duyanh
07-05-2018, 12:20 PM
Ba ngày, hơn 200 người di cư chết trên biển
Tờ The Guardian đưa tin, chỉ trong ba ngày qua, hơn 200 người di cư chết đuối trên Ðịa Trung Hải, đưa tổng số người chết trên đường di cư tính từ đầu năm vượt qua con số 1.000.
https://tinnhanh.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/07/gan-day-so-luong-di-cu-toi-y-giam-nhung-so-nguoi-chet-duoi-tren-duong-vuot.jpg
Gần đây, số lượng di cư tới Ý giảm, nhưng số người chết đuối trên đường vượt biển ngày càng tăng. Ảnh: The Guardian.
Cơ quan tị nạn Liên Hợp Quốc tại Tripoli báo cáo, hơn 276 người tị nạn và di cư đã được đưa trở lại cảng ở Tripoli, thủ đô Libya ngày 2/7. Có thuyền chở 130 người tị nạn thì chỉ 16 người sống sót, 114 người vẫn mất tích ngoài biển. Đây là năm thứ 4 liên tiếp số người di cư chết trên đường vượt Địa Trung Hải tới châu Âu vượt quá con số 1.000. Điều này làm dấy lên nỗi lo lắng về việc bọn buôn người đang ngày càng mạo hiểm hơn do các cuộc truy quét được thực hiện trên bờ biển Libya và Ý.
Ngày 3/7, lực lượng cảnh sát bờ biển Libya cho biết, thêm 7 người chết được tìm thấy và hơn 123 người di cư được cứu. Ông Othman Belbeisi, Trưởng đại diện Tổ chức Di dân quốc tế (IOM) tại Libya, cho rằng, sự gia tăng số người chết trên biển đang trở nên đáng báo động. “Bọn buôn người đã lợi dụng sự tuyệt vọng của người di cư muốn ra đi trước khi các cuộc truy quét của các nước châu Âu trên biển Địa Trung Hải trở nên gắt gao hơn”, ông nói.
Theo IOM, cảnh sát bờ biển Libya đã đưa khoảng 10.000 người trở lại bờ vào năm nay. Số người này hiện sống trong các trại tạm giam sau khi bị đưa trở lại Libya, đã vượt quá 10.000 người, điều kiện sống ngày càng tồi tệ.
EU đang chủ trương thiết lập các trung tâm xử lý bên ngoài châu Âu nhằm ngăn chặn làn sóng di cư. Thế nhưng, các nước bên ngoài châu Âu và phụ thuộc vào nguồn hỗ trợ của EU như Algeria, Ai Cập, Libya, Ma rốc, Tunisia đều từ chối tiếp nhận.
Hà Thu
Nguồn: Tiền Phong
Tờ The Guardian đưa tin, chỉ trong ba ngày qua, hơn 200 người di cư chết đuối trên Ðịa Trung Hải, đưa tổng số người chết trên đường di cư tính từ đầu năm vượt qua con số 1.000.
https://tinnhanh.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/07/gan-day-so-luong-di-cu-toi-y-giam-nhung-so-nguoi-chet-duoi-tren-duong-vuot.jpg
Gần đây, số lượng di cư tới Ý giảm, nhưng số người chết đuối trên đường vượt biển ngày càng tăng. Ảnh: The Guardian.
Cơ quan tị nạn Liên Hợp Quốc tại Tripoli báo cáo, hơn 276 người tị nạn và di cư đã được đưa trở lại cảng ở Tripoli, thủ đô Libya ngày 2/7. Có thuyền chở 130 người tị nạn thì chỉ 16 người sống sót, 114 người vẫn mất tích ngoài biển. Đây là năm thứ 4 liên tiếp số người di cư chết trên đường vượt Địa Trung Hải tới châu Âu vượt quá con số 1.000. Điều này làm dấy lên nỗi lo lắng về việc bọn buôn người đang ngày càng mạo hiểm hơn do các cuộc truy quét được thực hiện trên bờ biển Libya và Ý.
Ngày 3/7, lực lượng cảnh sát bờ biển Libya cho biết, thêm 7 người chết được tìm thấy và hơn 123 người di cư được cứu. Ông Othman Belbeisi, Trưởng đại diện Tổ chức Di dân quốc tế (IOM) tại Libya, cho rằng, sự gia tăng số người chết trên biển đang trở nên đáng báo động. “Bọn buôn người đã lợi dụng sự tuyệt vọng của người di cư muốn ra đi trước khi các cuộc truy quét của các nước châu Âu trên biển Địa Trung Hải trở nên gắt gao hơn”, ông nói.
Theo IOM, cảnh sát bờ biển Libya đã đưa khoảng 10.000 người trở lại bờ vào năm nay. Số người này hiện sống trong các trại tạm giam sau khi bị đưa trở lại Libya, đã vượt quá 10.000 người, điều kiện sống ngày càng tồi tệ.
EU đang chủ trương thiết lập các trung tâm xử lý bên ngoài châu Âu nhằm ngăn chặn làn sóng di cư. Thế nhưng, các nước bên ngoài châu Âu và phụ thuộc vào nguồn hỗ trợ của EU như Algeria, Ai Cập, Libya, Ma rốc, Tunisia đều từ chối tiếp nhận.
Hà Thu
Nguồn: Tiền Phong