giavui
07-05-2018, 01:15 AM
Trung Quốc lắp camera trong trường học, giám sát nhất cử nhất động của học sinh
Một loạt camera nhận diện khuôn mặt được lắp đặt trong một trường trung học 100 tuổi ở miền đông Trung Quốc. Các học sinh phải nhìn vào ống kính để mua cơm, mượn sách, mua thức uống từ máy bán hàng tự động thay cho thẻ chứng minh thư
https://video2.dkn.tv/uploads/videos/fd85c4fa81/720p.m3u8
Vào tháng 3 năm ngoái, Trường trung học Hàng Châu số 11 đã cho lắp đặt camera tại tất cả các phòng học. Vai trò của camera không chỉ đơn giản là nhận dạng và điểm danh các học sinh, phóng viên Tần Vũ Phi của Epoch Times đưa tin.
Thời báo Los Angeles báo cáo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sử dụng phần mềm thông minh nhân tạo mới nhất để theo dõi hành vi của học sinh, ghi lại nét mặt của các em và phân thành 7 loại: tức giận, sợ hãi, chán ghét, ngạc nhiên, hạnh phúc, đau khổ và bình thường.
https://tinnhanh.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/07/155696294.jpg
Hình ảnh minh họa. ĐCSTQ không ngừng giám sát để phân loại người dân của mình? (Ảnh: Feng Li/Getty Images)
Camera giám sát thu thập dữ liệu biểu cảm từng cá nhân học sinh và sử dụng nó làm cơ sở xét điểm học sinh và lớp học. Nếu điểm số đạt đến ngưỡng nhất định, hệ thống sẽ gửi đi một cảnh báo.
Giáo viên chủ nhiệm sẽ lập tức nói chuyện với các học sinh thiếu tập trung hoặc học sinh có biểu hiện kích động được camera ghi nhận.
Hầu hết các học sinh đều không thích bị giám sát liên tục như vậy, một số học sinh thậm chí đã nghĩ ra trò trêu chọc hệ thống giám sát này. “Nếu bạn đang tức giận, bạn cần phải tự kiểm soát chính mình”, học sinh Chu Tuấn Đào 17 tuổi cho biết.
https://tinnhanh.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/07/timg-1-1.jpg
Liệu các học sinh Trung Quốc còn giữ được nét hồn nhiên khi bị theo dõi sát sao khi ở trường? Mọi hoạt động của học sinh đều phải thông qua camera giám sát. (Ảnh: Baidu)
Nhiều bậc phụ huynh phàn nàn việc gắn camera giám sát ở Trường trung học Hàng Châu số 11 là vi phạm quyền riêng tư, vì thế nhà trường đã tạm ngưng lắp camera.
Tuy nhiên, các giáo viên trong trường vẫn không từ bỏ ý định này. Phó Hiệu trưởng Trương Quan Siêu nói nhà trường cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa để điều chỉnh hệ thống giám sát. Ông tuyên bố hệ thống này là một công cụ hữu ích cho giáo viên.
“Chúng tôi hy vọng sẽ khôi phục lại hệ thống camera giám sát trong khuôn viên trường vào tháng Chín tới”, ông Trương nói.
Xem thường quyền riêng tư
Công nghệ nhận diện khuôn mặt đã phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới, nhưng chỉ có ĐCSTQ là “tích cực” sử dụng công nghệ này.
Điều này phản ánh chính phủ Trung Quốc đã “tận lực” trong cái gọi là duy trì sự ổn định để giám sát người dân của mình, đặc biệt tại khu tự trị Tân Cương.
Ở Tân Cương, ĐCSTQ sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt với độ tinh vi cao, máy quét Iris cùng các phần mềm giám sát khác để theo dõi người Duy Ngô Nhĩ và ngăn chặn các hoạt động ly khai.
https://tinnhanh.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/07/1_44756.jpg
Người dân liệu có thoải mái khi nhất cử nhất động của mình đều bị theo dõi và bị phân loại? (Ảnh: Baidu)
Đồng thời, ĐCSTQ đang thúc đẩy mạnh mẽ việc nghiên cứu các công nghệ trí tuệ nhân tạo. Bắc Kinh đã đặt mục tiêu trở thành nhà lãnh đạo trí tuệ nhân tạo của thế giới vào năm 2030.
ĐCSTQ đầu tư mạnh vào các công ty khởi nghiệp chuyên nghiên cứu ứng dụng hỗ trợ các công nghệ giám sát thông minh.
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc gần đây đã đưa tin, hệ thống tàu điện ngầm Bắc Kinh dự định sẽ lắp đặt hệ thống camera nhận diện khuôn mặt và máy quét bàn tay trong năm nay, để cho các cơ quan chức năng dễ dàng giám sát người dân.
Ở Bắc Kinh và khắp Trung Quốc, các thiết bị giám sát và các camera giấu kín có mặt khắp mọi nơi, phổ biến đến nỗi chúng đã trở thành một phần của cảnh quan đô thị.
https://tinnhanh.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/07/duyngonhi-700x366.jpeg
Những đứa trẻ Duy Ngô Nhĩ chơi trong khi một cảnh sát địa phương đang giám sát, ở Kashgar, Tân Cương vào ngày 29/6/2017. Tân Cương nằm ở phía Tây Bắc của Trung Quốc. (Ảnh Getty)
Hàng Châu vốn dĩ là một thành phố du lịch, nhưng hiện nay đang là trung tâm công nghệ hàng đầu của Trung Quốc. Một phần cũng do Công ty Thương mại Điện tử Alibaba có trụ sở tại đây, và nhà sản xuất giám sát video lớn nhất thế giới Hikvision cũng có mặt.
Chính Hikvision cung cấp thiết bị nhận diện khuôn mặt cho Trường trung học Hàng Châu số 11. Nếu như sản phẩm của doanh nghiệp này thâm nhập tất cả các trường học ở Trung Quốc, nó sẽ mang lại nguồn tài chính dồi dào cho Hikvision.
Các chuyên gia nói rằng nhận diện khuôn mặt là một chuyện, nhưng giám sát cả biểu cảm của mọi người sẽ đẩy mọi thứ lên một cấp độ khác.
ĐCSTQ còn lắp đặt hệ thống cảm biến vào mũ, giám sát sóng điện não và thăm dò những thay đổi trong tâm lý mọi người.
Những hệ lụy tâm lý cho học sinh
Các nhân sỹ nhân quyền và ủng hộ bảo vệ quyền riêng tư tin rằng việc theo dõi biểu cảm của mọi người như vậy là một phần mở rộng trong chính sách kiểm soát an ninh của ĐCSTQ.
Sống trong một thế giới luôn bị giám sát theo dõi, người dân Trung Quốc không thể thoát khỏi “ánh nhìn” của chính phủ, lúc nào cũng phải chịu đựng một áp lực vô hình.
“Đây là một tiền lệ cực kỳ nguy hiểm: Dựa trên cảm xúc hoặc biểu hiện của gương mặt để phán đoán hành vi của một ai đó”, Clare Garvie, một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Công nghệ Bảo mật của Đại học Georgetown, cho biết.
https://tinnhanh.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/07/1_49741.jpg
Hình ảnh minh họa chính phủ Trung Quốc đang dựa vào cảm xúc, biểu cảm trên gương mặt để xếp loại, xét điểm học sinh. (Ảnh: Baidu)
Học sinh có thể sẽ học cách sử dụng biểu cảm giả để đối phó với camera giám sát. Các học sinh nói rằng dù có mệt mỏi hay tiết học nhàm chán đến mức nào đi nữa, cũng sẽ gắng gượng nhìn thẳng để đối phó với camera giám sát.
“Một vài bạn học sinh giả vờ như đang tập trung học”, Trữ Hạo Thiên, một học sinh lớp 10 nói.
Một số nhà giáo dục lo ngại việc theo dõi biểu cảm gương mặt sẽ trở thành một cách kiểm soát xã hội. Giáo sư Hùng Bính Kỳ của Đại học Giao thông Thượng Hải gọi hệ thống giám sát này là “công nghệ đen”.
https://tinnhanh.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/07/111124hdthieungu01.jpg
Hình ảnh minh họa: Các em học sinh dù mệt mỏi cũng không dám bày tỏ vì sợ. (Ảnh: kênh14)
“Camera giám sát có tác động rất xấu đến sự phát triển của học sinh”, Giáo sư Hùng Bính Kỳ chia sẻ. “Không nên sử dụng camera giám sát nữa”.
Theo giáo sư Hùng, “Ngay từ đầu nó đã là một ý tưởng tồi . Tất cả những gì họ làm là lợi dụng học sinh. Công nghệ mới không phải là một cái cớ để làm điều này (giám sát)”.
Ngày nay, kèm theo sự phát triển khoa học kỹ thuật là những vấn đề nan giải về đạo đức, nhân sinh, hệ lụy xã hội, ô nhiễm môi trường sinh thái v.v.
Trong đó, có rất nhiều người cổ súy khoa học công nghệ, phát triển nhiều ứng dụng, vô tình hoặc cố ý đã xâm phạm thái quá quyền riêng tư cá nhân, kinh doanh thông tin cá nhân vì mục đích phổ cập khoa học.
Khai Tâm
Một loạt camera nhận diện khuôn mặt được lắp đặt trong một trường trung học 100 tuổi ở miền đông Trung Quốc. Các học sinh phải nhìn vào ống kính để mua cơm, mượn sách, mua thức uống từ máy bán hàng tự động thay cho thẻ chứng minh thư
https://video2.dkn.tv/uploads/videos/fd85c4fa81/720p.m3u8
Vào tháng 3 năm ngoái, Trường trung học Hàng Châu số 11 đã cho lắp đặt camera tại tất cả các phòng học. Vai trò của camera không chỉ đơn giản là nhận dạng và điểm danh các học sinh, phóng viên Tần Vũ Phi của Epoch Times đưa tin.
Thời báo Los Angeles báo cáo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sử dụng phần mềm thông minh nhân tạo mới nhất để theo dõi hành vi của học sinh, ghi lại nét mặt của các em và phân thành 7 loại: tức giận, sợ hãi, chán ghét, ngạc nhiên, hạnh phúc, đau khổ và bình thường.
https://tinnhanh.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/07/155696294.jpg
Hình ảnh minh họa. ĐCSTQ không ngừng giám sát để phân loại người dân của mình? (Ảnh: Feng Li/Getty Images)
Camera giám sát thu thập dữ liệu biểu cảm từng cá nhân học sinh và sử dụng nó làm cơ sở xét điểm học sinh và lớp học. Nếu điểm số đạt đến ngưỡng nhất định, hệ thống sẽ gửi đi một cảnh báo.
Giáo viên chủ nhiệm sẽ lập tức nói chuyện với các học sinh thiếu tập trung hoặc học sinh có biểu hiện kích động được camera ghi nhận.
Hầu hết các học sinh đều không thích bị giám sát liên tục như vậy, một số học sinh thậm chí đã nghĩ ra trò trêu chọc hệ thống giám sát này. “Nếu bạn đang tức giận, bạn cần phải tự kiểm soát chính mình”, học sinh Chu Tuấn Đào 17 tuổi cho biết.
https://tinnhanh.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/07/timg-1-1.jpg
Liệu các học sinh Trung Quốc còn giữ được nét hồn nhiên khi bị theo dõi sát sao khi ở trường? Mọi hoạt động của học sinh đều phải thông qua camera giám sát. (Ảnh: Baidu)
Nhiều bậc phụ huynh phàn nàn việc gắn camera giám sát ở Trường trung học Hàng Châu số 11 là vi phạm quyền riêng tư, vì thế nhà trường đã tạm ngưng lắp camera.
Tuy nhiên, các giáo viên trong trường vẫn không từ bỏ ý định này. Phó Hiệu trưởng Trương Quan Siêu nói nhà trường cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa để điều chỉnh hệ thống giám sát. Ông tuyên bố hệ thống này là một công cụ hữu ích cho giáo viên.
“Chúng tôi hy vọng sẽ khôi phục lại hệ thống camera giám sát trong khuôn viên trường vào tháng Chín tới”, ông Trương nói.
Xem thường quyền riêng tư
Công nghệ nhận diện khuôn mặt đã phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới, nhưng chỉ có ĐCSTQ là “tích cực” sử dụng công nghệ này.
Điều này phản ánh chính phủ Trung Quốc đã “tận lực” trong cái gọi là duy trì sự ổn định để giám sát người dân của mình, đặc biệt tại khu tự trị Tân Cương.
Ở Tân Cương, ĐCSTQ sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt với độ tinh vi cao, máy quét Iris cùng các phần mềm giám sát khác để theo dõi người Duy Ngô Nhĩ và ngăn chặn các hoạt động ly khai.
https://tinnhanh.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/07/1_44756.jpg
Người dân liệu có thoải mái khi nhất cử nhất động của mình đều bị theo dõi và bị phân loại? (Ảnh: Baidu)
Đồng thời, ĐCSTQ đang thúc đẩy mạnh mẽ việc nghiên cứu các công nghệ trí tuệ nhân tạo. Bắc Kinh đã đặt mục tiêu trở thành nhà lãnh đạo trí tuệ nhân tạo của thế giới vào năm 2030.
ĐCSTQ đầu tư mạnh vào các công ty khởi nghiệp chuyên nghiên cứu ứng dụng hỗ trợ các công nghệ giám sát thông minh.
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc gần đây đã đưa tin, hệ thống tàu điện ngầm Bắc Kinh dự định sẽ lắp đặt hệ thống camera nhận diện khuôn mặt và máy quét bàn tay trong năm nay, để cho các cơ quan chức năng dễ dàng giám sát người dân.
Ở Bắc Kinh và khắp Trung Quốc, các thiết bị giám sát và các camera giấu kín có mặt khắp mọi nơi, phổ biến đến nỗi chúng đã trở thành một phần của cảnh quan đô thị.
https://tinnhanh.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/07/duyngonhi-700x366.jpeg
Những đứa trẻ Duy Ngô Nhĩ chơi trong khi một cảnh sát địa phương đang giám sát, ở Kashgar, Tân Cương vào ngày 29/6/2017. Tân Cương nằm ở phía Tây Bắc của Trung Quốc. (Ảnh Getty)
Hàng Châu vốn dĩ là một thành phố du lịch, nhưng hiện nay đang là trung tâm công nghệ hàng đầu của Trung Quốc. Một phần cũng do Công ty Thương mại Điện tử Alibaba có trụ sở tại đây, và nhà sản xuất giám sát video lớn nhất thế giới Hikvision cũng có mặt.
Chính Hikvision cung cấp thiết bị nhận diện khuôn mặt cho Trường trung học Hàng Châu số 11. Nếu như sản phẩm của doanh nghiệp này thâm nhập tất cả các trường học ở Trung Quốc, nó sẽ mang lại nguồn tài chính dồi dào cho Hikvision.
Các chuyên gia nói rằng nhận diện khuôn mặt là một chuyện, nhưng giám sát cả biểu cảm của mọi người sẽ đẩy mọi thứ lên một cấp độ khác.
ĐCSTQ còn lắp đặt hệ thống cảm biến vào mũ, giám sát sóng điện não và thăm dò những thay đổi trong tâm lý mọi người.
Những hệ lụy tâm lý cho học sinh
Các nhân sỹ nhân quyền và ủng hộ bảo vệ quyền riêng tư tin rằng việc theo dõi biểu cảm của mọi người như vậy là một phần mở rộng trong chính sách kiểm soát an ninh của ĐCSTQ.
Sống trong một thế giới luôn bị giám sát theo dõi, người dân Trung Quốc không thể thoát khỏi “ánh nhìn” của chính phủ, lúc nào cũng phải chịu đựng một áp lực vô hình.
“Đây là một tiền lệ cực kỳ nguy hiểm: Dựa trên cảm xúc hoặc biểu hiện của gương mặt để phán đoán hành vi của một ai đó”, Clare Garvie, một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Công nghệ Bảo mật của Đại học Georgetown, cho biết.
https://tinnhanh.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/07/1_49741.jpg
Hình ảnh minh họa chính phủ Trung Quốc đang dựa vào cảm xúc, biểu cảm trên gương mặt để xếp loại, xét điểm học sinh. (Ảnh: Baidu)
Học sinh có thể sẽ học cách sử dụng biểu cảm giả để đối phó với camera giám sát. Các học sinh nói rằng dù có mệt mỏi hay tiết học nhàm chán đến mức nào đi nữa, cũng sẽ gắng gượng nhìn thẳng để đối phó với camera giám sát.
“Một vài bạn học sinh giả vờ như đang tập trung học”, Trữ Hạo Thiên, một học sinh lớp 10 nói.
Một số nhà giáo dục lo ngại việc theo dõi biểu cảm gương mặt sẽ trở thành một cách kiểm soát xã hội. Giáo sư Hùng Bính Kỳ của Đại học Giao thông Thượng Hải gọi hệ thống giám sát này là “công nghệ đen”.
https://tinnhanh.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/07/111124hdthieungu01.jpg
Hình ảnh minh họa: Các em học sinh dù mệt mỏi cũng không dám bày tỏ vì sợ. (Ảnh: kênh14)
“Camera giám sát có tác động rất xấu đến sự phát triển của học sinh”, Giáo sư Hùng Bính Kỳ chia sẻ. “Không nên sử dụng camera giám sát nữa”.
Theo giáo sư Hùng, “Ngay từ đầu nó đã là một ý tưởng tồi . Tất cả những gì họ làm là lợi dụng học sinh. Công nghệ mới không phải là một cái cớ để làm điều này (giám sát)”.
Ngày nay, kèm theo sự phát triển khoa học kỹ thuật là những vấn đề nan giải về đạo đức, nhân sinh, hệ lụy xã hội, ô nhiễm môi trường sinh thái v.v.
Trong đó, có rất nhiều người cổ súy khoa học công nghệ, phát triển nhiều ứng dụng, vô tình hoặc cố ý đã xâm phạm thái quá quyền riêng tư cá nhân, kinh doanh thông tin cá nhân vì mục đích phổ cập khoa học.
Khai Tâm