công nghệ hiện đại ngang hàng với Japan. Chương trình này đặt mục tiêu ít nhất 1.45 tỷ sang TQ và đã thương lượng mạnh với TQ từ 2017.
Tại sao Mỹ trước khi hùng hổ áp thuế trừng phạt không biết đến điều này để bảo vệ cho dân họ? Đây là một trong những cách làm việc quá amateur của chính phủ Trump khi chính họ đã làm suy yếu hệ thống Tòa Đại Sứ Mỹ khi hủy bỏ hay giảm thiểu số Agricultural/Economic advisor của USDA ở các tòa Đại Sứ để Mỹ yếu kém khả năng kế hoạch kinh tế trong khi Bộ Tài Chánh TQ đã chuẩn bị cho vụ áp thuế này từ đầu năm 2017 với nhiều mưu đồ khác nhau kể cả đã tích lủy 204.4 tỷ usd hỗ trợ doanh nghiệp.
3. SẢN XUẤT XE HƠI: Vấn đề này là hậu quả trực tiếp không phải vì áp thuế TQ mà là áp thuế 25% vật liệu sản xuất, kể cả kim loại làm từ Canada, EU/Germany, Japan và South Korea, trong số này Korea và Japan phải chịu thiệt nhiều nhất vì họ sản xuất xe ở Mỹ rất nhiều.
Với Korea, chính phủ Trump bị xem là làm việc kiểu "không thể tin cậy được": US-KOREA có hiệp ước miễn thuế song phương từ 2012. Korea, Canada, Mễ, EU là những quốc gia quan trọng cho kinh tế Mỹ tại sao phải "trừng phạt" họ?
Áp thuế vật liệu sản xuất đã và sẽ ảnh hưởng nặng cho Mỹ và đây chỉ là vài thí dụ nhỏ:
a) Harley Davidson muốn ráp xe ở EU và có thể ở TQ. Harley Davidson là một biểu tượng hiếm hoi của Mỹ mà không được Mỹ giúp thì chính phủ này là cái gì cho dân?
b) Hiuyndai có cơ sở ở Alabama với 3500 nhân viên Mỹ. Vì áp thuế vật liệu bừa bãi của Trump, họ muốn và sẽ dẹp hay thu nhỏ cơ sở này cho luôn 3500 người này xin welfare;
c) Japan cũng đang suy tính dời một số cơ xưởng sang Mễ vì áp thuế nhưng họ tránh dư luận nên không bàn nhiều - mà chỉ làm xong rồi mới nói!
d) Đáng tiếc nhất là BMW: 2014 BMW đầu tư 1 tỷ vào South Carolina dùng 8800 nhân viên Mỹ. Chính phủ Trump không một nghiên cứu kỹ lưởng mà cứ áp thuế nên nếu họ duy trì xưởng này, họ phải tăng giá xuất xe qua TQ đến 40%. Chỉ trong 1 tuần cuối tháng 6, TQ nhanh nhẹn thương lượng với BMW và đôi bên đã đồng ý lịch trình cho BMW mở rộng cơ sở sản xuất xe bên TQ thay vì ở Mỹ và dự tính sẽ xuất hơn 500,000 xe trong năm tới và rất có thể đóng hoàn toàn cơ xưỡng ở Greer, SC chỉ vì áp thuế của "nhà kinh doanh genius" của Mỹ!
Theo Thống Đốc Henry McMaster, đảng CH, BMW gián tiếp cung việc làm cho hơn 30,000 dân SC. Chỉ một món hàng này, nếu Trump tiếp tục chiến lược áp thuế hại dân Mỹ như hiện nay, trong vòng 2019, cả 3 cty Harley Davidson, Hiuyndai và BMW, Mỹ sẽ phải mất ít nhất 26 tỷ thu hoạch trong năm 2019 và hơn 200,000 người thất nghiệp. Telsa cũng vì Trump và cũng đang được TQ tiếp tục hỗ trợ để Telsa sang TQ làm xe luôn!!
(https://www.fxstreet.com/analysis/bmw-to-move-us-production-to-china-more-winning-coming-200b-trump-response-201807110526).
4. SOLAR PANELS: Tôi kèm thêm sản phẩm này vào đây để các bạn hiểu thấy cái nguy hiểm của áp thuế không kế hoạch, không nghiên cứu và không có biện pháp hỗ trợ cho nó thành công.
Solar panels là một sản phẩm quan trọng cho kinh tế địa phương nhất là các tiểu bang phía nam như CA, TX, FL, v.v.
Trong năm 2017, kỷ nghệ này đã tạo việc làm cho 86,000 dân Cali. Cuối năm ngoái, Trump tăng áp thuế solar panels lên 30% vì TQ cạnh tranh không công bằng. Thành thật mà nói, tương tự như công nghệ sản xuất thép, một nguyên do Mỹ yếu kém về solar vì họ không chịu thay đổi công nghệ sản xuất chứ không hẳn là vì TQ. Tóm tắt chiến trường solar là như sau:
Ngay sau khi Trump áp thuế solar TQ lên 30% cuối 2017, một vài hãng solar Mỹ vội vã nhập hàng TQ, linh kiên TQ trước đó cho nhiều và cùng lúc đầu tư hàng loạt máy móc mới để sản xuất. Hãng Mỹ quen trò thừa nước đục thả câu nên chưa gì vội tăng giá bán lên 30%. TQ im lặng không nói nên Trump mừng rỡ thầm khen mình nức nở. Họ đợi đến 31 tháng 5, 2018 trong khi Trump còn đang mải mê áp thuế đủ thứ quốc gia, đủ thứ hàng hóa tưởng chừng như sắp tận thế, TQ đột ngột cắt giảm giá luôn 35%, nhiều cty Mỹ mua nhiều còn giảm đến 50% nên bất chợt cty sản xuất Mỹ đỡ không kịp và hàng solar Mỹ ứ đọng chả ai mua... Stocks của 2 công ty Mỹ Sun Power và First Solar mất 45% trong 6 tháng và 75% đến tháng 7 này.
Tôi đem ra thí dụ này để ta hiểu rằng trong giao thương quốc tế, mình phải áp thuế với kế hoạch hỗ trợ khác và lúc nào cũng phải có plan B sẵn sàng và nhất là không bao giờ xem nhẹ đối phương. Áp thuế là phụ, thương lượng, kế hoạch, và nâng cao sản xuất là chính. Áp thuế không phải xấu nhưng không đơn giản và là con dao nhiều lưỡi nên mình phải biết dùng nó.
....
Một trong những cái sai lầm của rất nhiều người Mỹ và VN là khi họ nhìn vào thất thu về nông sản Mỹ và xem thường nó. Sai lầm thứ nhất là: Vai trò nông nghiệp trong kinh tế quốc gia Mỹ tuy nhỏ trong con số nhưng tầm ảnh hưởng về xã hội, an ninh, ổn đinh trong vùng quê. Hơn phân nửa nước Mỹ sống về nông nghiệp và khi yếu kém trong 1 hay nhiều nông sản, chính phủ sẽ tốn kém nhiều và an ninh và an toàn xã hội trong nửa nước Mỹ sẽ thay đồi hoàn toàn nước Mỹ chứ không phải vì nông sản ít tiền mà ta xem thường.
Ngoài ra, quan trọng hơn hết trong vụ áp thuế này, vì TQ có nhiều cách để tạo khó khăn cho Mỹ ngoài nông sản, đó là khu TECHNOLOGY, INDUSTRIAL PRODUCTS và TRANSPORT.
Phạm vi bài này tôi không thể bàn đến hôm nay nhưng chỉ kèm theo hình từ BBC các bạn nên xem qua và tự hiểu: "What the tariff will affect CHINA and US": Theo BBC, gần 2 ngàn loại linh kiện, phụ tùng trong kỹ nghệ, hi tech và xe cộ từ cell phone, computers, auto, máy móc, cho đến hóa chất v.v. do công ty Mỷ nhập hay làm ở TQ. Con số này cũng đủ nói vấn nạn của Mỹ mà không cần bàn thêm.
Kết quả của 4 khu sản phẩm trên cho ta thấy: Khác hơn dự đoán sai lạc của Trump, khi nhiều cty TQ không trả thêm áp thuế như Trump tính mà họ ngưng hay cancel đơn mua hàng ít nhất là 30% toàn bộ các sản phẩm họ trả đũa chỉ trong vòng chưa tới 1 tuần kể từ ngày 6 tháng 7 khi áp thuế có hiệu lực.
Tôi đã phối kiểm thêm bằng cách cross-reference trade deficit với TQ: Trong tháng 7 này, deficit với TQ lên đến 28.9 tỷ so với 15.6 tỷ trong tháng 5 trước. Con số này phản ảnh hàng xuất qua TQ bị cancel ít nhất là 15 tỷ!
Với hiện trạng thất thu xuất khẩu không những cho soybeans mà còn heo thịt, hải sản như trên, trade deficit với TQ sẽ tăng ít nhất 23% đến cuối tháng này tức hơn 34.6 tỷ USD!
Con số này đã ngang hàng với tổng trị giá hàng Trump định áp thuế là 34 tỷ: Trump đòi áp thuế trên 34 tỷ trị giá hàng, nhưng chưa 1 tháng, số tiền đang thất thu từ TQ đã vượt quá tổng giá trị hàng 34 tỷ! Như vậy, nếu tính theo tiền bạc, áp thuế này đã thất bại mà còn làm cho nông gia và kỹ thương Mỹ mất luôn mối hàng trong tương lai cho các nước khác!
America Great chưa thấy đâu mà chỉ thấy một tay kinh doanh "genius" tài ba càng ngày càng thất thu cho dân Mỹ! Một số "kinh tế gia" kiểu mới người VN mải mê dùng thị trường stock TQ xuống vài tuần rồi bịa tin cho các nhóm thờ Trump chờ ngày "TQ xập tiệm" nhờ áp thuế?
Tôi miễn bàn thêm vì tư duy kiểu này không đáng bàn. Trump ra quân nhưng không có kế hoạch, không có chiến lược, áp thuế kiểu cờ bạc mà tiền là của dân nên ông ta tố và dân Mỹ chết ráng chịu!
90% công ty Mỹ phản đối tariff này, hơn 100 Congressmen và Senator Mỹ của đảng CH ký văn kiện kêu Trump chấm dứt vũ này; GOP củng đòi Trump ngưng ngay. Yale professor và Nobel Economist Robert Shiller nói về Trump's tariff: "THEY ARE CRAZY..." (https://www.cnbc.com/2018/06/25/trump-tariffs-wont-last-not-a-sustainable-policy-nobel-winning-e.html);
Cuối cùng, tôi xin chia sẻ với các bạn Lá Thư đồng ký của hơn 20 nhà kinh tế lỗi lạc của Mỹ, trong đó có bà Laura Tyson, Chief, Economic Council dưới nhiều tổng thống và với 14 vị kinh tế gia có giải NOBEL... Tất cả cùng kêu gọi Mỹ dẹp trò áp thuế bừa bãi này cho dân Mỹ nhờ trước khi xẩy ra khủng hoảng kinh tế và đời sống của nhiều nhóm dân Mỹ!
(https://www.ntu.org/library/doclib/Embargoed-Economists-Letter-2018-1.pdf)
Tran Nhat Bao
Nguồn: https://www.facebook.com/bao.tran.1447342/posts/1558626794247368?comment_id=1558688210907893&reply_comment_id=1558689177574463¬if_id=1531676516964335¬if_t=feed_comment_reply
Cập nhật những "thành công" mới cho dân Mỹ
chỉ trong 10 ngày qua vì chiêu áp thuế 34 tỷ
(Note: Tôi biết nhiều bạn VN vì bất đồng chính kiến, vì lý do kiến thức hay vì không thích học hỏi nên vội cho rằng người viết bài là "Thiên Tả" "Thân Cộng" "Thân Tàu" v.v. Thì cứ cho là tôi là người Tàu đi tôi cũng chẳng sợ gì vì đã là nam nhi, tôi sống vì lẽ phải, sống để bảo vệ sự thật và đem công bằng cho con người yếu thế dù người đó là Tàu, VN, Mỹ hay người Mễ nghèo nàn. Vài lời dèm pha vô giá trị và hạ cấp không đáng bàn thêm)
Vừa qua, mình đã có dịp nhìn thấy sự mất mát đáng kể và đáng lo cho biết bao nhiêu gia đình nông gia soy bean Mỹ phải gánh nhận một hậu quả khá lớn với hơn 450 tr USD soybean vì áp thuế mà các nhà nhập khẩu TQ đã không mua số hàng khổng lồ là 1 tr 114 ngàn tấn.
Vận mạng của hàng chục ngàn cty Mỹ và hàng trăm ngàn gia đình nông gia đem xương máu và tài sản ra để tìm một cuộc sống khiêm tốn, nhưng nay bị dùng làm trò chơi để thỏa mãn cái tôi phách lối của một người kinh nghiệm lừa gái và cờ bạc nhiều hơn là giao thương quốc tế.
Cũng như tất cả những gì tôi đã viết, một sách lược giao thương quốc tế là một hành xử quan thuế vì lợi ích kinh tế của quốc gia HK nói chung và tương lai kinh doanh của hàng trăm ngàn dân Mỹ nói riêng. Con số lời lỗ rõ ràng không liên quan gì đến chính trị. Thiên tả hay thiên hữu, nếu sách lược dở, kế hoạch dở, kỹ thương và nông gia Mỹ sẽ mất vài chục tỷ, hàng trăm ngàn người thất nghiệp. Đúng sai đã quá rõ rệt rồi với bằng chứng thất thu hàng loạt sản phẩm và khu vực kinh tế khác nhau.
Nhưng để theo dõi và kiểm chứng tốt/xấu cho kỹ thương Mỹ, tôi đã quan sát thêm tình hình xuất khẩu của các nhóm sản phẩm tiêu biểu cho các khu kinh tế khác trong lẫn ngoài nông sản: Heo thit, hải sản, solar panels, kỹ nghệ gian thông và sản xuất xe hơi. Nếu còn thời gian, tôi sẽ bàn với các bạn về khu sản phẩm công nghệ cao.
Kiểm chứng tình hình các khu kinh tế khác sẽ cho ta một kết luận về:
a) Tương lai tốt/xấu cho xuất khẩu Mỹ;
b) Nhận diện nguyên do và yếu tố nào làm cho các sản phẩm này thất thu.
Nếu chỉ soybean ảnh hưởng, sự thua thiệt đó tuy xấu nhưng có thể bù đắp sau 1 thời gian. Nếu thất thu đồng bộ, đồng loạt, kinh tế Mỹ không chết dù chỉ hơn vài triệu người phải phá sản, Mỹ phải gấp rút tái tạo khu xuất khẩu vì trước viễn ảnh 1.2 trillion nợ công trong năm nay + thêm 5 trillion nợ cũ, chính phủ phí phạm quá nhiều hàng tháng, kinh tế Mỹ không chết nhưng sẽ thua TQ.
1. HEO THỊT: Sau soybeans, kỹ nghệ xuất heo thịt Mỹ ở TB phía nam như TN, OK, ALA, v.v. đang phải chuẩn bị đối phó với thất thu. Trước khi Trump phát động vụ chống nhập khẩu và cô lập kinh tế Mỹ theo "triết lý" kinh tế bài ngoại của White Supremacists, Mễ và TQ nhập tổng cộng 40% số heo thịt xuất khẩu của Mỹ trị giá 2.5 tỷ (1.1 tỷ cho TQ và 1.4 tỷ cho Mễ) và TQ là khách hàng lớn thứ 3 của Mỹ. Nông nghiệp dùng đất và phân bón nhiều hơn nhưng ít lao động, nhưng sản xuất heo thịt xuất khẩu của Mỹ quan trọng ở nhân dụng (employment):
Kỹ nghệ heo thịt Mỹ dùng 550,000 nhân viên, trong đó 110,000 trong khu xuất khẩu (https://www.msn.com/en-us/money/companies/us-pig-farmers-asked-to-be-good-patriots-brace-for-new-round-of-pork-tariffs-from-china-mexico/ar-AAzAt21). Trong vòng 1 tuần khi áp thuế 34-tỷ, số heo thịt bán qua TQ giảm 11% và nông gia Mỹ thất thu 121 tr USD ngay trong 1 tuần qua vì TQ mua chỗ khác rồi.
Cũng như soybean, thay vì trả thêm tiền áp thuế, TQ với sự hướng dẫn và hỗ trợ của chính phủ, đã mua từ hơn 10 quốc gia khác dẫn đầu là Germany, Canada, Spain, Denmark, Netherlands, Brazil. Chuyên gia trong ngành này dự kiến là TQ sẽ tiếp tục mua hàng của nước khác thay vì mua của Mỹ và số thất thu sẽ hơn 300 tr USD đến tháng 8.
Một lần nữa, chính phủ Trump làm việc thiếu chiều sâu và thiếu nghiên cứu. Bán lẻ vài đồng mà người bán phách lối thì mình có thích mua hàng không? Người khôn không bao giờ dùng thái độ hận thù, chảnh chẹ khi buôn bán. Người Á Châu nhiều tự ái, trọng danh dự sẽ không thèm mua khi cảm thấy mất danh dự. TQ không những không muốn trả thêm áp thuế mà còn khuyến khích công ty TQ cancel luôn đơn hàng và mua chỗ khác vì thái độ thiếu chuyên nghiệp và làm việc không có kế hoạch trước khi hành động của chính phủ Mỹ.
2. HẢI SẢN: Hải Sản khá quan trọng cho dân ở một số tiểu bang ven biển và thiệt hại lớn nhất là Alaska với trị giá hải sản xuất qua TQ năm 2017 lên đến 988 tr USD, kế đến là Seattle với khoảng 315 tr USD và 148 tr tổng hợp từ vùng MD, VA, FL, LA (https://www.adn.com/business-economy/2018/06/18/china-is-the-biggest-market-for-alaska-seafood-exports-and-new-tariffs-are-raising-concerns/; https://www.undercurrentnews.com/2018/06/15/lobster-and-salmon-among-us-products-hit-hard-by-chinese-tariffs/)
Tổng số xuất qua TQ khoảng 1.5 tỷ USD và số nhân dụng là gần 100,000 người. Hiện nay tôi chưa có thống kê thất thu vì dữ kiện xuất khẩu chưa thể cập nhật nhưng trừ một số các loại hải sản đặc biệt, số lượng xuất khẩu thất thu ước tính là 35 đền 40% (https://www.seafoodnews.com/Story/1107044/BREAKING-NEWS-China-Slams-Alaska-and-US-Seafood-Industry-with-25-percent-Tariff-on-1-Billion-in-Exports).
Ngay sau khi Trump dọa nạt, công ty TQ đã liên lạc ngay với các quốc gia khác như Norway, Canada, Chile, New Zealand và Australia và để thay thế hàng Mỹ.
Khâu hải sản ở Alaska, Seattle, Maryland, Florida và Louisiana khá quan trọng cho dân địa phương về lao động, và số phần trăm người VN trong nghề này khá lớn. Tại sao TQ không mua hàng Mỹ nhanh như vậy?
Từ năm 2015, Norway dưới sự lãnh đạo của bà Einar Gerhardsen, đã thiết lập chương trình phát triển ngành xuất khẩu hải sản qua TQ và Mỹ với công nghệ hiện đại ngang hàng với Japan. Chương trình này đặt mục tiêu ít nhất 1.45 tỷ sang TQ và đã thương lượng mạnh với TQ từ 2017.
Tại sao Mỹ trước khi hùng hổ áp thuế trừng phạt không biết đến điều này để bảo vệ cho dân họ? Đây là một trong những cách làm việc quá amateur của chính phủ Trump khi chính họ đã làm suy yếu hệ thống Tòa Đại Sứ Mỹ khi hủy bỏ hay giảm thiểu số Agricultural/Economic advisor của USDA ở các tòa Đại Sứ để Mỹ yếu kém khả năng kế hoạch kinh tế trong khi Bộ Tài Chánh TQ đã chuẩn bị cho vụ áp thuế này từ đầu năm 2017 với nhiều mưu đồ khác nhau kể cả đã tích lủy 204.4 tỷ usd hỗ trợ doanh nghiệp.
3. SẢN XUẤT XE HƠI: Vấn đề này là hậu quả trực tiếp không phải vì áp thuế TQ mà là áp thuế 25% vật liệu sản xuất, kể cả kim loại làm từ Canada, EU/Germany, Japan và South Korea, trong số này Korea và Japan phải chịu thiệt nhiều nhất vì họ sản xuất xe ở Mỹ rất nhiều.
Với Korea, chính phủ Trump bị xem là làm việc kiểu "không thể tin cậy được": US-KOREA có hiệp ước miễn thuế song phương từ 2012. Korea, Canada, Mễ, EU là những quốc gia quan trọng cho kinh tế Mỹ tại sao phải "trừng phạt" họ?
Áp thuế vật liệu sản xuất đã và sẽ ảnh hưởng nặng cho Mỹ và đây chỉ là vài thí dụ nhỏ:
a) Harley Davidson muốn ráp xe ở EU và có thể ở TQ. Harley Davidson là một biểu tượng hiếm hoi của Mỹ mà không được Mỹ giúp thì chính phủ này là cái gì cho dân?
b) Hiuyndai có cơ sở ở Alabama với 3500 nhân viên Mỹ. Vì áp thuế vật liệu bừa bãi của Trump, họ muốn và sẽ dẹp hay thu nhỏ cơ sở này cho luôn 3500 người này xin welfare;
c) Japan cũng đang suy tính dời một số cơ xưởng sang Mễ vì áp thuế nhưng họ tránh dư luận nên không bàn nhiều - mà chỉ làm xong rồi mới nói!
d) Đáng tiếc nhất là BMW: 2014 BMW đầu tư 1 tỷ vào South Carolina dùng 8800 nhân viên Mỹ. Chính phủ Trump không một nghiên cứu kỹ lưởng mà cứ áp thuế nên nếu họ duy trì xưởng này, họ phải tăng giá xuất xe qua TQ đến 40%. Chỉ trong 1 tuần cuối tháng 6, TQ nhanh nhẹn thương lượng với BMW và đôi bên đã đồng ý lịch trình cho BMW mở rộng cơ sở sản xuất xe bên TQ thay vì ở Mỹ và dự tính sẽ xuất hơn 500,000 xe trong năm tới và rất có thể đóng hoàn toàn cơ xưỡng ở Greer, SC chỉ vì áp thuế của "nhà kinh doanh genius" của Mỹ!
Theo Thống Đốc Henry McMaster, đảng CH, BMW gián tiếp cung việc làm cho hơn 30,000 dân SC. Chỉ một món hàng này, nếu Trump tiếp tục chiến lược áp thuế hại dân Mỹ như hiện nay, trong vòng 2019, cả 3 cty Harley Davidson, Hiuyndai và BMW, Mỹ sẽ phải mất ít nhất 26 tỷ thu hoạch trong năm 2019 và hơn 200,000 người thất nghiệp. Telsa cũng vì Trump và cũng đang được TQ tiếp tục hỗ trợ để Telsa sang TQ làm xe luôn!!
(https://www.fxstreet.com/analysis/bmw-to-move-us-production-to-china-more-winning-coming-200b-trump-response-201807110526).
4. SOLAR PANELS: Tôi kèm thêm sản phẩm này vào đây để các bạn hiểu thấy cái nguy hiểm của áp thuế không kế hoạch, không nghiên cứu và không có biện pháp hỗ trợ cho nó thành công.
Solar panels là một sản phẩm quan trọng cho kinh tế địa phương nhất là các tiểu bang phía nam như CA, TX, FL, v.v.
Trong năm 2017, kỷ nghệ này đã tạo việc làm cho 86,000 dân Cali. Cuối năm ngoái, Trump tăng áp thuế solar panels lên 30% vì TQ cạnh tranh không công bằng. Thành thật mà nói, tương tự như công nghệ sản xuất thép, một nguyên do Mỹ yếu kém về solar vì họ không chịu thay đổi công nghệ sản xuất chứ không hẳn là vì TQ. Tóm tắt chiến trường solar là như sau:
Ngay sau khi Trump áp thuế solar TQ lên 30% cuối 2017, một vài hãng solar Mỹ vội vã nhập hàng TQ, linh kiên TQ trước đó cho nhiều và cùng lúc đầu tư hàng loạt máy móc mới để sản xuất. Hãng Mỹ quen trò thừa nước đục thả câu nên chưa gì vội tăng giá bán lên 30%. TQ im lặng không nói nên Trump mừng rỡ thầm khen mình nức nở. Họ đợi đến 31 tháng 5, 2018 trong khi Trump còn đang mải mê áp thuế đủ thứ quốc gia, đủ thứ hàng hóa tưởng chừng như sắp tận thế, TQ đột ngột cắt giảm giá luôn 35%, nhiều cty Mỹ mua nhiều còn giảm đến 50% nên bất chợt cty sản xuất Mỹ đỡ không kịp và hàng solar Mỹ ứ đọng chả ai mua... Stocks của 2 công ty Mỹ Sun Power và First Solar mất 45% trong 6 tháng và 75% đến tháng 7 này.
Tôi đem ra thí dụ này để ta hiểu rằng trong giao thương quốc tế, mình phải áp thuế với kế hoạch hỗ trợ khác và lúc nào cũng phải có plan B sẵn sàng và nhất là không bao giờ xem nhẹ đối phương. Áp thuế là phụ, thương lượng, kế hoạch, và nâng cao sản xuất là chính. Áp thuế không phải xấu nhưng không đơn giản và là con dao nhiều lưỡi nên mình phải biết dùng nó.
....
Một trong những cái sai lầm của rất nhiều người Mỹ và VN là khi họ nhìn vào thất thu về nông sản Mỹ và xem thường nó. Sai lầm thứ nhất là: Vai trò nông nghiệp trong kinh tế quốc gia Mỹ tuy nhỏ trong con số nhưng tầm ảnh hưởng về xã hội, an ninh, ổn đinh trong vùng quê. Hơn phân nửa nước Mỹ sống về nông nghiệp và khi yếu kém trong 1 hay nhiều nông sản, chính phủ sẽ tốn kém nhiều và an ninh và an toàn xã hội trong nửa nước Mỹ sẽ thay đồi hoàn toàn nước Mỹ chứ không phải vì nông sản ít tiền mà ta xem thường.
Ngoài ra, quan trọng hơn hết trong vụ áp thuế này, vì TQ có nhiều cách để tạo khó khăn cho Mỹ ngoài nông sản, đó là khu TECHNOLOGY, INDUSTRIAL PRODUCTS và TRANSPORT.
Phạm vi bài này tôi không thể bàn đến hôm nay nhưng chỉ kèm theo hình từ BBC các bạn nên xem qua và tự hiểu: "What the tariff will affect CHINA and US": Theo BBC, gần 2 ngàn loại linh kiện, phụ tùng trong kỹ nghệ, hi tech và xe cộ từ cell phone, computers, auto, máy móc, cho đến hóa chất v.v. do công ty Mỷ nhập hay làm ở TQ. Con số này cũng đủ nói vấn nạn của Mỹ mà không cần bàn thêm.
Kết quả của 4 khu sản phẩm trên cho ta thấy: Khác hơn dự đoán sai lạc của Trump, khi nhiều cty TQ không trả thêm áp thuế như Trump tính mà họ ngưng hay cancel đơn mua hàng ít nhất là 30% toàn bộ các sản phẩm họ trả đũa chỉ trong vòng chưa tới 1 tuần kể từ ngày 6 tháng 7 khi áp thuế có hiệu lực.
Tôi đã phối kiểm thêm bằng cách cross-reference trade deficit với TQ: Trong tháng 7 này, deficit với TQ lên đến 28.9 tỷ so với 15.6 tỷ trong tháng 5 trước. Con số này phản ảnh hàng xuất qua TQ bị cancel ít nhất là 15 tỷ!
Với hiện trạng thất thu xuất khẩu không những cho soybeans mà còn heo thịt, hải sản như trên, trade deficit với TQ sẽ tăng ít nhất 23% đến cuối tháng này tức hơn 34.6 tỷ USD!
Con số này đã ngang hàng với tổng trị giá hàng Trump định áp thuế là 34 tỷ: Trump đòi áp thuế trên 34 tỷ trị giá hàng, nhưng chưa 1 tháng, số tiền đang thất thu từ TQ đã vượt quá tổng giá trị hàng 34 tỷ! Như vậy, nếu tính theo tiền bạc, áp thuế này đã thất bại mà còn làm cho nông gia và kỹ thương Mỹ mất luôn mối hàng trong tương lai cho các nước khác!
America Great chưa thấy đâu mà chỉ thấy một tay kinh doanh "genius" tài ba càng ngày càng thất thu cho dân Mỹ! Một số "kinh tế gia" kiểu mới người VN mải mê dùng thị trường stock TQ xuống vài tuần rồi bịa tin cho các nhóm thờ Trump chờ ngày "TQ xập tiệm" nhờ áp thuế?
Tôi miễn bàn thêm vì tư duy kiểu này không đáng bàn. Trump ra quân nhưng không có kế hoạch, không có chiến lược, áp thuế kiểu cờ bạc mà tiền là của dân nên ông ta tố và dân Mỹ chết ráng chịu!
90% công ty Mỹ phản đối tariff này, hơn 100 Congressmen và Senator Mỹ của đảng CH ký văn kiện kêu Trump chấm dứt vũ này; GOP củng đòi Trump ngưng ngay. Yale professor và Nobel Economist Robert Shiller nói về Trump's tariff: "THEY ARE CRAZY..." (https://www.cnbc.com/2018/06/25/trump-tariffs-wont-last-not-a-sustainable-policy-nobel-winning-e.html);
Cuối cùng, tôi xin chia sẻ với các bạn Lá Thư đồng ký của hơn 20 nhà kinh tế lỗi lạc của Mỹ, trong đó có bà Laura Tyson, Chief, Economic Council dưới nhiều tổng thống và với 14 vị kinh tế gia có giải NOBEL... Tất cả cùng kêu gọi Mỹ dẹp trò áp thuế bừa bãi này cho dân Mỹ nhờ trước khi xẩy ra khủng hoảng kinh tế và đời sống của nhiều nhóm dân Mỹ!
(https://www.ntu.org/library/doclib/Embargoed-Economists-Letter-2018-1.pdf)
Tran Nhat Bao
Nguồn: https://www.facebook.com/bao.tran.1447342/posts/1558626794247368?comment_id=1558688210907893&reply_comment_id=1558689177574463¬if_id=1531676516964335¬if_t=feed_comment_reply