PDA

View Full Version : Nhập cư: 16 nước Liên Hiệp Châu Âu họp khẩn tìm giải pháp



duyanh
06-24-2018, 12:39 PM
Nhập cư: 16 nước Liên Hiệp Châu Âu họp khẩn tìm giải pháp



http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/67/5048/2853/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2018-06-23t142222z_2031138371_up1ee6n13x9q5_rtrmadp_3_fran ce-spain-macron-sanchez.jpg

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (p) và thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez tại điện Elysée, Paris (Pháp) ngày 23/06/2018.

Trước vấn đề nhập cư bất hợp pháp đang gây chia rẽ sâu sắc trong khối, lãnh đạo 16 nước trên tổng số 28 thành viên Liên Hiệp Châu Âu đã họp khẩn ngày 24/06/2018 tại Bruxelles, để bàn về « các giải pháp châu Âu ».

Cuộc họp hôm nay không mang tính chất chính thức, do Ủy Ban Châu Âu triệu tập, thoạt đầu chỉ có 8 nước (Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Áo, Bulgaria, Hy Lạp và Malta), nhưng sau đó có thêm 8 nước khác quan tâm (Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan, Slovenia và Croatia).

Riêng 4 nước thuộc khối Visegrad (Ba Lan, Hungari, Cộng Hòa Séc và Slovakia) đã thẳng thừng từ chối tham gia thượng đỉnh bàn về di dân vì đánh giá các chủ đề đưa ra thảo luận là « không chấp nhận được ».

Một ngày trước thượng đỉnh, Pháp và Tây Ban Nha, với sự ủng hộ của Đức, đã đề xuất « châu Âu hóa » hồ sơ nhập cư và hy vọng trục Paris-Berlin-Madrid có thể làm đối trọng với các nước chống nhập cư thuộc khối Visegrad và các chính phủ dân túy Ý, Đức, Áo.

Giải pháp đầu tiên được tổng thống Pháp nêu lên trong cuộc họp báo tại điện Elysée với thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez là thành lập « các trung tâm khép kín » tại các bờ biển châu Âu :

« Đề xuất mà chúng tôi mong muốn thực hiện tuân theo các quy định về cập bờ, phù hợp với các quyền nhân đạo, trong đó có quy định liên quan đến quốc gia an toàn nhất và gần nơi cập bến nhất.

Chúng tôi đề xuất áp dụng mô hình trung tâm tiếp nhận di dân của Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (HCR), gồm những điểm sau :

« Các trung tâm khép kín » do Liên Hiệp Châu Âu tài trợ sẽ được thành lập ở các nước an toàn nhất và gần nơi cập cảng nhất ; châu Âu cũng sẽ tài trợ cho một tổ chức để nghiên cứu hồ sơ (xin ti nạn); các nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu cam kết tiếp nhận theo quota những người đến từ những « trung tâm khép kín » này ; và các nhóm điều phối viên sẽ đưa những người không được quy chế tị nạn đang tạm trú trong những trung tâm khép kín đó trở ngược về nguyên quán của họ.

Đây là đề xuất liên quan đến quốc gia châu Âu đầu tiên tiếp nhận di dân ».

Một đề xuất khác được tổng thống Pháp đưa ra là trừng phạt tài chính các nước Liên Hiệp Châu Âu từ chối tiếp nhận di dân vì, theo ông, « không thể có những nước được hưởng lợi lớn từ tình đoàn kết của Liên Hiệp Châu Âu, nhưng lại kịch liệt bảo vệ những đòi hỏi dân túy ích kỷ khi đề cập đến vấn đề di dân ».

Ý chỉ trích Pháp « hách dịch »

Đề xuất của Paris và Madrid không được Rôma hưởng ứng. Bộ trưởng Nội Vụ, kiêm phó thủ tướng Ý Matteo Salvini gay gắt chỉ trích : « Nếu Pháp hách dịch cho rằng có thể biến nước Ý thành một trại tị nạn cho toàn châu Âu nhờ vài đồng euro pourboire, thì Pháp hoàn toàn sai lầm ».

Tân chính phủ Ý vẫn dọa giữ hoặc từ chối cho tầu cứu hộ cập cảng, buộc các tầu này phải sang một nước khác, hoặc lênh đênh ngoài vùng biển quốc tế. Ví dụ điển hình là con tầu cứu hộ Lifeline của một tổ chức phi chính phủ Đức, chở 230 người nhập cư, hiện vẫn chờ trong vùng biển quốc tế.



RFI
24-06-2018