duyanh
06-30-2018, 08:00 PM
Nhân sĩ Trí thức Việt Nam phản đối biện pháp trấn áp, cấm biểu tình
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/statements-to-protest-brutal-crackdown-on-protestors-06292018143453.html/36188906_1844025949233701_5625692097244823552_n.jp g/@@images/7142fcbf-c08d-4d3f-8db4-a0eee849939f.jpeg
Nhóm Nhân sĩ Trí thức Sài Gòn (từ trái sang): Ông Bùi Tiến An, ông Huỳnh Tấn Mẫm, ông Tương Lai, ông Huỳnh Kim Báu, ông Lê Công Giàu.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/statements-to-protest-brutal-crackdown-on-protestors-06292018143453.html/VHA062918.mp3
Chính quyền Việt Nam bị dư luận và các tổ chức nhân quyền thế giới chỉ trích và lên án đã mạnh tay đàn áp các cuộc biểu tình ôn hòa của dân chúng tại Việt Nam trong những ngày trung tuần tháng 6.
Các Nhóm Nhân sĩ Trí thức ở trong nước vừa công bố bản Tuyên bố về các cuộc biểu tình vừa nêu.
Chính quyền Việt Nam còn của dân hay không?
Tuyên bố về các cuộc biểu tình đòi bãi bỏ hai Dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng của Nhóm Nhân sĩ Trí thức Sài Gòn, được công bố vào ngày 24 tháng 6, trong đó khẳng định biểu tình bày tỏ nguyện vọng và ý chí là quyền hiến định của công dân theo Điều 25 Hiến Pháp Việt Nam.
Nhóm Nhân sĩ Trí thức Sài Gòn ghi nhận cuộc biểu tình nổ ra khắp các tỉnh, thành tại Việt Nam trong hai ngày 9 và 10 tháng 6 với sự tham gia của hàng ngàn người là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Trong bản Tuyên bố vừa công bố, Nhóm Nhân sĩ Trí thức Sài Gòn nhấn mạnh Luật Đặc khu Kinh tế với các điều khoản mở đường thành nhượng địa cho nhà đầu tư Trung Quốc, nguy hại đến chủ quyền quốc gia và Luật An ninh mạng rập khuôn theo Trung Quốc, bịt miệng dân, dập tắt mọi hình thức phản biện, ngăn chặn kết nối với quốc tế, đi ngược lại xu hướng chung của thế giới trong thời đại cách mạng 4.0. Vì những lẽ đó, Nhóm Nhân sĩ Trí thức Sài Gòn cho rằng mục đích của người dân trong cuộc biểu tình ôn hòa đòi bãi bỏ hai dự luật này là đúng đắn và chính đáng; thế nhưng Chính phủ thay vì lắng nghe tiếng nói và nguyện vọng của người dân thì trái lại giới chức lãnh đạo quy tội cho người dân là thiếu hiểu biết, bị lừa gạt, bị bọn xấu lợi dụng lòng yêu nước…Ông Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh, một thành viên trong Nhóm Nhân sĩ Trí thức Sài Gòn lý giải với RFA liên quan những lời quy kết của chính quyền đối với người dân biểu tình ôn hòa:
Tôi thấy những lập luận đó là cũ rồi. Những chế độ không có dân chủ thì vẫn thường nói như thế. Hiện nay họ không đưa ra được bằng cớ nào đâu. Như vậy, ai lợi dụng, ai xúi quẩy chuyện này?...Với lại trình độ của người dân hiện nay và của thanh niên khác biệt rất nhiều cách đây mấy chục năm, do đó khó có chuyện gọi là xúi giục, làm những điều sai trái
-Ông Lê Công Giàu
“Tôi thấy những lập luận đó là cũ rồi. Những chế độ không có dân chủ thì vẫn thường nói như thế. Hiện nay họ không đưa ra được bằng cớ nào đâu. Như vậy, ai lợi dụng, ai xúi quẩy chuyện này? Người ta chỉ xúi khi làm những chuyện không đúng, mới bỏ tiền ra mua chuộc để làm chuyện đó. Còn đây là chuyện đúng đắn thì làm sao mà xúi được? Với lại trình độ của người dân hiện nay và của thanh niên khác biệt rất nhiều cách đây mấy chục năm, do đó khó có chuyện gọi là xúi giục, làm những điều sai trái.”
Nhóm Nhân sĩ Trí Thức Sài Gòn cho Đài Á Châu Tự Do biết các thành viên của nhóm bị ngăn chặn và cô lập, không thể hòa cùng đoàn người xuống đường biểu tình trong ngày Chủ Nhật, 10/6. Họ không dự liệu được cuộc biểu tình có thể đông đảo và nhiều tầng lớp dân chúng tham gia đến vậy, ngay cả những người buôn thúng bán bưng. Nhóm Nhân sĩ Trí thức Sài Gòn nhận xét đây là dấu hiệu lạc quan vì người dân chủ động trong việc bày tỏ ý kiến đóng góp vào sự phát triển của xã hội và quốc gia. Tuy nhiên, Chính quyền Việt Nam đã sử dụng công an, dân phòng, thanh niên xung phong và kể cả thuê côn đồ để thẳng tay đàn áp, bắt bớ và ép cung, bắt ký nhận tội “phá rối trật tự công cộng”,”chống người thi hành công vụ”…Số liệu được truyền thông quốc tế loan đi số người bị bắt lên đến gần 200 người.
Liên quan vụ việc biểu tình bạo động xảy ra tại thị trấn Phan Rí Cửa đến mức người dân đốt xe và trụ sở công quyền, Nhóm Nhân sĩ Trí thức Sài Gòn cho là hệ lụy tất yếu từ những dự án kinh tế, như nhà máy nhiệt điện gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của dân chúng địa phương khiến cho sự bức xúc tột độ của họ không được chính quyền lắng nghe đã biến thành “nổi dậy”.
Nhóm Nhân sĩ Trí thức Sài Gòn và rất nhiều người dân ở Việt Nam mong muốn Chính phủ có những cuộc đối thoại cũng như thực hiện trưng cầu dân ý cho hai Dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng. Thế nhưng, Chính quyền Việt Nam lại chọn lựa biện pháp đàn áp và đã tiến hành bắt bớ khoảng 300 người ở Sài Gòn, vào ngày Chủ Nhật 17/6, đưa về Công viên Tao Đàn, dù không có diễn ra biểu tình. Rất nhiều người bị bắt ngày hôm đó, sau khi được thả, đã chia sẻ trên mạng xã hội họ bị đánh đập, tra khảo một cách tàn bạo, mà họ tự hỏi không hiểu vì sao bị công an đối xử như kẻ thù?
Vì Luật Biểu tình không được thông qua
Người dân biểu tình trước Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ngày 10/06/18.Người dân biểu tình trước Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ngày 10/06/18. Courtesy: Facebook Nhật Ký Biểu Tình
Đài Á Châu Tự Do ghi nhận nhiều người quan tâm tình hình Việt Nam trong những ngày trung tuần tháng 6 cũng nêu lên thắc mắc tương tự. Chúng tôi được trao đổi với một số người Việt hải ngoại, là những theo dõi sát sao các cuộc biểu tình vừa rồi ở trong nước và được nghe một cựu sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hòa nói rằng ông không thể nào hình dung được chế độ công an trị tại Việt Nam đối xử với người dân vô pháp luật còn hơn thời kỳ của 4 thập niên trước, khi giới chức và quân nhân của Việt Nam Cộng Hòa bị đi tù cải tạo. Ông Thanh Nguyễn, từ Hòa Kỳ nói:
"Bây giờ nhìn lại cảnh hành hạ, đánh đập dã man của Công an Cộng sản đối với người dân đi biểu tình ôn hòa theo hiến định, tôi không thể tưởng tượng được họ có thể thẳng tay với dân mình như với kẻ thù bằng một thái độ vô nhân tính. Ai đã cho họ cái quyền hành động dã man như vậy?”
Những câu hỏi liên quan tại sao chính quyền đánh đập người dân bất chấp luật pháp được ông Huỳnh Kim Báu, thành viên của Nhóm Nhân sĩ Trí thức Sài Gòn trả lời:
“Karl Marx nói rằng đã đến lúc người bị cai trị cảm thấy không thể chịu nỗi sự cai trị của kẻ cầm quyền và kẻ cầm quyền cũng cảm thấy rằng không thể còn tiếp tục cai trị như cũ, cho nên quy luật trong bối cảnh thời cách mạng thì trong trường hợp đó kẻ cầm quyền không còn cách nào khác hơn là dùng đàn áp, dùng thô bạo và trở mặt với dân để giữ lại quyền của mình. Một nhà nước tự cho là ‘nhà nước do dân, vì dân, của dân’ thì nhà nước đó không có quyền đàn áp dân. Khi đã đàn áp dân, một nhà nước nào cũng vậy thì đó là một loại cường quyền, là một loại nhà nước cai trị, chứ không phải là một nhà nước của dân.”
Một nhà nước tự cho là ‘nhà nước do dân, vì dân, của dân’ thì nhà nước đó không có quyền đàn áp dân. Khi đã đàn áp dân, một nhà nước nào cũng vậy thì đó là một loại cường quyền, là một loại nhà nước cai trị, chứ không phải là một nhà nước của dân
-Ông Huỳnh Kim Báu
Bản Tuyên bố của Nhóm Nhân sĩ Trí thức Sài Gòn, vừa công bố, đưa ra các yêu cầu đối với Chính quyền Việt Nam, phải chấm dứt Dự luật Đặc khu Kinh tế và hủy bỏ Luật An ninh mạng; đồng thời phải chấm dứt ngay việc vu khống và bắt bớ đánh đập dân, trả tự do cho những người tham gia biểu tình bị giam giữ và quan trọng hơn hết là cần phải thông qua Luật Biểu tình để tạo điều kiện pháp lý cho người dân thực thi công khai, minh bạch quyền của họ được ghi trong Hiến Pháp năm 2013.
Nhóm Nhân sĩ Trí thức Sài Gòn đưa ra nhận định với RFA rằng nếu Chính phủ vẫn không đáp ứng nguyện vọng của dân chúng về việc thông qua Luật Biểu tình thì chắc chắn không tránh khỏi tình trạng người dân bị tức nước vỡ bờ, như ý kiến của ông Huỳnh Kim Báu:
“Tôi nghĩ chắc chắn sẽ xảy ra như thế thôi. 90 triệu dân, không có chỗ này thì chỗ khác, tức nước vỡ bờ rồi họ cũng nổi lên thôi.”
Tiếp theo Tuyên bố của Nhóm Nhân sĩ-Trí thức Sài Gòn như vừa nêu, Nhóm Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng cũng ra Tuyên bố Chống Tra tấn và Trừng phạt hoặc Đối xử Vô Nhân đạo đối với những người tham gia biểu tình chống hai Dự luật Đặc Khu Kinh tế và An Ninh Mạng.
Hòa Ái, phóng viên RFA
2018-06-29
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/statements-to-protest-brutal-crackdown-on-protestors-06292018143453.html/36188906_1844025949233701_5625692097244823552_n.jp g/@@images/7142fcbf-c08d-4d3f-8db4-a0eee849939f.jpeg
Nhóm Nhân sĩ Trí thức Sài Gòn (từ trái sang): Ông Bùi Tiến An, ông Huỳnh Tấn Mẫm, ông Tương Lai, ông Huỳnh Kim Báu, ông Lê Công Giàu.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/statements-to-protest-brutal-crackdown-on-protestors-06292018143453.html/VHA062918.mp3
Chính quyền Việt Nam bị dư luận và các tổ chức nhân quyền thế giới chỉ trích và lên án đã mạnh tay đàn áp các cuộc biểu tình ôn hòa của dân chúng tại Việt Nam trong những ngày trung tuần tháng 6.
Các Nhóm Nhân sĩ Trí thức ở trong nước vừa công bố bản Tuyên bố về các cuộc biểu tình vừa nêu.
Chính quyền Việt Nam còn của dân hay không?
Tuyên bố về các cuộc biểu tình đòi bãi bỏ hai Dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng của Nhóm Nhân sĩ Trí thức Sài Gòn, được công bố vào ngày 24 tháng 6, trong đó khẳng định biểu tình bày tỏ nguyện vọng và ý chí là quyền hiến định của công dân theo Điều 25 Hiến Pháp Việt Nam.
Nhóm Nhân sĩ Trí thức Sài Gòn ghi nhận cuộc biểu tình nổ ra khắp các tỉnh, thành tại Việt Nam trong hai ngày 9 và 10 tháng 6 với sự tham gia của hàng ngàn người là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Trong bản Tuyên bố vừa công bố, Nhóm Nhân sĩ Trí thức Sài Gòn nhấn mạnh Luật Đặc khu Kinh tế với các điều khoản mở đường thành nhượng địa cho nhà đầu tư Trung Quốc, nguy hại đến chủ quyền quốc gia và Luật An ninh mạng rập khuôn theo Trung Quốc, bịt miệng dân, dập tắt mọi hình thức phản biện, ngăn chặn kết nối với quốc tế, đi ngược lại xu hướng chung của thế giới trong thời đại cách mạng 4.0. Vì những lẽ đó, Nhóm Nhân sĩ Trí thức Sài Gòn cho rằng mục đích của người dân trong cuộc biểu tình ôn hòa đòi bãi bỏ hai dự luật này là đúng đắn và chính đáng; thế nhưng Chính phủ thay vì lắng nghe tiếng nói và nguyện vọng của người dân thì trái lại giới chức lãnh đạo quy tội cho người dân là thiếu hiểu biết, bị lừa gạt, bị bọn xấu lợi dụng lòng yêu nước…Ông Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh, một thành viên trong Nhóm Nhân sĩ Trí thức Sài Gòn lý giải với RFA liên quan những lời quy kết của chính quyền đối với người dân biểu tình ôn hòa:
Tôi thấy những lập luận đó là cũ rồi. Những chế độ không có dân chủ thì vẫn thường nói như thế. Hiện nay họ không đưa ra được bằng cớ nào đâu. Như vậy, ai lợi dụng, ai xúi quẩy chuyện này?...Với lại trình độ của người dân hiện nay và của thanh niên khác biệt rất nhiều cách đây mấy chục năm, do đó khó có chuyện gọi là xúi giục, làm những điều sai trái
-Ông Lê Công Giàu
“Tôi thấy những lập luận đó là cũ rồi. Những chế độ không có dân chủ thì vẫn thường nói như thế. Hiện nay họ không đưa ra được bằng cớ nào đâu. Như vậy, ai lợi dụng, ai xúi quẩy chuyện này? Người ta chỉ xúi khi làm những chuyện không đúng, mới bỏ tiền ra mua chuộc để làm chuyện đó. Còn đây là chuyện đúng đắn thì làm sao mà xúi được? Với lại trình độ của người dân hiện nay và của thanh niên khác biệt rất nhiều cách đây mấy chục năm, do đó khó có chuyện gọi là xúi giục, làm những điều sai trái.”
Nhóm Nhân sĩ Trí Thức Sài Gòn cho Đài Á Châu Tự Do biết các thành viên của nhóm bị ngăn chặn và cô lập, không thể hòa cùng đoàn người xuống đường biểu tình trong ngày Chủ Nhật, 10/6. Họ không dự liệu được cuộc biểu tình có thể đông đảo và nhiều tầng lớp dân chúng tham gia đến vậy, ngay cả những người buôn thúng bán bưng. Nhóm Nhân sĩ Trí thức Sài Gòn nhận xét đây là dấu hiệu lạc quan vì người dân chủ động trong việc bày tỏ ý kiến đóng góp vào sự phát triển của xã hội và quốc gia. Tuy nhiên, Chính quyền Việt Nam đã sử dụng công an, dân phòng, thanh niên xung phong và kể cả thuê côn đồ để thẳng tay đàn áp, bắt bớ và ép cung, bắt ký nhận tội “phá rối trật tự công cộng”,”chống người thi hành công vụ”…Số liệu được truyền thông quốc tế loan đi số người bị bắt lên đến gần 200 người.
Liên quan vụ việc biểu tình bạo động xảy ra tại thị trấn Phan Rí Cửa đến mức người dân đốt xe và trụ sở công quyền, Nhóm Nhân sĩ Trí thức Sài Gòn cho là hệ lụy tất yếu từ những dự án kinh tế, như nhà máy nhiệt điện gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của dân chúng địa phương khiến cho sự bức xúc tột độ của họ không được chính quyền lắng nghe đã biến thành “nổi dậy”.
Nhóm Nhân sĩ Trí thức Sài Gòn và rất nhiều người dân ở Việt Nam mong muốn Chính phủ có những cuộc đối thoại cũng như thực hiện trưng cầu dân ý cho hai Dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng. Thế nhưng, Chính quyền Việt Nam lại chọn lựa biện pháp đàn áp và đã tiến hành bắt bớ khoảng 300 người ở Sài Gòn, vào ngày Chủ Nhật 17/6, đưa về Công viên Tao Đàn, dù không có diễn ra biểu tình. Rất nhiều người bị bắt ngày hôm đó, sau khi được thả, đã chia sẻ trên mạng xã hội họ bị đánh đập, tra khảo một cách tàn bạo, mà họ tự hỏi không hiểu vì sao bị công an đối xử như kẻ thù?
Vì Luật Biểu tình không được thông qua
Người dân biểu tình trước Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ngày 10/06/18.Người dân biểu tình trước Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ngày 10/06/18. Courtesy: Facebook Nhật Ký Biểu Tình
Đài Á Châu Tự Do ghi nhận nhiều người quan tâm tình hình Việt Nam trong những ngày trung tuần tháng 6 cũng nêu lên thắc mắc tương tự. Chúng tôi được trao đổi với một số người Việt hải ngoại, là những theo dõi sát sao các cuộc biểu tình vừa rồi ở trong nước và được nghe một cựu sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hòa nói rằng ông không thể nào hình dung được chế độ công an trị tại Việt Nam đối xử với người dân vô pháp luật còn hơn thời kỳ của 4 thập niên trước, khi giới chức và quân nhân của Việt Nam Cộng Hòa bị đi tù cải tạo. Ông Thanh Nguyễn, từ Hòa Kỳ nói:
"Bây giờ nhìn lại cảnh hành hạ, đánh đập dã man của Công an Cộng sản đối với người dân đi biểu tình ôn hòa theo hiến định, tôi không thể tưởng tượng được họ có thể thẳng tay với dân mình như với kẻ thù bằng một thái độ vô nhân tính. Ai đã cho họ cái quyền hành động dã man như vậy?”
Những câu hỏi liên quan tại sao chính quyền đánh đập người dân bất chấp luật pháp được ông Huỳnh Kim Báu, thành viên của Nhóm Nhân sĩ Trí thức Sài Gòn trả lời:
“Karl Marx nói rằng đã đến lúc người bị cai trị cảm thấy không thể chịu nỗi sự cai trị của kẻ cầm quyền và kẻ cầm quyền cũng cảm thấy rằng không thể còn tiếp tục cai trị như cũ, cho nên quy luật trong bối cảnh thời cách mạng thì trong trường hợp đó kẻ cầm quyền không còn cách nào khác hơn là dùng đàn áp, dùng thô bạo và trở mặt với dân để giữ lại quyền của mình. Một nhà nước tự cho là ‘nhà nước do dân, vì dân, của dân’ thì nhà nước đó không có quyền đàn áp dân. Khi đã đàn áp dân, một nhà nước nào cũng vậy thì đó là một loại cường quyền, là một loại nhà nước cai trị, chứ không phải là một nhà nước của dân.”
Một nhà nước tự cho là ‘nhà nước do dân, vì dân, của dân’ thì nhà nước đó không có quyền đàn áp dân. Khi đã đàn áp dân, một nhà nước nào cũng vậy thì đó là một loại cường quyền, là một loại nhà nước cai trị, chứ không phải là một nhà nước của dân
-Ông Huỳnh Kim Báu
Bản Tuyên bố của Nhóm Nhân sĩ Trí thức Sài Gòn, vừa công bố, đưa ra các yêu cầu đối với Chính quyền Việt Nam, phải chấm dứt Dự luật Đặc khu Kinh tế và hủy bỏ Luật An ninh mạng; đồng thời phải chấm dứt ngay việc vu khống và bắt bớ đánh đập dân, trả tự do cho những người tham gia biểu tình bị giam giữ và quan trọng hơn hết là cần phải thông qua Luật Biểu tình để tạo điều kiện pháp lý cho người dân thực thi công khai, minh bạch quyền của họ được ghi trong Hiến Pháp năm 2013.
Nhóm Nhân sĩ Trí thức Sài Gòn đưa ra nhận định với RFA rằng nếu Chính phủ vẫn không đáp ứng nguyện vọng của dân chúng về việc thông qua Luật Biểu tình thì chắc chắn không tránh khỏi tình trạng người dân bị tức nước vỡ bờ, như ý kiến của ông Huỳnh Kim Báu:
“Tôi nghĩ chắc chắn sẽ xảy ra như thế thôi. 90 triệu dân, không có chỗ này thì chỗ khác, tức nước vỡ bờ rồi họ cũng nổi lên thôi.”
Tiếp theo Tuyên bố của Nhóm Nhân sĩ-Trí thức Sài Gòn như vừa nêu, Nhóm Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng cũng ra Tuyên bố Chống Tra tấn và Trừng phạt hoặc Đối xử Vô Nhân đạo đối với những người tham gia biểu tình chống hai Dự luật Đặc Khu Kinh tế và An Ninh Mạng.
Hòa Ái, phóng viên RFA
2018-06-29