duyanh
06-30-2018, 07:56 PM
Hai tướng quân đội bị đề nghị kỷ luật đảng vì sai phạm kinh tế
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/two-military-generals-to-be-disciplined-06302018083816.html/000_Hkg457011.jpg/@@images/a31a0b79-1ca0-4ed2-9cfe-e110081309fa.jpeg
Hình minh hoạ. Một người đạp xe qua một biển hiệu của công ty Quân đội Viettel ở Hà Nội hôm 30/1/2007
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vừa kết luận hai tướng thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng có những sai phạm nghiêm trọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng. Truyền thông trong nước hôm 30/6 loan tin này theo kết quả của kỳ họp thứ 27 của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương từ ngày 27 đến 28/6 vừa qua.
Hai người bị đề nghị kỷ luật là Thượng tướng Phương Minh Hoà, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, và Trung tướng Nguyễn Văn Thanh, nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Chính uỷ Quân chủng Phòng không - Không quân.
Theo kết luận của UBKTTU, Thượng tướng Phương Minh Hoà trong thời gian giữ cương vị Bí thư Đảng uỷ, Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân từ 2010 đến 2015 đã trực tiếp ký một số văn bản sử dụng đất vào mục đích kinh tế, liên doanh, liên kết không đúng quy định. Truyền thông trong nước không cho biết cụ thể những văn bản sử dụng đất này cụ thể là gì.
Trung tướng Nguyễn Văn thanh được xác định là phải chịu trách nhiệm trong việc xét duyệt danh sách hưởng chính sách nhà ở, đất ở của quân đội, trong đó có một số trường hợp không đúng quy định. Ông Thanh là người phải chịu trách nhiệm về những sai phạm khuyết điểm của Ban thường vụ Đảng uỷ nhiệm kỳ 2010 - 2015 vì là người đứng đầu.
UBKTTU cho rằng những sai phạm của hai ông Hoà và Thanh là nghiêm trọng và làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức Đảng và quân đội.
Hồi tháng 4 vừa qua, hai đại tá quân đội thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân đã bị khởi tố với cáo buộc “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Đó là đại tá Bùi Danh Thắm, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng công ty Thái Sơn thuộc Bộ Quốc phòng và Đại tá Bùi Văn Tiệp, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 367, Quân chủng Phòng không - Không quân.
Hai sĩ quan quân đội này bị cáo buộc có liên quan đến vụ án ông Đinh Ngọc Hệ (hay còn gọi là Út trọc), thượng tá, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Phát triển đầu tư Thái Sơng thuộc Bộ Quốc Phòng. Út trọc bị Bộ Quốc phòng khởi tố về tội ‘lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi thành công vụ’ vào tháng 12/2017.
Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước đi nhằm làm giảm số lượng những doanh nghiệp làm kinh tế của quân đội trong kế hoạch hiện đại hoá quân đội. Quốc hội Việt Nam hôm 8/6 vừa qua đã thông qua sửa đổi một luật cho phép giảm con số các doanh nghiệp do quân đội nắm giữ từ 88 công ty xuống còn 17 công ty. Theo đánh giá của Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia quốc phòng và an ninh thuộc Học viện Quốc phòng Úc, việc chuyển đổi này chủ yếu là đối với các doanh nghiệp đang có vấn đề về tài chính, trong khi các doanh nghiệp lớn làm ăn có lãi và có liên quan đến an ninh quốc gia như Viettel sẽ vẫn do quân đội nắm giữ. Đây là những tổng công ty đã được đưa vào danh sách của sách trắng Quốc phòng Việt Nam công bố hồi năm 2009 với những cái tên đình đám như Tổng công ty Trường Sơn, Tổng Công ty 28, Viettel, Ngân hàng Quân Đội.
RFA
2018-06-30
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/two-military-generals-to-be-disciplined-06302018083816.html/000_Hkg457011.jpg/@@images/a31a0b79-1ca0-4ed2-9cfe-e110081309fa.jpeg
Hình minh hoạ. Một người đạp xe qua một biển hiệu của công ty Quân đội Viettel ở Hà Nội hôm 30/1/2007
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vừa kết luận hai tướng thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng có những sai phạm nghiêm trọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng. Truyền thông trong nước hôm 30/6 loan tin này theo kết quả của kỳ họp thứ 27 của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương từ ngày 27 đến 28/6 vừa qua.
Hai người bị đề nghị kỷ luật là Thượng tướng Phương Minh Hoà, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, và Trung tướng Nguyễn Văn Thanh, nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Chính uỷ Quân chủng Phòng không - Không quân.
Theo kết luận của UBKTTU, Thượng tướng Phương Minh Hoà trong thời gian giữ cương vị Bí thư Đảng uỷ, Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân từ 2010 đến 2015 đã trực tiếp ký một số văn bản sử dụng đất vào mục đích kinh tế, liên doanh, liên kết không đúng quy định. Truyền thông trong nước không cho biết cụ thể những văn bản sử dụng đất này cụ thể là gì.
Trung tướng Nguyễn Văn thanh được xác định là phải chịu trách nhiệm trong việc xét duyệt danh sách hưởng chính sách nhà ở, đất ở của quân đội, trong đó có một số trường hợp không đúng quy định. Ông Thanh là người phải chịu trách nhiệm về những sai phạm khuyết điểm của Ban thường vụ Đảng uỷ nhiệm kỳ 2010 - 2015 vì là người đứng đầu.
UBKTTU cho rằng những sai phạm của hai ông Hoà và Thanh là nghiêm trọng và làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức Đảng và quân đội.
Hồi tháng 4 vừa qua, hai đại tá quân đội thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân đã bị khởi tố với cáo buộc “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Đó là đại tá Bùi Danh Thắm, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng công ty Thái Sơn thuộc Bộ Quốc phòng và Đại tá Bùi Văn Tiệp, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 367, Quân chủng Phòng không - Không quân.
Hai sĩ quan quân đội này bị cáo buộc có liên quan đến vụ án ông Đinh Ngọc Hệ (hay còn gọi là Út trọc), thượng tá, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Phát triển đầu tư Thái Sơng thuộc Bộ Quốc Phòng. Út trọc bị Bộ Quốc phòng khởi tố về tội ‘lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi thành công vụ’ vào tháng 12/2017.
Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước đi nhằm làm giảm số lượng những doanh nghiệp làm kinh tế của quân đội trong kế hoạch hiện đại hoá quân đội. Quốc hội Việt Nam hôm 8/6 vừa qua đã thông qua sửa đổi một luật cho phép giảm con số các doanh nghiệp do quân đội nắm giữ từ 88 công ty xuống còn 17 công ty. Theo đánh giá của Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia quốc phòng và an ninh thuộc Học viện Quốc phòng Úc, việc chuyển đổi này chủ yếu là đối với các doanh nghiệp đang có vấn đề về tài chính, trong khi các doanh nghiệp lớn làm ăn có lãi và có liên quan đến an ninh quốc gia như Viettel sẽ vẫn do quân đội nắm giữ. Đây là những tổng công ty đã được đưa vào danh sách của sách trắng Quốc phòng Việt Nam công bố hồi năm 2009 với những cái tên đình đám như Tổng công ty Trường Sơn, Tổng Công ty 28, Viettel, Ngân hàng Quân Đội.
RFA
2018-06-30