duyanh
06-27-2018, 12:14 PM
Tối Cao Pháp Viện Mỹ chuẩn y sắc lệnh cấm nhập cảnh của tổng thống Trump
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/063_984478124_0.jpg
Biểu tình trước Tòa Án Tối Cao sau phán quyết chấp thuận sắc lệnh cấm nhập cảnh của tổng thống Mỹ, Washington, ngày 26/06/2018
Mark Wilson/Getty Images/AFP
Vào hôm qua, 26/06/2018, với 5 phiếu thuận và 4 phiếu chống, Tòa Án Tối Cao Liên Bang Hoa Kỳ đã tán đồng sắc lệnh của tổng thống Donald Trump, cấm nhập cảnh đối với công dân 6 quốc gia, bao gồm các nước Yemen, Syria, Libya, Iran, Somalia và Bắc Triều Tiên. Một số lãnh đạo Venezuela cũng bị cấm cửa.
Tối Cao Pháp Viện Mỹ cho rằng tổng thống Trump chỉ sử dụng quyền của ông một cách chính đáng, và chính phủ đã đưa ra lý lẽ đầy đủ về an ninh quốc gia. Quyết định này kết thúc một quá trình kiện cáo kéo dài, và là một thắng lợi mang tính biểu tượng cao đối với tổng thống Mỹ.
Thông tín viên RFI Anne Corpet, tường thuật từ Washington:
"Quyết định của Tòa án vang lên như một sự phục hận đối với tổng thống Mỹ đã bị buộc phải lùi bước trên chính sách chia cắt gia đình nhập cư. Bây giờ ông Trump cảm thấy vững tin hơn trong việc áp đặt chế độ kiểm tra nghiêm khắc ở biên giới. Trong một tuyên bố đắc thắng, chủ nhân Nhà Trắng đã lợi dụng cơ hội để chê bai Châu Âu.
Ông nói : “Liên Hiệp Châu Âu đang họp vào lúc này để siết chặt thêm chính sách nhập cư vì họ bị quá tải, quá tải. Và phải nói nhiều nước không còn như lúc trước. Nhưng ngày hôm nay, chúng ta đã giành được thắng lợi, một thắng lợi lớn mà đất nước đang cần. Đây là một thắng lợi lớn đối với đất nước.”
Tổng thống đã phải sửa đổi sắc lệnh của ông đến 3 lần, giảm nhẹ câu chữ để Tư Pháp thông qua. Nhưng phía đảng Dân Chủ vẫn bàng hoàng. Corey Brocker, thượng nghị sĩ bang New Jersey khẳng định : “Tôi vẫn không đồng ý với sắc lệnh và việc Tòa Án Tối Cao thông qua. Khi ông Trump nói là cấm cửa những người đến từ những quốc gia Hồi Giáo thì đó là một sự phá hoại về mặt đạo đức. Tôi sẽ làm tất cả những gì có thể làm để bảo vệ những giá trí của chúng ta”.
Có điều là không ai có thể kháng cáo nữa, sau quyết định của cấp cao nhất của ngành Tư Pháp. Chỉ có Tòa Án Tối Cao mới có thể bãi bỏ phán quyết mà chính Tòa Án đưa ra. Và điều này chỉ có thể xẩy ra trong trường hợp thay đổi đa số trong một định chế mà các thẩm phán giữ chức suốt đời.
Một tòa án buộc chính quyền đoàn tụ các gia đình bị chia cắt
Theo tin AFP, một tòa án ở San Diego, vào hôm qua, 26/06/2018 đã ra lệnh đoàn tụ các gia đình người nhập cư đã bị cảnh sát di trú chia cắt. Chính sách không khoan nhượng của tổng thống Trump cũng đã bị lên án nhân dịp này.
Theo quyết định của tòa án nói trên, những trẻ em dưới 5 tuổi phải được đoàn tụ với cha mẹ trong vòng 14 ngày, những trẻ em khác thì trong vòng 30 ngày.
Hiệp hội bảo vệ quyền công dân ACLU đã đệ đơn kiện cảnh sát di trú. Thẩm phán tòa án đã yêu cầu họ “làm mọi cách để liên lạc được dễ dàng giữa thành viên các gia đình bị chia cắt”.
Từ tháng 5, việc truy bắt những người vượt biên giới với trẻ em đã khiến hơn 2.300 trẻ bị tách rời khỏi cha mẹ. Dư luận Mỹ đã rất phẫn nộ.
Tuy nhiên vào hôm thứ Hai, 25/06, cảnh sát cho biết đã ngưng việc truy bắt vì đã không còn chỗ để cầm giữ.
RFI
27-06-2018
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/063_984478124_0.jpg
Biểu tình trước Tòa Án Tối Cao sau phán quyết chấp thuận sắc lệnh cấm nhập cảnh của tổng thống Mỹ, Washington, ngày 26/06/2018
Mark Wilson/Getty Images/AFP
Vào hôm qua, 26/06/2018, với 5 phiếu thuận và 4 phiếu chống, Tòa Án Tối Cao Liên Bang Hoa Kỳ đã tán đồng sắc lệnh của tổng thống Donald Trump, cấm nhập cảnh đối với công dân 6 quốc gia, bao gồm các nước Yemen, Syria, Libya, Iran, Somalia và Bắc Triều Tiên. Một số lãnh đạo Venezuela cũng bị cấm cửa.
Tối Cao Pháp Viện Mỹ cho rằng tổng thống Trump chỉ sử dụng quyền của ông một cách chính đáng, và chính phủ đã đưa ra lý lẽ đầy đủ về an ninh quốc gia. Quyết định này kết thúc một quá trình kiện cáo kéo dài, và là một thắng lợi mang tính biểu tượng cao đối với tổng thống Mỹ.
Thông tín viên RFI Anne Corpet, tường thuật từ Washington:
"Quyết định của Tòa án vang lên như một sự phục hận đối với tổng thống Mỹ đã bị buộc phải lùi bước trên chính sách chia cắt gia đình nhập cư. Bây giờ ông Trump cảm thấy vững tin hơn trong việc áp đặt chế độ kiểm tra nghiêm khắc ở biên giới. Trong một tuyên bố đắc thắng, chủ nhân Nhà Trắng đã lợi dụng cơ hội để chê bai Châu Âu.
Ông nói : “Liên Hiệp Châu Âu đang họp vào lúc này để siết chặt thêm chính sách nhập cư vì họ bị quá tải, quá tải. Và phải nói nhiều nước không còn như lúc trước. Nhưng ngày hôm nay, chúng ta đã giành được thắng lợi, một thắng lợi lớn mà đất nước đang cần. Đây là một thắng lợi lớn đối với đất nước.”
Tổng thống đã phải sửa đổi sắc lệnh của ông đến 3 lần, giảm nhẹ câu chữ để Tư Pháp thông qua. Nhưng phía đảng Dân Chủ vẫn bàng hoàng. Corey Brocker, thượng nghị sĩ bang New Jersey khẳng định : “Tôi vẫn không đồng ý với sắc lệnh và việc Tòa Án Tối Cao thông qua. Khi ông Trump nói là cấm cửa những người đến từ những quốc gia Hồi Giáo thì đó là một sự phá hoại về mặt đạo đức. Tôi sẽ làm tất cả những gì có thể làm để bảo vệ những giá trí của chúng ta”.
Có điều là không ai có thể kháng cáo nữa, sau quyết định của cấp cao nhất của ngành Tư Pháp. Chỉ có Tòa Án Tối Cao mới có thể bãi bỏ phán quyết mà chính Tòa Án đưa ra. Và điều này chỉ có thể xẩy ra trong trường hợp thay đổi đa số trong một định chế mà các thẩm phán giữ chức suốt đời.
Một tòa án buộc chính quyền đoàn tụ các gia đình bị chia cắt
Theo tin AFP, một tòa án ở San Diego, vào hôm qua, 26/06/2018 đã ra lệnh đoàn tụ các gia đình người nhập cư đã bị cảnh sát di trú chia cắt. Chính sách không khoan nhượng của tổng thống Trump cũng đã bị lên án nhân dịp này.
Theo quyết định của tòa án nói trên, những trẻ em dưới 5 tuổi phải được đoàn tụ với cha mẹ trong vòng 14 ngày, những trẻ em khác thì trong vòng 30 ngày.
Hiệp hội bảo vệ quyền công dân ACLU đã đệ đơn kiện cảnh sát di trú. Thẩm phán tòa án đã yêu cầu họ “làm mọi cách để liên lạc được dễ dàng giữa thành viên các gia đình bị chia cắt”.
Từ tháng 5, việc truy bắt những người vượt biên giới với trẻ em đã khiến hơn 2.300 trẻ bị tách rời khỏi cha mẹ. Dư luận Mỹ đã rất phẫn nộ.
Tuy nhiên vào hôm thứ Hai, 25/06, cảnh sát cho biết đã ngưng việc truy bắt vì đã không còn chỗ để cầm giữ.
RFI
27-06-2018